\’Bão lớn sắp nổi lên trong quan hệ Trung Quốc – Anh\’

\’Bão lớn sắp nổi lên trong quan hệ Trung Quốc – Anh\’

James LandalePhóng viên ngoại giao

  • 6 giờ trước
\"Boris
Image captionThủ tướng Boris Johnson mừng Tết Trung Hoa hồi tháng Giêng

Trong các thập niên gần đây, chính trị Anh chứng kiến các cuộc đấu quyết liệt vì châu Âu.

Nhưng nay Trung Quốc đang chiếm chỗ là vấn đề đối ngoại lớn nhất.

Thái độ chống Trung Quốc có vẻ đang gia tăng trong chính trị Anh, một phần vì cách Bắc Kinh ứng phó trong đại dịch virus corona, và cũng vì Trung Quốc mới nhất muốn áp đặt luật an ninh lên Hong Kong.

Có những nhóm mới do nghị sĩ đảng Bảo thủ lập ra, như China Research Group, đòi đường lối mạnh mẽ hơn.

Các mạng lưới của giới nghị sĩ lập nhóm trên Whatsapp để hợp tác về chính sách.

Dean Godson, từ Policy Exchange, cho rằng các nhánh khác nhau trong đảng Bảo thủ lại đang tìm tới nhau để đòi cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Ông nói các nhánh này gồm: nghị sĩ thân Mỹ sợ thỏa thuận thương mại Anh – Mỹ bị đe dọa nếu Anh không thù hằn Trung Quốc bằng Tổng thống Trump; các nghị sĩ quan tâm vấn đề nhân quyền của người Hồi giáo Uighur; những người lo Trung Quốc thách thức trật tự thế giới; các nghị sĩ ở miền Bắc nước Anh lo lắng rằng nhà máy vùng này bị Trung Quốc đe dọa.

Một số nghị sĩ muốn Thủ tướng Boris Johnson từ bỏ hoặc giảm bớt kế hoạch cho phép Huawei tham gia mạng 5G.

Một số lại muốn có phản ứng mạnh hơn vì Hong Kong.

\"Huawei
Image captionLo lắng về Huawei không mất đi

Nhiều người kêu gọi Anh phải xét lại căn bản chiến lược về Trung Quốc.

Nhưng không phải ai cũng chia sẻ.

Thủ tướng Boris Johnson của đảng Bảo thủ ủng hộ giao thiệp với Trung Quốc.

Khi còn là thị trưởng London, ông ủng hộ Thủ tướng David Cameron trong việc muốn tạo ra \”thời đại vàng son\” trong quan hệ Anh – Trung.

Làm ngoại trưởng, ông luôn nói với các vị khách Trung Hoa rằng con gái ông đang học tiếng Hoa.

Trong phỏng vấn được Phoenix Television phát ở Hong Kong hè năm ngoái, ông nói: \”Chúng tôi rất thân Trung Quốc.\”

Một số nghị sĩ đảng Bảo thủ lo ngại về điều họ xem là giọng điệu chống Tàu mới của đồng nghiệp.

Một người nói: \”Tôi không chắc họ hiểu gì nhiều về Trung Quốc.\”

\"US
Image captionAnh gặp sức ép của cả Mỹ và Trung Quốc

Nghị sĩ Richard Graham, chủ tịch nhóm All Party Parliamentary China Group, nói: \”Điều quan trọng nhất là việc làm. Như thế, có đối tác mạnh với Trung Quốc là rất đúng.\”

Một số nghị sĩ tin rằng Anh quốc sẽ không chịu nổi một cuộc chiến chính trị với Bắc Kinh trong khi cần đầu tư Trung Quốc.

Vậy chính phủ Anh có thể làm gì trước các sức ép khác nhau này?

Các bộ trưởng Anh sẽ cố gắng để Anh bớt phụ thuộc chiến lược vào Trung Quốc.

Sẽ có thêm bảo vệ để các công ty Anh không bị Trung Quốc thâu tóm.

\"Boris
Image captionBoris Johnson

Tuần này Thủ tướng nói tại Hạ viện rằng ông \”lo ngại về các nước đang mua lấy công nghệ Anh\”.

Sức ép hạn chế Huawei đầu tư vào mạng 5G tại Anh có thể khó mà cưỡng lại.

Cũng sẽ có cố gắng thiết lập liên minh chặt hơn với nhiều nước để điều phối áp lực với Trung Quốc.

Lord Hague, cựu ngoại trưởng, cho rằng nghệ thuật hay là làm sao các bộ trưởng tìm ra cách để tăng độc lập chiến lược cho Anh, mà cũng tìm ra căn bản mới để đối thoại với Trung Quốc.

Một quan chức rất cao của Anh nói với tôi: \”Chúng ta cần tìm con đường giữa \’đế quốc xấu xa\’ và \’cúi đầu cam chịu\’.\”

Tìm ra con đường đó sẽ khó lắm, khi mà Anh đang gặp sức ép từ Washington, Bắc Kinh và Nghị viện tại London.

Bài Liên Quan

Leave a Comment