Trực thăng quân đội, đất làng, thần núi và vụ Billy mất tích

Trực thăng quân đội, đất làng, thần núi và vụ Billy mất tích

Vào tháng Tư năm 2019, vụ tìm ra một thùng phuy loại chứa dầu dưới đáy hồ trong khu bảo tồn thiên nhiên Thái Lan đã làm sáng tỏ một câu chuyện về Lời nguyền của đất mà có lẽ nhiều người muốn nó \’chìm đi mãi mãi\’.

\"Billy,
Image captionPinnapa \”Muenoor\” Prueksapan biết chồng cô, Porlajee \”Billy\” Rakchongcharoen sẽ gặp nguy hiểm

Đó là câu chuyện về các quan chức chính phủ và những gì họ đã làm để che giấu tội lỗi của mình.

Đó cũng là câu chuyện về một người phụ nữ quyết tâm đi tìm công lý cho người đàn ông cô yêu và cộng đồng mà anh ấy đấu tranh để bảo vệ.

Pinnapa \”Muenoor\” Prueksapan nhớ lại những lời mà chồng cô đã nói với cô vào năm 2014 như thể nó mới xảy ra ngày hôm qua.

\”Anh ấy nói với tôi: \’Những người liên quan đến chuyện này không thích anh. Họ nói rằng họ sẽ giết anh nếu họ tìm thấy anh. Nếu anh biến mất, đừng đi tìm anh. Đừng tự hỏi anh đã đi đâu. Có lẽ họ đã giết anh rồi\’.

\”Nghe vậy, tôi bảo anh ấy rằng: \’Nếu anh biết anh đang gặp nguy hiểm như vậy, tại sao anh không dừng lại việc giúp đỡ ông anh và người dân trong làng?\’

\”Và anh ấy nói với tôi: \’Khi em làm điều đúng đắn, em phải tiếp tục chiến đấu, ngay cả khi điều đó có thể khiến em mất mạng.\’

\”Sau khi nghe anh ấy nói vậy, tôi không thể yêu cầu anh ấy dừng lại,\” Muenoor nhớ lại.

Khi Porlajee \”Billy\” Rakchongcharoen đi làm vào ngày 15 tháng 4 năm 2014, Muenoor đã không hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Anh đi làm như mọi ngày, mang theo chiếc túi mà cô đã chuẩn bị từ đêm hôm trước và bước ra khỏi nhà mà không nói lời từ biệt.

Billy nói với Muenoor rằng anh ấy sẽ đi gặp dân với vai trò một người được bầu ra tại địa phương, nhưng đó không phải là toàn bộ sự thật.

Trên thực tế, Billy đã đi gặp ông của mình và các thành viên trong làng để thu thập bằng chứng đưa cho các luật sư ở Bangkok.

Đuổi dân khỏi đất làng

Billy muốn chứng minh rằng việc chính quyền địa phương đuổi cộng đồng bản địa ra khỏi ngôi làng ở vùng xa xôi hẻo lánh phía Nam Thái Lan này là vi phạm pháp luật.

Ba ngày sau, Muenoor nhận được một cuộc điện thoại từ anh trai của Billy hỏi anh đã về nhà an toàn chưa. Nhưng Billy vẫn chưa về nhà. Đột nhiên Muenoor nhớ lại những lời chồng cô nói.

Và bây giờ, Billy đã biến mất.

Có lẽ cuộc gọi đó sẽ không bao giờ xảy ra, nếu không có thảm kịch ba năm trước đó.

Vào tháng 7/2011, ba máy bay trực thăng quân đội đã bị rơi ở Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, gần biên giới phía Nam của Thái Lan với Myanmar. Các vụ tai nạn này xảy ra được cho là do thời tiết xấu.

Thực tế, hai chiếc trực thăng sau bị rơi khi đang tìm kiếm phần còn lại của chiếc đầu tiên. Điều này khiến vụ việc càng trở nên phức tạp hơn.

17 người đã mất mạng trong ba vụ tai nạn nói trên, bao gồm 16 binh sĩ và một thành viên của Hội báo chí Bangkok.

\"Soldiers
Image captionQuân đội và trực thăng đã đến Vườn Quốc gia Kaeng Krachan trong tháng 5/2011

Các vụ tai nạn nhanh chóng thu hút sự chú ý của truyền thông Thái Lan. Chẳng mấy chốc, các nhà báo trên khắp cả nước đã đến Kaeng Krachan. Đây là lần đầu tiên, mọi con mắt đều đổ dồn vào khu vực nông thôn yên tĩnh này, và những bí mật mà nó cất giấu.

Cuối cùng, một tin đã dẫn các nhà báo đến một vùng hẻo lánh, sâu tận trong rừng xanh của vườn quốc gia lớn nhất Thái Lan, và mở ra một bí mật mà các binh sĩ trong vụ tai nạn đã cố gắng bảo vệ.

Ở đó, sâu tận trong rừng, vẫn còn dấu tích của một ngôi làng bị đốt cháy.

Ngôi làng này từng là nơi sinh sống của một cộng đồng người bản địa nhỏ, bao gồm khoảng 100 gia đình người dân tộc thiểu số Karen. Họ là những người nông dân có cuộc sống đơn giản và hoà hợp với môi trường xung quanh.

Đó là nơi mà Billy đã lớn lên cùng với ông anh, Ko-ee Mimee, một thủ lĩnh tinh thần của người Karen.

Sự tồn tại của họ, theo một cách nào đó, nghe có vẻ bình dị, nhưng thực tế 352.000 người Karen sống ở Thái Lan vẫn bị coi là người ngoài. Trong số năm triệu người Karen trên thế giới, phần lớn họ sống ở nước láng giềng Myanmar.

Tuy nhiên, sự đàn áp trong nhiều thập kỷ và cuộc nội chiến kéo dài với chính phủ Myanmar đã buộc hàng ngàn người Karen phải vượt biên. Ở đây, chính quyền Thái Lan coi họ là mối đe doạ đến từ nước ngoài, được cho là có liên quan đến buôn lậu ma túy và phiến quân.

Và đó là lý do tại sao các nhân viên kiểm lâm đã xuất hiện để sơ tán ngôi làng và thiêu rụi mọi thứ nhiều tuần trước khi các máy bay trực thăng gặp tai nạn.

\"A
Image captionLực lượng sơn cước của quân đội Hoàng gia Thái Lan vào làng, đuổi dân đi và đốt hết nhà cửa

Chiếc trực thăng quân sự được cho là đang trên đường đến ngôi làng để đảm bảo rằng nó đã bị phá hủy hoàn toàn.

Billy không có mặt ở đó khi lực lượng kiểm lâm đến vào một đêm năm 2011. Thời điểm đó, anh đã cưới Muenoor và chuyển đến sổng ở một ngôi làng khác gần gia đình cô.

Nhưng ông của Billy, nhà lãnh đạo tinh thần được kính trọng của làng, đã ở đó, và cho phép các nhân viên kiểm lâm qua đêm ở nhà mình.

\”Hôm đó, có ba máy bay trực thăng bay phía trên ngôi làng\”, một người đàn ông Karen giấu tên nói với BBC.

\”Ngày đầu tiên, có 15 nhân viên kiểm lâm ở đó. Họ đã đến nhà ông của Billy. Họ nói chuyện với ông ấy và yêu cầu được ở lại qua đêm.\”

Cụ Ko-ee Mimee không biết chuyện gì sắp xảy ra.

\”Các nhân viên kiểm lâm không nói hay làm bất cứ điều gì khiến ông ấy cảm thấy bị đe doạ, ngoại trừ việc họ mang theo súng. Ngày hôm sau, lúc 9 giờ sáng, các máy bay trực thăng quay lại. Trưởng làng bảo ông của Billy mang theo quần áo và lên trực thăng với lực lượng kiểm lâm,\” người đàn ông Karen nhớ lại.

\"The
Image captionBản làng bị đốt trụi

Ngay cả khi được yêu cầu lên trực thăng, người dân cũng không cảm thấy hoảng loạn bởi họ vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Khi trực thăng đưa họ lên cao trên những tán cây thì những gì đang diễn ra ở dưới mặt đất mới trở nên rõ ràng.

\”Lúc cất cánh, tôi bắt đầu thấy khói và nghe thấy tiếng gổ nổ lách tách từ đám cháy,\” người đàn ông nói với BBC. \”Khi trực thăng lên cao tôi nhìn xuống và thấy nhà mình đã chìm trong biển lửa.

\”Tất cả mọi thứ trong nhà ông của Billy đều bị thiêu rụi. Ông ấy chỉ mang theo một chiếc túi có mũ và một chiếc áo sơ mi bên trong. Những người dân còn lại không thể mang theo bất cứ tài sản gì.

\”Tất cả những gì chúng tôi có đã bị thiêu rụi cùng với những ngôi nhà.\”

Cuộc đấu tranh của người nông dân Billy

Chaiwat Limlikidacsorn, khi đó là giám đốc Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, nói với các nhà báo rằng các gia đình người Karen là quân xâm lược, và ngôi làng được sử dụng như một điểm trung chuyển cho những kẻ buôn lậu ma túy người Karen từ Myanmar vào biên giới.

\"Chaiwat\"/
Image captionÔng Chaiwat Limlikidacsorn nói việc triệt phá bản làng Karen là cần thiết vì \”đây là nơi các nhóm buôn lậu tụ tập\”

Ông Chaiwat lập luận rằng, theo luật pháp Thái Lan, các công trình kiên cố không được xây dựng bên trong các vườn quốc gia. Và trong năm đó, đội ngũ kiểm lâm của Chaiwat đã nộp đơn để Vườn Quốc gia Kaeng Krachan được xem xét trở thành Di sản Thế giới của Unesco.

Cộng đồng của Billy đã bác bỏ các cáo buộc. Họ cho biết các bản đồ quân sự có từ năm 1912 cho thấy ngôi làng của họ đã có ở đó ít nhất một trăm năm và rất lâu trước khi khu rừng trở thành vườn quốc gia vào năm 1981.

\”Chúng tôi sống và làm nông nghiệp hài hòa với sự phát triển của rừng,\” Abisit \”Jawree\” Charoensuk, một người Karen từng sống ở ngôi làng nói với BBC.

\”Người Karen chúng tôi coi thiên nhiên như một vị thần và tôn trọng nó. Chúng tôi thờ thần nước, thần rừng và mọi sinh vật sống trong rừng. Kỹ thuật canh tác của chúng tôi rất thân thiện với môi trường, và chúng tôi trồng những thứ mà chúng tôi có thể tiêu thụ quanh năm.

\”Chúng tôi bắt cá dưới sông, săn thú nhỏ trong rừng và trồng hoa màu. Chúng tôi trồng lúa và dệt quần áo để bán.\”

\”Nhưng mọi chuyện đã thay đổi sau khi ngôi làng bị đốt cháy, và chính quyền đưa chúng tôi ra sống ngoài Vườn Quốc gia Kaeng Krachan.

\”Chúng tôi không có lúa để thu hoạch vì không có đất để trồng lúa. Vùng đất mà họ chuyển chúng tôi đến chỉ toàn là sỏi đá,\” Billy nói với các nhà báo vào năm 2011.

\”Chúng tôi không biết tồn tại bằng cách nào vì không thể kiếm sống. Một số không có quốc tịch Thái Lan nên chúng tôi không thể vào thành phố để xin việc.

\”Nhiều người sợ rằng, nếu họ rời khu vực này họ sẽ bị cảnh sát bắt giữ. Chúng tôi không thể sống ở đây, chúng tôi cần phải quay lại ngôi làng.\”

Việc ngôi làng bị thiêu huỷ là bước ngoặt đối với Billy, biến anh từ một người nông dân trẻ thuần tuý trở thành một nhà hoạt động nhân quyền.

Billy và ông anh đã liên lạc được với một số luật sư ở thủ đô Bangkok, cách nơi anh ở khoảng hai tiếng rưỡi lái xe.

Tuy nhiên, vụ tai nạn máy bay trực thăng đã mang lại cho họ sự chú ý cần thiết.

\"Muenoor\"/
Image captionMuenoor muốn bằng mọi giá phải tìm ra chồng mình

Billy ngày càng nhiệt huyết với công việc đấu tranh giành công lý cho dân làng. Anh tổ chức các cuộc hội thảo nói về quyền của cộng đồng Karen và đi khắp cả nước để giải thích về những gì đã xảy ra với ngôi làng của mình. Billy cũng đi đầu trong nỗ lực kiện lực lượng kiểm lâm để đòi bồi thường.

\”Billy đóng vai trò là trợ giúp pháp lý cho dân làng,\” Muenoor giải thích.

Anh thu thập các bằng chứng, nói chuyện với người dân để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra và chính xác họ đã mất những gì. Billy còn đưa ông của mình đến toà án hành chính để kiện lực lượng kiểm lâm vì đã thiêu rụi ngôi làng.

Vụ Billy mất tích

Lần cuối cùng Billy được nhìn thấy còn sống là khi anh ấy bị bắt vì tội lấy mật ong ra khỏi rừng.

Vụ bắt giữ không bất thường vì việc lấy thứ gì từ rừng ra đều bất hợp pháp. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ phải trả tiền phạt và sau đó được thả ra.

Nhưng hôm đó Billy không chỉ mang theo mật ong rừng. Anh ấy còn có những tài liệu thu thập được từ người dân Karen và ông anh. Đó là những bằng chứng mà Billy dự định sẽ dùng để kiện lực lượng kiểm lâm.

Khi Muenoor cố gắng báo với cảnh sát địa phương về sự mất tích của chồng mình, họ dường như không quan tâm. Trong thâm tâm, cô biết chuyện gì đã xảy ra.

\”Tôi nghĩ Billy đã chết vì nếu còn sống hoặc đang trốn thì anh ấy sẽ tìm cách để liên lạc với tôi hoặc gia đình. Anh ấy là như vậy – một người đàn ông thông minh. Anh ấy sẽ tìm cách liên lạc với tôi ngay ngày đầu tiên anh ấy mất tích.\”

Theo như cách nói của người Thái Lan, Billy đã bị \”đưa đi\”. Các nhóm nhân quyền nói rằng hàng ngàn nhà hoạt động đã biến mất như vậy trong những thập kỷ qua, mặc dù theo thống kê của Liên Hợp Quốc con số đó chỉ là 82 người.

Nhiều gia đình quá sợ để lên cảnh sát trình báo về sự mất tích của người thân.

Tuy nhiên, Muenoor không hề sợ hãi. Trong nhiều năm sau đó, với sự giúp đỡ của các luật sư ở Bangkok, Muenoor đã liên tục yêu cầu điều tra tư pháp về việc giam giữ bất hợp pháp đối với Billy.

Nhưng hết lần này đến lần khác yêu cầu của cô bị bác bỏ với lý do thiếu bằng chứng, mặc dù cảnh sát không thể tìm thấy bất kỳ hồ sơ nào về việc Billy đã được thả ra.

\"Ko-ee
Image captionMuenoor và ông nội của chồng, cụ Ko-ee Mimee

Nhiều vết máu người đã được tìm thấy trên một chiếc xe thuộc văn phòng vườn quốc gia. Tuy nhiên, không thể xác minh được đó có phải là máu của Billy hay không vì chiếc xe đã được rửa sạch trước khi các chuyên gia pháp y kiểm tra nó.

Nếu không tìm thấy thi thể của người mất tích thì không ai có thể làm được gì. Không ai sẽ bị bắt vì làm cho ai đó biến mất cả. Trên thực tế, tội cưỡng chế mất tích không tồn tại ở Thái Lan.

Cuộc đấu tranh giành công lý của Muenoor còn khó khăn hơn khi Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) của Thái Lan, cơ quan phụ trách các vụ án cấp cao liên quan đến quan chức chính phủ, nói rằng họ sẽ không nhận điều tra trường hợp mất tích của Billy.

Trong khi đó, Chaiwat, giám đốc Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, được thăng chức và chuyển ra khỏi khu vực.

Thùng dầu dưới đáy hồ

Nhưng sau đó, vào tháng Sáu năm 2018, dưới áp lực của các nhóm nhân quyền quốc tế, DSI bất ngờ thông báo rằng họ sẽ bắt đầu điều tra vụ mất tích của Billy.

Gần một năm sau đó, Muenoor nhận được một cuộc điện thoại lạ. Các điều tra viên yêu cầu cô đến hồ nước trong Vườn Quốc gia Kaeng Krachan. Họ bảo cô mang theo hương, thứ mà người Karen tin rằng có thể kết nối thế giới bên này với thế giới bên kia.

Khi Muenoor đến, họ yêu cầu cô cầu nguyện bên hồ nước.

\”Billy, nếu anh ở dưới cầu, hãy xuất hiện hoặc cho em thấy một tín hiệu gì đó để em và mọi người có thể tìm thấy bằng chứng và giành lại công lý cho anh,\” Muenoor cầu nguyện. \”Sau đó chúng em sẽ tiếp tục đấu tranh để tiết lộ sự thật về những gì thực sự đã xảy ra với anh.\”

\"A

Với sự giúp đỡ của robot dưới nước, nhóm thợ lặn bắt đầu cuộc tìm kiếm.

Những gì họ tìm thấy là một thùng dầu 200 lít đã rỉ sét, bên trong có chứa những mảnh xương bị cháy. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì những chiếc thùng dầu như thế đã được sử dụng từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai để tra tấn và thiêu sống những người phản đối chính quyền. Chúng đã trở thành biểu tượng cho nền văn hoá của sự trừng phạt.

Xét nghiệm DNA chứng minh rằng Billy chính là người nằm bên trong thùng dầu đấy.

Sau đó, các quan chức gửi cho Muenoor bức ảnh chụp một mảnh xương sọ bị cháy, nứt và co lại sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao tới 300 độ C. Bất kỳ ai làm điều này hẳn là đã cố gắng che giấu tội ác của mình.

\”Loại người nào có thể làm điều này với người khác chứ?\” Muenoor hỏi. \”Đó không phải là con người. Tôi sụp đổ khi biết rằng Billy đã phải trải qua điều kinh khủng như thế. Những kẻ làm điều này đã không hề suy nghĩ chuyện này sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi như thế nào. Nếu điều này xảy ra với gia đình của kẻ giết người, họ sẽ cảm thấy ra sao?\”

Cục diện thay đổi

Vào tháng 11/2019, DSI đã ban hành lệnh bắt giữ đối với nguyên giám đốc Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, Chaiwat Limlikidacsorn và ba cán bộ kiểm lâm dù họ phủ nhận mọi hành vi sai trái của mình.

Vụ bắt giữ đã gây sốc cho nhiều người ở Thái Lan. Họ bất ngờ vì việc một quan chức nhà nước cấp cao bị bắt giữ cho tội danh nghiêm trọng như vậy hiếm khi xảy ra.

Chaiwat đã chia sẻ cảm xúc của ông ta về vụ việc.

\”Từ khi vụ việc xảy ra, DSI và truyền thông đã viết về tôi theo hướng tiêu cực,\” Chaiwat phàn nàn với các phóng viên. \”Điều đó đã huỷ hoại cuộc sống của tôi và các đồng nghiệp. Nó cũng đã huỷ hoại gia đình tôi.

\”Thay vì làm một quan chức chính phủ trung thực và bảo vệ rừng, tôi bị buộc phải đối mặt với mọi người ở đây vào hôm nay. Tôi đã cống hiến toàn bộ cuộc sống, sức lực và năng lượng của mình cho đất nước này.\”

Chaiwat và nhân viên kiểm lâm bị truy tố với sáu tội danh, bao gồm giết người có kế hoạch, bắt giữ người trái pháp luật và che giấu thi thể Billy.

Cưỡng chế mất tích không phải là một trong sáu tội danh đó.

Tuy nhiên, nếu Chaiwat và ba nhân viên kiểm lâm bị kết tội giết Billy, đây sẽ là lần đầu tiên một trong những người mất tích đòi lại được công lý.

Những người như luật sư nổi tiếng Surapong Kongchantuk tin rằng nếu tạo ra đủ áp lực, chính quyền Thái Lan sẽ phải thông qua luật cưỡng chế mất tích.

\”Các trường hợp mất tích có hình thức tương tự nhau\”, ông Surapong nói với BBC. \”Trong hầu hết các trường hợp, mọi người đều biến mất vào ban ngày, khi có nhiều người xung quanh chứng kiến. Tuy nhiên, các thi thể không bao giờ được tìm thấy nên họ không thể truy tố.

\”Nếu chúng ta có thể giành lại công lý cho Billy, thì đây sẽ là một bước ngoặt lớn đối với chính phủ Thái Lan.\”

Tuy nhiên, dù cái chết của Billy có thể thay đổi luật pháp Thái Lan thì cuộc đấu tranh bảo vệ ngôi làng – lý do khiến Billy mất mạng – vẫn không thành công.

Và dù người dân Karen đã giành chiến thắng trong vụ kiện và mỗi gia đình được bồi thường 50,000 baht ($1,600 USD; £1,200 GBP), họ vẫn không được phép quay lại ngôi làng.

Bên cạnh đó, sau nhiều năm đấu tranh, Muenoor phải chịu mất mát quá lớn. Cô thừa nhận thật khó để gia đình cô chấp nhận cái chết của Billy, đặc biệt là các con cô.

\”Vụ án của Billy được đưa tin nhiều đến nỗi các con hỏi tôi rằng tại sao người gây ra cái chết cho bố chúng không phải vào tù? Bố đã làm gì với ông ta? Tại sao ông ta lại giết bố?\” Muenoor kể.

\”Điều đó thật khó khăn. Tôi phải mạnh mẽ. Tôi phải lo mọi thứ ở nhà. Tôi phải làm việc để kiếm tiền, và hơn thế nữa tôi vẫn phải cố gắng đòi lại công bằng cho Billy. Khi còn sống, anh ấy luôn ủng hộ tôi.

\”Cuộc sống của tôi đã bị đảo lộn, từ ngày sang đêm.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment