Cây Thiên tuế, thực phẩm cứu đói quí giá.

Cây Thiên tuế, thực phẩm cứu đói quí giá.

\"\"

Nhiều năm trước, đời sống con người còn rất nhiều khó khăn. Không những do thời tiết khắc nghiệt  mà còn do chiến tranh, loạn lạc, dẫn đến cạn kiệt thực phẩm. Nạn đói thường xuyên xảy ra ở những thôn làng nghèo, hay những hoang đảo xa xôi.
Để sống sót, người ta phải xử dụng tất cả những thực phẩm kiếm được. Không ít người đã chết vì ngộ độc thực phẩm. Nhưng ăn cũng chết, không ăn cũng chết. Họ không có nhiều chọn lựa. Thôi thì, thà chết no còn hơn chết đói. Từ đó dần dần người ta tìm ra phương cách chế biến. Gạn bỏ được chất độc hại để có thể xử dụng an toàn một số thực phẩm từng là sát thủ, giết không ít người. Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn, thực phẩm không còn thiếu thốn, nhưng những món ăn cứu đói một thời vẫn được người ta tiếp tục xử dụng như một loại đặc sản, mang bản sắc vùng miền. Và luôn nhắc nhở con cháu với lòng biết ơn. Mời các bạn xem bài đưới đây về cây Thiên tuế.- QN11

Cây độc chết người được dùng làm món đặc sản

Cây vạn tuế còn gọi là cây thiên tuế, xuất xứ từ miền Nam Nhật Bản. Loại thực vật này vốn phân bố phổ biến ở nhiều quốc gia, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ cho tới Việt Nam, được trồng để làm cảnh. Không chỉ có hình dáng đẹp, trang trọng, vạn tuế còn mang ý nghĩa về sự bền vững trong sự nghiệp và may mắn cho gia chủ, giúp cân bằng khí âm dương trong phong thủy.

Tuy nhiên, theo những cảnh báo đăng trên National Tropical Botanical Garden lưu ý mọi người không tiếp xúc gần, hay dùng tay trần để bứt lá, vỏ, hạt vạn tuế vì có thể gây ngộ độc. Cụ thể, một số độc chất trong thân cây có thể gây ung thư hay là một trong số những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh mãn tính. Thế nhưng, tại một hòn đảo xa xôi ở Nhật Bản, người dân bản địa lại coi đây là thực phẩm quý và sử dụng nó hàng ngày.

Ở Amami Ōshima, một hòn đảo xa xôi của Nhật Bản, cây vạn tuế (cycad) được trồng rất nhiều. Đây cũng là quê hương của hàng trăm loại vạn tuế. Chúng được phủ xanh khắp nơi, bao trùm cả hòn đảo.
Dù chứa độc tố, nhưng người dân ở Amami Ōshima vẫn coi đây là nguyên liệu để nấu ăn hàng ngày, tạo thành những món đặc sản. Ăn sống cây vạn tuế chắc chắn sẽ tử vong, nhưng dân đảo lại ưa chuộng nó đặc biệt, vì biết cách chế biến để tránh độc.Nguồn gốc của việc ăn cây vạn tuế trên đảo Amami Ōshima xuất phát từ câu chuyện của thời chiến.Sau thế chiến thứ 2, khi Nhật Bản bị chiếm đóng, cả đất nước rơi vào khó khăn, người dân đảo Amami không được tiếp cận với đất liền, trong khi tài nguyên cạn kiệt dẫn tới nạn đói tấn công. Thứ chủ lực trên đảo khi đó là cây vạn tuế. Bởi vậy, dân đảo buộc phải tìm cách loại bỏ chất độc khi chế biến để ăn cứu đói.

\"\"
\"\"
\"\"
\"\"

Cũng nhờ vậy, loài cây này đã cứu sống người dân đảo, trở thành “cứu tinh” của họ. Người dân Amami biết ơn cây vạn tuế và xem đó là loài cây quý. Trải qua nhiều lần thử nghiệm, cũng có những sai lầm và đau thương, cuối cùng tổ tiên của dân đảo biết cách xử lý chất độc trong cây để yên tâm thưởng thức hàng ngày. Cũng từ đó, họ cứ thế truyền dạy cho con cháu đời sau.

Khi chọn được cây vạn tuế tốt, họ sẽ tách lấy hạt. Phần thân bị gọt vỏ, tách thành từng mảnh, phơi dưới nắng mặt trời trước khi đem lên men. Toàn bộ quá trình từ thu hoạch tới sơ chế, người làm phải đeo đồ bảo hộ, đảm bảo không bị dính độc. Sau 3 tuần, nguyên liệu từ vạn tuế sẽ chế biến thành nhiều món, từ đồ chiên ăn vặt, bánh mochi cho tới nấu cháo.Theo thực khách từng thưởng thức món ăn từ cây vạn tuế, vị của chúng rất nhạt, gần như không nổi mùi vị, nên rất thích hợp để ăn kèm cùng món khác.Ngày nay, việc chế biến cây vạn tuế được người Amami lưu giữ và tiếp tục như một truyền thống quý báu, cũng là cách để họ không quên lịch sử khó khăn và tôn vinh thế hệ cha ông trước đó.
Great big Story/JapanTravel

Cooking With Poison in Japan

Bài Khác

Leave a Comment