Hệ thống theo dõi, bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ trong tài liệu rò rỉ mới ở Tân Cương

Hệ thống theo dõi, bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ trong tài liệu rò rỉ mới ở Tân Cương

Vanessa Đỗ | theo DW 

\"\"/
Ảnh chụp màn hình (nguồn: dw.com).

Hãng truyền thông quốc tế lớn của Đức DW, ngày 17/2 đã phân tích một tài liệu, tiết lộ những thông tin chi tiết về cách mà chính quyền Trung Quốc định đoạt cuộc đời của hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương.

Vụ rò rỉ cung cấp thông tin về lý do tại sao mọi người bị giam giữ, đồng thời tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc đang sử dụng giám sát công nghệ cao và nhân lực tuyệt đối để theo dõi danh tính, địa điểm và thói quen của mỗi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Tài liệu này chứa thông tin chi tiết về danh sách của 311 người bị giam giữ đưa đi “cải tạo” vì những điều vô hại nhất như để râu, ăn chay hoặc xin hộ chiếu.

DW, cùng với các đài truyền hình Đức NDR và WDR và tờ báo Süddeutsche Zeitung, đã dành nhiều tuần để dịch tài liệu và phân tích dữ liệu.

\"\"
Tài liệu đầu tiên của Trung Quốc dài 137 trang bị rò rỉ cho DW và các đối tác truyền thông của Đức (ảnh chụp màn hình trang dw.com).

Cuộc đàn áp Tân Cương của chính quyền Trung Quốc

Sau khi xảy ra vụ đánh bom tấn công thành phố thủ đô của Tân Cương vào tháng 5/2014, chính quyền Trung Quốc đã cài đặt một hệ thống các trung tâm giám sát và giam giữ hàng loạt. Nhà cầm quyền Trung Quốc chính thức gọi đó là “Trung tâm đào tạo giáo dục nghề nghiệp” tự nguyện. Theo ước tính, ít nhất 1 triệu trong số khoảng 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ sống ở Tân Cương đã bị giam giữ trong các trung tâm này.

Trong một báo cáo bí mật của Bộ Ngoại giao Đức vào tháng 12/2019, các trung tâm được gọi là “trại cải tạo hiệu quả” với “các khóa đào tạo tư tưởng hà khắc”.

Trung Quốc tuyên bố rằng “các trung tâm đào tạo” là một công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo.

Tuy nhiên, trái ngược với tuyên bố chính thức từ Bắc Kinh, gần như không có dấu hiệu nào trong  tài liệu rò rỉ mới nhất cho thấy chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương đang nhắm vào những kẻ khủng bố.

\"\"
Một ‘trung tâm đào tạo giáo dục nghề nghiệp’ ở Tân Cương, Trung Quốc với tháp canh, tường, hàng rào và dây thép gai (ảnh chụp màn hình trang dw.com).

Phân tích tài liệu của DW và các đối tác của đưa ra một bức tranh chi tiết về điều mà nhiều nhà quan sát nhân quyền quốc tế lo ngại về một chiến dịch có hệ thống để tẩy não và giam giữ độc đoán ngoài luật pháp.

Danh sách này dài 137 trang và theo dõi các chi tiết nhỏ, chẳng hạn như video mà ai đó đã tải xuống 6 năm trước hoặc tin nhắn WeChat được trao đổi với bạn bè ở nước ngoài.

Danh sách Karakax

“Danh sách Karakax”, bao gồm những cách thức mà chính quyền Trung Quốc đang sử dụng để đánh giá những biểu hiện về niềm tin tôn giáo, như dấu hiệu của sự thiếu trung thành.

Danh sách Karakax dường như là bằng chứng quan trọng nhất về cách thức chính quyền thu thập thông tin một cách chi tiết và việc chúng được sử dụng như thế nào để đưa mọi người vào các trại tập trung.

DW biết về tài liệu mới rò rỉ vào tháng 11/2019 qua Abduweli Ayup, nhà ngôn ngữ học người Duy Ngô Nhĩ hiện đang sống lưu vong ở Na Uy.

Các tài liệu này không có dấu hoặc chữ ký chính thức. Nhưng những gì nó tiết lộ tương tự như tài liệu rò rỉ hồi cuối năm ngoái. Vào tháng 11/2019, Thời báo New York xuất bản “Tài liệu Tân Cương” và “Vỏ bọc Trung Quốc” đã được xuất bản bởi Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế.

Cả 2 báo cáo đều tiết lộ quy mô kiểm soát hà khắc của Bắc Kinh đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tây Bắc Trung Quốc. Tài liệu mới này đặc biệt cho thấy rõ các lý do giam giữ và cung cấp cái nhìn cận cảnh hơn về thực tế cuộc sống hàng ngày của người Duy Ngô Nhĩ dưới sự giám sát có hệ thống.

\"\"
Một hình ảnh vệ tinh của trại đầu tiên trong 4 trại được đề cập trong danh sách từ Karakax (ảnh chụp màn hình trang dw.com).

Ông Adrian Zenz, một chuyên gia hàng đầu thế giới về Tân Cương của Đức, và là thành viên cao cấp của “Tổ chức tưởng niệm nạn nhân Cộng sản” ở Washington, đã giải mã được vụ rò rỉ mới này kể từ khi nó được đưa ra ánh sáng.

Hoạt động giám sát quy mô lớn

Một trường hợp bị giam giữ được nêu trong tài liệu là một người đàn ông đã mọc “râu dài” và người vợ của anh ta đã “che mặt bằng một tấm mạng che”.

Dựa trên hồ sơ này, chính quyền Trung Quốc kết luận rằng cặp đôi này đã “nhiễm những ý tưởng tôn giáo và cực đoan”. Người đàn ông bị gửi đến một trại, và một trong những đứa con trai tuổi teen của ông ta cũng vậy.

\"\"
Một hình ảnh vệ tinh của trại thứ hai trong bốn trại được đề cập trong danh sách từ Karakax (ảnh chụp màn hình trang dw.com).

Rian Thum, một chuyên gia về chính sách Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc tại Đại học Nottingham, nói với DW rằng việc giám sát cuộc sống riêng tư của mọi người “là quá mức” về mức độ chi tiết của nó.

Cưỡng bức lao động trong các nhà máy

Số phận của người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cũng phụ thuộc vào hành động của những người thân ở bên ngoài. Trong một số trường hợp, hành vi của các thành viên trong gia đình cũng được coi là điều xem xét ảnh hưởng trực tiếp việc một người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ có thể được “phóng thích” hay không.

DW đã tìm thấy tài liệu minh chứng về một hệ thống lao động cưỡng bức trong các nhà máy.

\"\"
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Victor Gao bảo vệ chính sách Duy Ngô Nhĩ của chính phủ (ảnh chụp màn hình trang dw.com).

Những đứa trẻ “không hợp pháp”

Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu để bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ từ Karakax là vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Trong mắt các nhà chức trách Trung Quốc dường như, có quá nhiều trẻ em là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy, người Duy Ngô Nhĩ đặt lòng trung thành đối với văn hóa và truyền thống của họ lên trên sự tuân phục đối với chỉ thị của nhà nước.

Và những con số rõ ràng cho thấy rằng nhiều đàn ông đã bị giam giữ hơn phụ nữ vì vi phạm luật kế hoạch hóa gia đình này.

Sự chênh lệch có thể chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc coi đàn ông Duy Ngô Nhĩ là mối đe dọa chính đối với sự kiểm soát của họ ở Tân Cương.

“Tôi nghĩ với định kiến chống Hồi giáo, đàn ông nói chung, đặc biệt là thanh niên, luôn là mục tiêu và được coi là những kẻ khủng bố tiềm năng”, chuyên gia Tân Cương Darren Byler của Đại học Colorado nói với DW.

Phân tích của DW cũng cho thấy nhà nước Trung Quốc đặc biệt nhắm đến thế hệ trẻ. Trong tài liệu, thuật ngữ “người đáng lo ngại” hoặc “người không đáng tin” được sử dụng cho những người sinh từ năm 1980 đến năm 2000.

\"\"
Các địa điểm của các trại Trung Quốc ở phía Tây Bắc của đất nước (ảnh chụp màn hình trang dw.com).

Có mối liên hệ với nước ngoài

Hàng chục người được liệt kê trong tài liệu đã bị bắt vì có kết giao “một nhân vật khả nghi sống ở nước ngoài”, hoặc vì đi hành hương Hồi giáo, như Hajj đến Mecca.

Có khoảng 40 trường hợp bị bắt sau khi họ xin hộ chiếu.

Chính quyền Trung Quốc đã chính thức coi 26 quốc gia là “nhạy cảm”. Hầu hết là các quốc gia Hồi giáo, như Algeria, Pakistan và Ả Rập Saudi. Mọi người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đều bị giam giữ nếu có bất kỳ sự liên lạc nào với những nước này.

Danh sách “các quốc gia nhạy cảm” này cũng bao gồm các nước láng giềng trung tâm của Trung Quốc như Kazakhstan, nơi nhiều người Duy Ngô Nhĩ có gia đình và bạn bè, cùng với các mối quan hệ văn hóa và dân tộc.

“Nếu chính quyền Trung Quốc có thể loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của đạo Hồi ra khỏi cuộc sống Duy Ngô Nhĩ, thì văn hóa Duy Ngô Nhĩ chắc chắn sẽ bị xóa bỏ”, Timothy Grose, một học giả Tân Cương tại Viện Công nghệ Rose Hulman ở Mỹ nói.

Điều này được minh chứng bằng sự phá hủy các nhà thờ Hồi giáo và nghĩa trang Hồi giáo trong khu vực.

\"\"
DW nói chuyện với con gái nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti (ảnh chụp màn hình trang dw.com).

Các chuyên gia tin rằng mục đích của Bắc Kinh là đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương nhằm từ bỏ tôn giáo và di sản văn hóa của họ. Người Hồi giáo bị cấm thực hành bất kỳ hình thức Hồi giáo bình thường nào để buộc họ đồng hóa vào xã hội Trung Quốc “chính thống”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment