Mỹ điều tàu duyên USS Gabrielle Giffords và tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf tới châu Á – Thái Bình Dương

Mỹ điều tàu duyên USS Gabrielle Giffords và tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf tới châu Á – Thái Bình Dương

Ngày đăng 16-09-2019

Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, đe doạ trực tiếp đến an ninh, lợi ích của Mỹ cũng như đồng minh trong khu vực, Washington đã điều thêm các tàu chiến mới tăng cường năng lực quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương.

\"\"/

Tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf của Mỹ

Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ John Gay cho biết, Hải quân Mỹ vừa điều động tàu chiến tuần duyên USS Gabrielle Giffords (LCS 10) mang theo tên lửa chống hạm NSM có thể đánh trúng cửa sổ tàu chiến từ khoảng cách hơn 180 km đến châu Á – Thái Bình Dương vào ngày 3/9. Tuần duyên USS Gabrielle Giffords được cho là mang theo vũ khí mạnh nhất từng được trang bị cho tàu chiến tuần duyên (LCS) đến hoạt động tại khu vực.

Thông thường, LCS 10 mang theo tên lửa chống hạm siêu thanh NSM, có tầm bắn hơn 180 km, phát hiện mục tiêu bằng công nghệ thụ động thông qua hình ảnh lưu trong bộ nhớ của tên lửa. Tên lửa NSM được dẫn đường đến mục tiêu kết hợp quán tính, GPS, tham chiếu địa hình và hồng ngoại chủ động và dữ liệu hình ảnh mục tiêu giai đoạn cuối. Công nghệ dẫn đường của NSM chính xác đến mức người điều khiển có thể chỉ định tên lửa bắn vào một điểm cụ thể trên tàu như phòng máy hoặc tháp chỉ huy. Với tên lửa NSM, tàu chiến LCS hoạt động ngoài khơi Virginia Beach, Virginia có thể phá hủy tàu chiến ở Cape Hatteras, North Caloria, xa hơn 48 km so với tầm bắn được công bố của tên lửa NSM và xa hơn tên lửa Harpoon tới 107 km. Ngoài sát thủ diệt hạm NSM, LCS 10 còn mang theo trực thăng trinh sát không người lái MQ-8C Fire Scout. MQ-8C mang theo gói cảm biến trinh sát tối tân giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống và hỗ trợ dẫn đường cho vũ khí. Hiện LCS 10 cùng LCS 8 đang có mặt ở Thái Lan nhằm nâng cao sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ ở khu vực Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Trước đó, trong cuộc điện đàm trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tiết lộ với người đồng cấp Philippines rằng, Mỹ luôn có 2 tàu ngầm hạt nhân hoạt động trong khu vực biển Đông, gần Philippines. Tuy không cho biết danh tính cụ thể của loại tàu ngầm này, nhưng giới quan sát cho rằng có thể đó chính là siêu tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf (Sói biển). Tàu ngầm Seawolf có chiều dài 108m, chiều rộng 12m, có lượng giãn nước lên tới 12.158 tấn khi lặn. Để di chuyển, tàu ngầm Seawolf được trang bị lò phản ứng hạt nhân S6W cung cấp năng lượng cho 2 tuabin hơi nước với tổng công suất 52.000 mã lực. Tàu có thể di chuyển với tốc độ 18 hải lý/giờ khi nổi, 35 hải lý/giờ khi lặn. Seawolf trang bị hệ thống sonar BQQ 5D, sonar mảng kéo TB-29A, để phát hiện các tàu ngầm đối phương, cùng hệ thống sonar BQS-24 nhằm phát hiện thủy lôi. Seawolf có 8 ống phóng ngư lôi, nhiều gấp đôi các tàu ngầm lớp trước. Loại ngư lôi mà tàu trang bị chính là sát thủ Mk-48. Tàu có thể mang theo 50 ngư lôi hạng nặng Mark 48, tên lửa chống tàu Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk.

Seawolf hiện là loại tàu ngầm hạt nhân hoạt động êm nhất thế giới. Nó cũng là tàu ngầm đắt và hiện đại nhất của Mỹ, những chiếc Seawolf được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tìm diệt các tàu ngầm hạt nhân đối phương. Với nhiệm vụ chuyên biệt trên, tàu ngầm này được trang bị hệ thống bơm phun cùng những công nghệ tối tân cho phép hoạt động cực êm, khiến đối phương rất khó phát hiện. Để có thể tìm và tiêu diệt những tàu ngầm của đối phương ở độ sâu trên, tàu Mỹ được chế tạo từ thép HY100 có độ dày 5cm, chịu được áp suất cao. Hợp kim HY-100 bền chắc hơn khoảng 20% so với hợp kim HY-80 được sử dụng cho tàu ngầm lớp Los Angeles. Vì vậy, tàu ngầm lớp Seawolf có khả năng lặn sâu hơn 600m, nơi mà các tàu ngầm đối phương đang hoạt động. Không những vậy khi cần thiết tàu này có thể lặn tới độ sâu không tưởng, lên tới 900m, sâu hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào trên thế giới.

Được biết, Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3.5 triệu km2, từ vĩ độ 3° đến 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến 121° Đông. Ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên biển phong phú, phục vụ cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh (thủy sản, khoáng sản, dầu khí, băng cháy…). Biển Đông còn nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á. Không những vậy, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực đang phát triển, có thị trường lớn; hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ… qua các nước châu Âu, châu Mỹ; nhập khẩu thiết bị kỹ thuật công nghệ cao từ các nước phát triển. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, các nước thường sử dụng đường biển vì nó có ưu điểm về kinh tế so với các loại hình vận chuyển khác. Trong khu vực, một số nước có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển. Đối với một số nước trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Australia…, thị trường xuất nhập khẩu của những nước này chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản; hàng hóa vận chuyển từ khu vực Trung Đông, Ấn Độ Dương đều phải qua khu vực Biển Đông. Vì vậy, nếu xảy ra xung đột ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy dọc theo đường mới hoặc vòng qua phía Nam Australia, khi đó cước phí vận tải tăng mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của các nước.

Ngoài ra, tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông còn có ý nghĩa lớn về mặt quân sự đối với Mỹ và các nước đồng minh, vì: Đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, Philippines, Singapore) đều có mối liên hệ mật thiết với Biển Đông; Tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực nhằm kiềm chế Trung Quốc; Có tuyến đường ngắn nhất để Mỹ chuyển quân từ Hạm động Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương đến Trung Đông, Tây Á (từ Biển Đông chạy qua eo Malacca); Đảm bảo an ninh hàng hải cho các tàu thương mại của Mỹ và các nước đồng minh.

Vì vậy, từ trước đến nay, Mỹ luôn giữ quan điểm phản đối các tuyên bố chủ quyền, hành động gây hấn và phát triển quân sự của Trung Quốc. Thái độ của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông tương đối nhất quán: Trung lập trong tranh chấp về chủ quyền và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải; phản đối các hành động bá chiếm, tự phân định ranh giới các vùng biển; kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, phản đối việc đe doạn sử dụng hoặc sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào, phản đối bất kỳ sự can thiệp trái phép nào vào các hoạt động kinh tế; kêu gọi Trung Quốc và các nước ASEAN tuân theo tinh thần của tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC) và tự kiềm chế. Tuy nhiên, trước những thái độ tự do lưu thông hàng hải của các nước trên thế giới. Mỹ đã có những phản ứng cứng rắn hơn và có những biện pháp kiềm chế Trung Quốc (tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Biển Đông, tiến hành tập trậ với các nước trong khu vực…) và tăng cường điều tàu chiến, máy bay tuần tra trong vùng biển này.

Bài Liên Quan

Leave a Comment