Liên hợp quốc kêu gọi điều tra độc lập về hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình tại Hồng Công

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra độc lập về hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình tại Hồng Công

Ngày đăng 10-10-2019

Từ 1/10 đến nay, tình hình căng thẳng ở Hồng Công tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi đó, Cao ủy Liên hợp quốc kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình phản đối chính quyền đang diễn ra tại Hồng Công.

\"\"/

Tình hình Hồng Công đang rất nghiêm trọng

Kể từ 1/10, tình hình ở Hồng Công đã diễn biến xấu đi, các tuyến đường giao thông ở trung tâm thành phố bị tê liệt trong ngày 5/10, sau khi bạo lực diễn ra trong ngày 4/10. Người biểu tình đã đập phá các cửa hàng và nhà ga tàu điện ngầm. Toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm Hồng Công, vốn vận chuyển 5 triệu lượt khách mỗi ngày, đã bị đóng cửa vào ngày 5/10. Các trung tâm thương mại và siêu thị cũng không hoạt động.

Trước những diễn biến căng thẳng trên, Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Công Lâm Trịnh Nguyệt Nga (5/10) đã lên án những người biểu tình ủng hộ dân chủ phá hoại các ga tàu điện ngầm cũng như các cửa hàng vào đêm 4/10. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho rằng “những hành động cực đoan của những đối tượng bạo loạn đã gây ra một đêm vô cùng đen tối cho Hồng Công và khiến xã hội Hồng Công bị tê liệt một nửa vào ngày 5/10”; đồng thời nhấn mạnh “tất cả mọi người đều rất lo lắng và quan ngại, hay thậm chí hoảng sợ. Bạo lực vô cùng kinh hãi đã xảy ra ở tất cả các quận tại Hồng Công. Hành động cực đoan do những phần tử bạo loạn bịt mặt gây ra đều gây sửng sốt”; khẳng định Chính quyền Hồng Công “sẽ không thể khoan dung cho những kẻ bạo loạn phá hoại Hồng Công”. Đáng chú ý, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho rằng tình trạng bạo lực cực đoan xảy ra là nguyên nhân khiến bà phải kích hoạt sử dụng quyền lực khẩn cấp phải kích hoạt điều luật khẩn cấp.

Được công bố vào năm 1922, luật này được sử dụng lần cuối vào năm 1967 trong các cuộc bạo loạn cánh tả, sau đó là một chiến dịch đánh bom khủng bố trên khắp Hồng Công và các cuộc chiến giữa người biểu tình và cảnh sát. Năm mươi mốt người chết trong cuộc hỗn loạn, bao gồm 10 sĩ quan cảnh sát. Điều luật đã không được sử dụng trong hơn nửa thế kỷ qua cho phép bà Lam quyền vượt qua cơ quan lập pháp của thành phố để “đưa ra bất kỳ quy định nào mà ông ta (hoặc bà ta) có thể xem xét vì lợi ích cộng đồng”. Luật mới cấm mọi người mặc đồ che mặt, bao gồm cả việc sử dụng sơn, để che giấu danh tính trong các cuộc biểu tình trái phép cũng như hợp pháp, hoặc các đám tuần hành công cộng. Những người bị kết tội phải đối mặt với án tù một năm và khoản tiền phạt 25.000 dollar Hồng Công (3.100 USD). Tuy nhiên, quy định này miễn trừ đối với những người có lý do chính đáng để đeo khăn che mặt như do các mục đích tôn giáo, y tế hoặc nghề nghiệp. Với quyền lực khẩn cấp trong tay, Trưởng đặc khu Carrie Lam có thể không cần sự cho phép của cơ quan lập pháp khi đưa ra bất cứ quy định nào mà bà cảm thấy là chính đáng vì lợi ích của cộng đồng. Việc đầu tiên bà Lam làm là đưa ra lệnh cấm đeo khẩu trang và mặt nạ trong các cuộc biểu tình công cộng, động thái khiến cho những người biểu tình vô cùng giận dữ vì cho rằng điều này sẽ giúp chính quyền nhận dạng mọi cá nhân tham gia biểu tình thông qua hệ thống camera giám sát ở thành phố.

Trong khi đó, Cảnh sát Khu hành chính đặc biệt Hồng Công đã tổ chức họp báo lên án hành động phá hoại và tấn công cảnh sát của các đối tượng biểu tình quá khích. Người phát ngôn cảnh sát khu hành chính đặc biệt này nêu rõ, mức độ phá hoại của các đối tượng biểu tình nghiêm trọng chưa từng có, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngân hàng, cửa hàng… đe dọa đến sự an toàn của người dân sống gần hiện trường. Toàn bộ hệ thống ga tàu điện ngầm tại Hông Công phải ngừng hoạt động trong ngày 5/10 để khắc phục sự cố sau khi bị người biểu tình tấn công phá hoại bằng bom xăng.

Người đứng đầu cơ quan Tư pháp Hồng Kông John Lee cho biết, những người biểu tình đã hành động quyết liệt hơn khi đeo mặt nạ. Việc đeo mặt nạ cho phép những người có hành vi phạm tội thoát khỏi hành động pháp lý.

Cộng đồng quốc tế có cách nhìn nhận khác nhau

Văn phòng Vấn đề Hồng Công thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (5/10) cho biết, Chính quyền Trung Quốc ủng hộ quyết định của Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông Carrie Lâm trong việc ban hành lệnh cấm người biểu tình đeo mặt nạ, khẩu trang tại các cuộc tuần hành phản đối chính quyền; nhấn mạnh hỗn loạn tại Hồng Công không thể tiếp diễn mãi và tình hình Hồng Công đã đến mức nghiêm trọng.

Cao ủy Liên hợp quốc Michelle Bachelet (5/10) kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình phản đối chính quyền đang diễn ra tại Hồng Công. Bà Bachelet bày tỏ lo ngại trước tình hình trên, đồng thời nhấn mạnh Hồng Công nên nhanh chóng tổ chức điều tra về hành vi bạo lực (kể cả vụ bắn hai thiếu niên và nhà báo) một cách độc lập, công bằng. Đối tượng có trách nhiệm phải chịu hình thức xử lý thích đáng; khẳng định lên án mạnh mẽ mọi hành vi bạo lực từ tất cả các bên, đồng thời kêu gọi các bên liên quan biểu tình/ngăn chặn biểu tình ôn hòa. Đáng chú ý, Cao ủy Bachelet cho rằng khẩu trang không nên được dùng để kích động bạo lực. Tuy nhiên, bà cảnh báo giới chức đặc khu không dùng lệnh cấm trấn áp một nhóm cụ thể nào đó cũng như để hạn chế quyền tự do hội họp.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad kêu gọi bà Carrie Lâm từ chức. Theo ông Mahathir Mohamad, trong thâm tâm bà Lâm biết người dân Hồng Công có lý do khi phản đối dự luật dẫn độ, nhưng bà cũng biết hậu quả của việc phản đối dự luật này.

Giới chuyên gia về tình hình Trung Quốc trong nước và quốc tế đánh giá quyết định trên của chính quyền Hồng Công là cần thiết trong nỗ lực chấm dứt tình trạng biểu tình bạo lực kéo dài suốt nhiều tháng qua tại khu hành chính đặc biệt này và khôi phục an ninh trật tự. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng việc này sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm và mở đường cho các quy định khắc nghiệt hơn. Giám đốc Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Sophie Richardson cho biết, Chính quyền Hồng Công nên làm việc để tạo ra một môi trường chính trị để những người biểu tình không cảm thấy cần phải đeo mặt nạ; không nên cấm đeo mặt nạ hay áp đặt các hạn chế sâu hơn về quyền tự do ngôn luận; đồng thời bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cần phải đồng ý kiểm tra lực lượng quá lớn của cảnh sát và tiếp tục quá trình hướng tới quyền bầu cử phổ thông. Những hạn chế bổ sung chỉ gây thêm căng thẳng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment