BBC phát hiện các kênh thân Trung Quốc, nhắm vào Hong Kong trên mạng xã hội

BBC phát hiện các kênh thân Trung Quốc, nhắm vào Hong Kong trên mạng xã hội

\"Graphic

Hàng trăm tài khoản giả hoặc bị hack đã phát đi các thông điệp ủng hộ chính phủ Trung Quốc về Covid-19 trên Facebook, Twitter và YouTube, theo phát hiện của BBC.

Mạng lưới của hơn 1.200 tài khoản gửi đi tin tiêu cực về những người chỉ trích Bắc Kinh.

Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn rằng mạng lưới này có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, nó có các biểu hiện tương tự như một chiến dịch thông tin do nhà nước bảo trợ xuất phát từ Trung Quốc mà đã bị Facebook và Twitter xóa đi năm ngoái.

Các tài khoản mà BBC phát hiện cũng có điểm tương tự với mạng thân Trung Quốc mà công ty phân tích Graphika phát hiện đầu năm nay.

Có biệt danh \”Spamouflage Dragon\”, mạng đó đã phát đi các tin chính trị và gửi tin rác cho những ai chỉ trích Trung Quốc.

Sau khi BBC News báo cáo cho Facebook, Twitter và YouTube, đa số các tài khoản này đã bị xóa.

\"Screenshots
Image captionTài khoản Joker1999 giả tạo trên Facebook

Mới nhìn qua, tài khoản Joker1999 trông bình thường trên Twitter. Nhưng xem kỹ thì thấy nó chỉ là giả.

Đây chỉ là một trong hàng trăm tài khoản giả ủng hộ chính phủ Trung Quốc trên Twitter, Facebook và YouTube. Đa số được tạo từ tháng Giêng tới tháng Năm 2020.

Các tài khoản này chỉ trích Mỹ về Covid-19, nói xấu phong trào đòi dân chủ ở Hong Kong và đặc biệt lên án Guo Wengui, một nhà tài phiệt Trung Quốc sống lưu vong ở Mỹ.

Ông Guo Wengui đã chỉ trích Trung Quốc mãnh liệt. Ông ta cũng đứng sau một trang web đăng các cáo buộc chả chứng minh được về nguồn gốc virus.

\"Screenshots
Image captionNhà tài phiệt Guo Wengui là một mục tiêu

Một số tài khoản chỉ nói về một chủ đề, còn những tài khoản khác bàn nhiều chủ đề.

BBC chỉ ra được hơn 1.000 tài khoản Twitter, 53 trang Facebook, 61 tài khoản Facebook và 187 kênh YouTube.

Trên Facebook, mạng lưới này tập trung vào virus corona, chỉ trích Mỹ.

BBC thấy bằng chứng rằng ít nhất vài trang Facebook ban đầu thuộc về người ở Bangladesh, nhưng rồi bị hack, hoặc bán đi để đăng các bài tiếng Hoa.

Một vài tài khoản dùng tên tiếng Anh, tiếng Nga.

\"Screenshots
Image captionNhiều tài khoản giả trên Facebook chỉ trích Mỹ

Trên YouTube, các kênh đăng video về virus corona ở Mỹ và về ông Guo.

Các kênh này tải các video giống nhau trong thời gian ngắn, đăng các bình luận trên kênh của nhau.

\"Screenshots
Image captionNhiều kênh YouTube đăng cùng video chỉ trích Mỹ

Chiến dịch có sự phối hợp, vì nhiều tài khoản đăng video giống nhau nhiều lần, chỉ trong vòng vài phút.

Các tài khoản bị BBC phát hiện có vẻ thuộc về mạng lưới \”Spamouflage Dragon\”, đã bị Graphika phát hiện đầu năm.

\"Screenshots
Image captionĐe dọa người biểu tình Hong Kong là đặc điểm ghi nhận trong các video

Mặc dù bị xóa nhiều lần, mạng lưới này tiếp tục tạo ra các tài khoản mới.

Một người phát ngôn Facebook nói: \”Chúng tôi biết ơn BBC vì báo cáo các tài khoản và trang này, đa số đã bị xóa theo chính sách về hành vi giả.\”

\"Screenshots
Image captionCác tài khoản YouTube giả tạo cũng bình phẩm trên kênh của nhau

Bài Liên Quan

Leave a Comment