\’Cuộc chiến chỉnh sửa\’ của TQ và Đài Loan trên Wikipedia

\’Cuộc chiến chỉnh sửa\’ của TQ và Đài Loan trên Wikipedia

By Carl MillerBBC Click

\"Đài

Hỏi Google hoặc Siri: \”Đài Loan là gì?\”

Kết quả là: \”Một nước\”, \”ở Đông Á\”.

Nhưng trước đó vào tháng Chín, kết quả là: một \”tỉnh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa\”.

Đài Loan nhận lao động VN \’nhiều chỉ sau Nhật Bản\’

Đối với các câu hỏi như vậy, nhiều công cụ tìm kiếm sẽ dẫn đến một địa chỉ: Wikipedia. Và Wikipedia đã thình lình thay đổi.

Bản chỉnh sửa đã bị sửa ngược lại, nhưng sẽ sớm bị sửa nữa. Và sửa nữa. Nó trở thành một cuộc chiến tranh biên tập, khiến định nghĩa về Đài Loan liên tục thay đổi chỉ trong một ngày.

\”Năm nay là một năm rất điên rồ\”, Jamie Lin, thành viên hội đồng quản trị của Wikimedia Đài Loan thở dài.

\”Rất nhiều biên tập viên Wikipedia Đài Loan đã bị tấn công.\”

Cuộc chiến chỉnh sửa

\"Wikipedia

Wikipedia, giống như một trang web, có thể chỉnh sửa.

Bất cứ ai cũng có thể viết hoặc chỉnh sửa các mục trên Wikipedia, và ở hầu hết mọi quốc gia trên trái đất, các cộng đồng \”Wikipedians\” tồn tại để bảo vệ và đóng góp cho nó. Là bộ sưu tập kiến thức lớn nhất của con người, có sẵn cho mọi người dùng trực tuyến miễn phí, Wikipedia được coi là thành tựu lớn nhất của thời đại kỹ thuật số. Nhưng trong mắt Lin và các đồng nghiệp của cô, nó đang bị tấn công.

Cuộc chiến chỉnh sửa \’chức danh\’ của Đài Loan chỉ là một trong những cuộc chiến nổ ra trên khắp các giao diện rộng lớn, đa ngôn ngữ của Wikipedia. Trang biểu tình Hong Kong đã chứng kiến 65 thay đổi trong một ngày – chủ yếu là về cách diễn đạt. Họ là những người biểu tình? Hay là kẻ bạo loạn?

Mục tiếng Anh về các đảo Senkaku cho biết chúng là \”các đảo ở Đông Á\”, nhưng đầu năm nay, mục tiếng Quan Thoại đã được thay đổi, thêm vào \”lãnh thổ của Trung Quốc\”.

Các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã được thay đổi trong phần tiếng Quan Thoại, mô tả chúng là \”sự kiện ngày 4/6\” để \”dập tắt các cuộc bạo loạn phản cách mạng\”. Trên phiên bản tiếng Anh, Dalai Lama là một người tị nạn Tây Tạng. Trong mục tiếng Quan Thoại, ông là một người lưu vong Trung Quốc.

Những khác biệt quan điểm đầy giận giữ nổ ra mọi lúc trên Wikipedia. Nhưng với cô Lin, lần này lại khác.

\”Đó là sự kiểm soát của Chính phủ [Trung Quốc]\”, cô tiếp tục. \”Điều đó rất khủng khiếp.\”

\’Giá trị xã hội chủ nghĩa\’

\"Jamie
Image captionJamie Lin (trái) – là một trong nhiều biên tập viên Wikipedia người Đài Loan lo ngại về những chỉnh sửa liên tục đang diễn ra tại trang bách khoa toàn thư trực tuyến này

Cuộc điều tra của BBC Click đã tìm thấy gần 1.600 chỉnh sửa có chủ đích trên 22 bài báo nhạy cảm về chính trị. Chúng tôi không thể xác minh ai đã thực hiện từng chỉnh sửa này, tại sao hoặc liệu chúng có phản ánh một thực tiễn phổ biến hơn không. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy chúng không nhất thiết là hành vi mang tính tổ chức, cũng không phải ngẫu nhiên.

Cả giới chức và giới học giả ở Trung Quốc đều bắt đầu kêu gọi chính phủ và công dân của họ chỉnh sửa một cách có hệ thống những gì họ cho là những thiên kiến chống Trung Quốc sai lệch nghiêm trọng trên Wikipedia. Một bài báo có tên Cơ hội và Thách thức của Truyền thông nước ngoài tại Trung Quốc trên Wikipedia đã được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Xã hội năm nay.

Trong đó, các học giả Li-hao Gan và Bin-Ting Weng lập luận rằng \”do ảnh hưởng của truyền thông nước ngoài, các mục trên Wikipedia có một số lượng lớn các từ mang tính định kiến chống lại chính phủ Trung Quốc\”.

Họ tiếp tục: \”Chúng tôi phải phát triển một chiến lược truyền thông nhắm vào các đối tượng bên ngoài quốc gia, bao gồm không chỉ xây dựng lại một bộ hệ thống diễn ngôn truyền thông nước ngoài, mà còn trau dồi các biên tập viên có ảnh hưởng trên nền tảng wiki.\”

Họ kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động.

\”Trung Quốc cần khẩn trương khuyến khích và đào tạo cư dân mạng Trung Quốc trở thành các nhà lãnh đạo và quản trị viên Wikipedia, [người] có thể tuân thủ các giá trị xã hội chủ nghĩa và thành lập một số nhóm biên tập cốt lõi.\”

Thay đổi nhận thức

Một bài khác được viết bởi Jie Ding, một cán bộ của Tập đoàn Xuất bản Quốc tế Trung Quốc, một tổ chức do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát. Bài này lập luận rằng \”đang thiếu một đường hướng và việc duy trì mang tính hệ thống đối với các nội dung về diễn ngôn chính trị của Trung Quốc trên Wikipedia\”.

Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của việc \”phản ánh tiếng nói và ý kiến của chúng tôi trong trang này, để phản ánh khách quan và trung thực về ảnh hưởng của đường lối và tư tưởng Trung Quốc đối với các quốc gia và lịch sử khác\”.

\”Kể chuyện câu truyện của Trung Quốc\” là một khái niệm đã có sức hút lớn trong vài năm qua,\” Lokman Tsui, một trợ lý giáo sư tại Đại học Hong Kong, nói với BBC Click. \”Họ nghĩ rằng rất nhiều người nước ngoài có nhận thức sai lầm về Trung Quốc.\”

Đối với Tsui, một sự thay đổi quan trọng hiện đang diễn ra khi Trung Quốc huy động hệ thống kiểm soát trực tuyến vượt ra ngoài lãnh thổ, để chống lại mặt với những quan niệm sai lầm đang tồn tại.

Wikipedia đã đối mặt với vấn đề phá hoại kể từ khi nó mới hình thành. Bạn có thể thấy tất cả các chỉnh sửa được thực hiện, sự phá hoại có thể được khôi phục trong một giây, các trang có thể bị khóa và trang web được canh gác bởi cả bot và biên tập viên.

Người ta đã cố gắng thao túng Wikipedia ngay từ đầu và những người khác đã nỗ lực để ngăn chặn họ.

\"Hong
Image captionBiểu tình Hong Kong là một chủ đề bị chỉnh sửa tới lui liên tục, chủ yếu về cách dùng từ

Tuy nhiên, phần lớn hoạt động mà Lin mô tả không hẳn là phá hoại. Một số – chẳng hạn như chủ quyền của Đài Loan – là việc khẳng định một yêu sách về lãnh thổ đang gây tranh cãi – của tôi đúng hơn của anh. Một số khác, tinh vi hơn, là việc cắt tỉa ngôn ngữ, đặc biệt là trong tiếng Quan Thoại, để thể hiện một quan điểm chính trị.

Các cuộc biểu tình ở Hong Kong có nên được xem là \”chống lại\” Trung Quốc? Bạn nên gọi một cộng đồng là \”người Đài Loan gốc Hán\” hay \”một nhóm người Hán, có nguồn gốc từ Đài Loan\”?

Lãnh địa ngôn ngữ là nơi các trận chiến diễn ra khốc liệt nhất.

Chiến lược phối hợp?

Các cuộc tấn công thường không nhắm vào nội dung của Wikipedia, mà vào cộng đồng những người quản lý, biên tập Wikipedia.

\”Một số người đã nói với chúng tôi rằng thông tin cá nhân của họ đã bị phá, bởi vì họ có những quan điểm khác\”, Lin nói.

Cũng có những lời đe dọa giết nhắm vào những người biên tập Wikipedian ở Đài Loan. Một lời đe dọa, trên kênh Wikimedia Telegram, nói \”cảnh sát sẽ tận hưởng bản báo cáo pháp y của bọn bay\”. Và các cuộc bầu cử cho các vị trí quản trị viên trên Wikipedia, những người nắm giữ quyền lực lớn hơn, cũng bị chia rẽ do các quan điểm địa chính trị.

Thường không thể quy kết hoạt động này là do nhà nước, và cũng không thể chứng minh được có bất cứ mối liên hệ nào giữa bất kỳ chỉnh sửa nào và chính phủ Trung Quốc.

\”Hoàn toàn có thể hiểu được\”, Tsui tiếp tục, \”rằng những người từ cộng đồng người Hoa, người Trung Quốc yêu nước, đang chỉnh sửa các mục Wikipedia này.\” Nhưng nói như vậy là đã bỏ qua chiến lược phối hợp lớn hơn mà chính phủ đã thành lập để thao túng các nền tảng này. \”

\"Có
Image captionCó các tranh luận rằng những thay đổi nhỏ trên Wikipedia có thể dẫn tới các thay đổi về nhận thức của người đọc

Nhưng ngay cả khi không quy kết, các chỉnh sửa vẫn xảy ra trong bối cảnh mà một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đã tăng cường các nỗ lực nhằm thao túng một cách có hệ thống các trang mạng. Họ đã làm như vậy trên Twitter và Facebook, và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã cảnh báo về các chương trình tuyên truyền trực tuyến được nhà nước hậu thuẫn.

So với hầu hết các trang mạng khác, Wikipedia là một mục tiêu hấp dẫn, thậm chí rõ ràng.

\”Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên\”, Heather Ford, một giảng viên cao cấp về văn hóa kỹ thuật số tại Đại học New South Wales, người có nghiên cứu tập trung vào chỉnh sửa chính trị của Wikipedia. Tôi ngạc nhiên khi nó thực sự kéo dài như vậy. Đây là nguồn thông tin ưu tiên các kiến thức thực tế và kiến thức về thế giới. \”

Tất nhiên, mọi quốc gia đều quan tâm đến danh tiếng của mình.

\”Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đang làm những gì mà bất kỳ quốc gia nào khác trong tình trạng này sẽ làm\”, Shirley Ze Yu, một học giả tại LSE, nói. \”Ngày nay, Trung Quốc nợ thế giới một câu chuyện về Trung Quốc do chính Trung Quốc kể ra và từ quan điểm của Trung Quốc. Tôi nghĩ đó không chỉ là đặc quyền của Trung Quốc, mà thực sự là một trách nhiệm\”.

Đài Loan đang mắc kẹt trong một cuộc chiến chuyển tải thông điệp với Trung Quốc, với những quan điểm địa chính trị của riêng Đài Loan, và nhiều trong số các ngộ nhận có thể là chân thành, ít nhất là trong mắt những người chỉnh sửa chúng.

Thế nên việc này trở thành việc kể câu chuyện của Trung Quốc, hoặc một chiến dịch tuyên truyền trực tuyến?

Ít nhất là trên Wikipedia, câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn có quan điểm như thế nào về việc internet dùng để làm gì. Hiện các quan điểm đó đang rất khác nhau: có triết lý rằng đó là kiến thức mở, nguồn mở, hoặc rằng đó là cộng đồng do tình nguyện viên lãnh đạo.

Nhưng giờ đây nó có thể phải đối mặt với một thế lực khác: quyền lực trực tuyến ngày càng tăng của các quốc gia mà tranh cãi để chỉ ra sự thật về địa chính trị hiện đang lan rộng đến cả những nơi như Wikipedia và đã phát triển quá lớn, quá quan trọng, để họ có thể bỏ qua.

* Chúng tôi đã liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị bình luận về việc này nhưng không nhận được hồi âm.

Bài Liên Quan

Leave a Comment