Sau chiến dịch „đốt lò“, Việt Nam bị tụt 10 bậc trong bảng xếp hạng về tham nhũng trên thế giới

HIẾU BÁ LINH –

Sau chiến dịch „đốt lò“, Việt Nam bị tụt 10 bậc trong bảng xếp hạng về tham nhũng trên thế giới

.

\"\"

Chỉ số CPI năm 2018: Việt Nam chỉ đạt 33 điểm (tối đa 100 điểm), giảm 2 điểm và xếp hạng thứ 117, tụt mất 10 bậc so với năm 2017

Sau chiến dịch „đốt lò“ chống tham nhũng của TBT và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nạn tham nhũng tại Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng. Điều này được thể hiện trong Chỉ số CPI năm 2018 của Việt Nam, khi bị giảm 2 điểm và tụt 10 bậc so với năm 2017 trong bảng xếp hạng về tham nhũng trên thế giới của tổ chức Minh bạch Quốc tế, có trụ sở chính tại Berlin thủ đô nước Đức.

Trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 29/01/2019 vừa qua, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency – TI) đã công bố Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) năm 2018, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo đó, Việt Nam xếp hạng thứ 117 trong tổng số 180 nước, tụt xuống 10 bậc so với năm 2017.

Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) dựa trên đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về mức độ tham nhũng trong khu vực công. Thang điểm được chấm từ 0 – 100, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch. Năm 2018 Việt Nam chỉ đạt 33 điểm, giảm mất 2 điểm so với năm 2017.

\"image004_16.jpg\"/
Bà Tiến sĩ Giáo sư Edda Müller, Chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế, công bố Chỉ số Cảm nhận tham nhũng năm 2018 trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 29/01/2019
\"image006_8.jpg\"/
Quyển Chỉ số Cảm nhận tham nhũng năm 2018 mới vừa được công bố ngày 29/01/2019

Chỉ số CPI năm 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập. Việt Nam chỉ đạt 33 điểm (so với tối đa 100 điểm) cho thấy tình hình tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng, đặc biệt là mặc dù TBT và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch „đốt lò“ chống tham nhũng, nhưng nạn tham nhũng tại Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng. chiến dịch „đốt lò“ chống tham nhũng của TBT và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nạn tham nhũng tại Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng. Điều này được thể hiện trong Chỉ số CPI năm 2018 của Việt Nam, khi bị giảm 2 điểm và tụt 10 bậc so với năm 2017. CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Để chống tham nhũng có hiệu quả, tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra những đề nghị cụ thể như sau:

– Việt Nam nên xử lý thực sự nghiêm minh và công bằng các vụ án tham nhũng,

– tăng cường liêm chính trong khu vực công,

– và thực hiện hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.

\"image008_4.jpg\"
Các nước đứng đầu và đứng cuối bảng xếp hạng

Năm 2018, Đan Mạch và New Zealand tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng với điểm số lần lượt là 88 và 87 điểm. Khu vực các nước Châu Âu nói chung vẫn là khu vực có điểm cao nhất (Phần Lan bằng điểm với Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ cùng 85 điểm, Na Uy 84 điểm, Hà Lan 82 điểm, Luxembourg 81, Đức và Anh cùng 80 điểm).

Tại khu vực Châu Á, ngoài Singapore, Hong Kong và Nhật là hai đại diện có thứ hạng cũng khá cao với lần lượt là 76 điểm và 73 điểm. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore là đại diện duy nhất có mặt trong top 10 các nước trong sạch nhất với 85 điểm. Đứng cuối bảng xếp hạng là các nước Somalia (10 điểm) và Syrien (13 điểm).

Mối liên quan rõ ràng giữa tham nhũng và dân chủ

Theo đánh giá của tổ chức Minh bạch Quốc tế, thì có một mối liên quan rõ ràng giữa tham nhũng và sự suy giảm các cơ cấu nhà nước pháp quyền và dân chủ. Tham nhũng phát triển mạnh khi các thiết chế dân chủ bị suy yếu và không gian tự do cho xã hội dân sự và các phương tiện báo chí truyền thông độc lập bị thu hẹp.

Trong cuộc họp báo nêu trên, bà Tiến sĩ Giáo sư Edda Müller, Chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế, khẳng định: „Để chống tham nhũng, chúng ta phải ta phải tăng cường các thiết chế dân chủ và nhà nước pháp quyền của chúng taNó bao gồm một xã hội dân sự sinh động và các phương tiện báo chí truyền thông độc lập thực hiện việc giám sát quan trọng mà không phải sợ hãi và không bị hạn chế hầu bảo vệ nền dân chủ đa nguyên\”.

\"image010_1.jpg\"/
\”Để chống tham nhũng, chúng ta phải ta phải tăng cường các thiết chế dân chủ và nhà nước pháp quyền của chúng ta“, bà Chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế Edda Müller nói.

Từ hơn 10 năm nay tổ chức Minh bạch Quốc tế có mở một chi nhánh tại Việt Nam được gọi là Tổ chức Hướng tới Minh bạch, một tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

Địa chỉ văn phòng: Số 37, ngõ 35, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.
Tel.: +84-24-37153532
Fax: +84-24-37153443
Website: http://www.towardstransparency.vn
Facebook: https://www.facebook.com/towardstransparency/

\"image012_1.jpg\"/
Đội ngũ của tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

_____________

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) vừa công bố chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia/vùng lãnh thổ về tham nhũng. Theo đó, thì ông Việt Nam 2018 xếp hạng 107/180 nước, tụt 10 hạng so với năm ngoái và bằng 2016.

CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới; dựa trên đánh giá, suy nghĩ của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng khu vực công của một quốc gia. Các nguồn dữ liệu của CPI đo lường các khía cạnh của tham nhũng khi sử dụng các nội dung để thu thập dữ liệu:

• Hối lộ
• Chuyển đổi mục đích sử dụng của các quỹ công
• Mức độ phổ biến của việc các cán bộ nhà nước lợi dụng vị trí để tư lợi mà không lo đối mặt với các hậu quả
• Khả năng xảy ra tham nhũng trong chính phủ và khả năng chính phủ thực thi các cơ chế liêm chính hiệu quả trong khu vực công
• Các gánh nặng và thủ tục hành chính và quan liêu dẫn tới khả năng tăng tham nhũng
• Bổ nhiệm theo năng lực hay theo mức độ thân hữu (quan hệ) trong các dịch vụ dân sự
• Truy tố và xét xử hình sự hiệu quả đối với các cán bộ nhà nước tham nhũng
• Luật pháp đầy đủ về công khai tài chính và các biện pháp phòng ngừa mâu thuẫn lợi ích đối với cán bộ nhà nước.
• Cơ chế pháp luật để bảo vệ người tố cáo tham nhũng, nhà báo, các điều tra viên khi họ tố cáo các trường hợp hối lộ và tham nhũng
• Nhà nước bị khống chế bởi các nhóm lợi ích nhỏ
• Tiếp cận thông tin về các vấn đề công của xã hội dân sự
©BBC.

– Đây là kết quả khá hài hước giữa bối cảnh đốt lò của Tổng Tịch Trọng ^-^

Theo FB Lê Nguyễn Hương Trà

Nguồn: Dân Luận

Bài Liên Quan

Leave a Comment