Đây là cách để có thể làm thất bại chiến thuật xây đảo của TQ ở Biển Đông

Đây là cách để có thể làm thất bại chiến thuật xây đảo của TQ ở Biển Đông

Ngày đăng 17-10-2019

Quy tắc bảo vệ nguyên tắc của “quyền tự do trên biển” từ góc độ pháp lý và triết lý là một trong những lợi ích quốc gia quan trọng nhất của Mỹ. Việc duy trì một trật tự trên biển tự do và rộng mở là cấp thiết cho một quốc gia mà khả năng kết nối với hơn 80% dân số thế giới phải qua đường biển.

\"\"/

Trong gần bốn thế kỷ, các đại dương đã giữ vị trí trong các nguyên tắc quốc tế (sau được điển hóa trong Công ước Liên Hơp Quốc về Luật Biển) là một tài sản chung toàn cầu, nơi chủ quyền quốc gia bị giới hạn và được xác định dựa trên vùng đất liền kề. Tuy vậy, cấu trúc quan trọng này lại đang bị đe dọa nghiệm trọng ở Biển Đông. Trung Quốc không chỉ hung hăng tranh giành ảnh hưởng quân sự, mà còn áp đặt một thể chế cai quản con đường biển quan trọng này dựa trên luật pháp của Trung Quốc và quan điểm tùy thuộc lục địa của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển. Cách tiếp cận vấn đề của Mỹ hiện tại không thể giải quyết được sự hiếu chiến của Trung Quốc vì các hoạt động Tự do Hàng Hải của Mỹ thiếu sự hiện diện liên tục, dẫn đến việc thiếu sức ảnh hưởng chiến lược quyết định. Nhưng chiến thắng của Trung Quốc không phải là cuối cùng. Để khôi phục lại như cũ, Mỹ và các đồng minh cần phải định hình lại hiểu biết của mình về chiến dịch của Trung Quốc tại Biển Đông và tái định hướng chiến lược của Mỹ để đánh đổ nó.

Cuộc đối đầu ở Biển Đông không phải là đối chọi về lực lượng mà là về chính trị – giữa thể chế được gần như mọi quốc gia công nhận về luật biển quốc tế với lập trường của Trung Quốc coi các vùng biển có thể được tuyên bố chủ quyền như là “đất xanh quốc gia” để có thể xua đuổi tàu của các nước khác ra khỏi vùng chủ quyền của mình. Trong “cuộc chiến về thể chế luật pháp” này, phản ứng của các nước Đông Nam Á sẽ quyết định kết quả chứ không phải hành vi của các thế lực hiếu chiến.

Cuộc chiến về thể chế pháp lý

Quá trình giành lá phiếu từ các nước không hẳn là nỗ lực chiếm được “con tim và lý trí” mà là sự tranh giành quyền kiểm soát bằng cách dụ dỗ, cưỡng ép theo luật lệ của một bên. Nếu được tự ý chọn, không bị cưỡng ép thì chắc chắn các nước Đông Nam Á sẽ chọn theo thể chế của luật pháp quốc tế về tự do trên biển hiện tại thay vì chọn một thể chế tập trung vào Trung Quốc, không tự do, không rộng mở, nơi các tàu nước ngoài chỉ được phép đi qua khi được Bắc Kinh cho phép. Rõ ràng khi đưa ra một thể chế cho Biển Đông kém thu hút đến như vậy thì Trung Quốc chỉ còn cách kiếm “phiếu bầu” bằng cách giương oai, đe dọa sử dụng vũ lực trên biển thông qua lực lượng Hải cảnh và Hải quân Trung Quốc với sự hậu thuẫn về khả năng chiến đấu hiện đại của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân, biến các vùng biển trở nên nguy hiểm đối với các tàu dân sự muốn đi qua hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Ở cấp độ chính quyền, Trung Quốc đang sử dụng vô cùng hiệu quả các biện pháp dụ dỗ với các lời hứa về phát triển cơ sở hạ tầng, mua chuộc, lôi kéo các mắt xích yếu trong các nước Đông Nam Á. Trường hợp của Philippines trong sáu năm qua là minh chứng rõ ràng nhất. Vào năm 2012, dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III, Trung Quốc đã đe dọa buộc Hải quân Philippines phải rời khỏi Bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Sau đó, Trung Quốc dùng lực lượng chấp pháp biển để cản trở và áp đặt luật của mình lên ngư dân Phlippines khiến họ phải rời vùng đánh bắt cá tại Bãi Scarborough. Giờ tàu Trung Quốc có thể thoải mái đánh bắt tại vị trí này. Khi Rodrigo Duterte lên làm tổng thống vào năm 2016, Trung Quốc đã dụ dỗ bằng các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng để khiến ông từ bỏ lập trường chính trị-ngoại giao và cả quan điểm pháp lý của đất nước về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Sau khi đã đạt được mục đích, Trung Quốc mới cho phép tàu cá Philippines quay trở lại hoạt động tại Bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chính Philippines nhưng phải tuân theo các điều khoản Bắc Kinh đưa ra.

Lý do chiến dịch của Trung Quốc lại là một sự trỗi dậy trên biển

Về bản chất, các sự trỗi dậy là cuộc tranh đấu về “ai kiểm soát” một bộ phận người dân tại một khu vực địa lý cụ thể – lực lượng hai bên tranh đấu để xác định xem “người dân sẽ phải tuân theo luật của ai.”

Bắc Kinh tìm cách sử dụng sức mạnh quốc gia để áp đặt hệ thống chính quyền của mình lên người dân các nước láng giềng Đông Nam Á, bắt họ phải tuân theo bằng cách đe dọa sử dụng vũ lực. Các lý luận về sự trỗi dậy từ T.E. Lawrence đến Mao Trạch Đông và những người khác đều đề cập đến một thành phần quan trọng là “sự ủng hộ của người dân.” Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn từ ngữ này lại không chính xác bởi nó nói đến sự đồng tình và đồng quan điểm của người dân tới các cuộc nổi dậy một cách tích cực trong khi thực tế điều này lại đạt được thông qua các biện pháp dụ dỗ, hay thông dụng hơn là sự sợ hãi.

Làm sao để Mỹ và đồng minh chiến thắng: chống trỗi dậy trên biển

Phương thức lật đổ sự trỗi dậy trên biển của Trung Quóc sẽ bao gồm việc bảo vệ người dân các quốc gia biển, bảo đảm an toàn của họ trước sự quấy rối của Trung Quốc để họ an tâm thực hiện các quyền hợp pháp của mình theo như thể chế quốc tế về tự do trên biển đã quy định. Các hoạt động thực hiện Tự do Hàng hải của Mỹ trong vòng 12 hải lý tính từ các đảo bị chiếm đóng, tuy thể hiện thông điệp không công nhận yêu sách chủ quyền của mình, nhưng lại không có tác dụng thực tiễn và không thể đảm bảo cho ngư dân thực hiện các quyền quốc tế hợp pháp của mình. Cả người dân các nước lẫn Trung Quốc đều hiểu rằng người dân các nước sẽ tiếp tục bị đe dọa và quấy rối ngay sau khi Hải quân Mỹ rời đi.

Một chiến lược chống lại sự trỗi dậy trên biển sẽ tìm cách để thắng cuộc chiến về thể chế pháp lý một cách rõ ràng, được thể hiện qua sự tuân theo và hành vi, thái độ của các quốc gia biển. Nó sẽ cần Mỹ và các đồng minh phối hợp sức mạnh cả về quân sự lẫn các khía cạnh khác. Các hoạt động đi theo bảo vệ trên biển sẽ được kết hợp với các nỗ lực củng cố chính trị chính quyền và kinh tế các nước Đông Nam Á chống lại ảnh hưởng xấu từ Trung Quốc; đi kèm đó sẽ là việc phát triển và sử dụng các lực lượng chiến đấu tối tân để đối đầu với sự hiếu chiến của Trung Quốc tại các chuỗi đảo thứ nhất.

Mục đích chính của việc chống lại sự trỗi dậy là kìm hãm lực lượng của Trung Quốc trên Biển Đông mà không dẫn đến chiến tranh giống như cách mà Trung Quốc đã làm đối vợi lực lượng của Mỹ trong vòng vài năm qua. Nếu như Mỹ và đồng minh có thể thành công cân bằng giữa việc duy trì cản trở ở phía trên trong khu thực hiện các biện pháp chống lại sự trỗi dậy ở phải dưới, tác dụng của các công cụ đắt tiền cho việc cưỡng ép của Trung Quốc sẽ bị giảm thiểu tối đa khi người dân dưới sự bảo hộ của Mỹ và đồng minh có thể tự tin mặc kệ Trung Quốc và các đe dọa gây hại.

Thách thức với Washington và đồng minh chính là việc vận động cộng động trí thức về lĩnh vực này để tìm ra hướng thực hiện tốt nhất, khả quan nhất về lâu dài cho các biện pháp chống lại sự trỗi dậy. Như lịch sử đã chỉ ra, đây sẽ là một chiến dịch kéo dài cho đến khí nào chính quyền Trung Quốc nhận ra được sự bất lực của mình trong việc lật đổ luật pháp quốc tế hiện hành và chấp nhận rằng Trung Quốc sẽ đạt được các lợi ích thực tế hơn khi tuân theo hệ thống hiện tại dựa trên Tự do trên Biển.

Bài Liên Quan

Leave a Comment