LUẬN VỀ TT/VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU, (26) TT THIỆU VÀ CUỘC ĐỘT KÍCH GIẢI CỨU TÙ BINH MỸ TẠI SƠN TÂYNgày 16-3-1969

LUẬN VỀ TT/VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU, (26) TT THIỆU VÀ CUỘC ĐỘT KÍCH GIẢI CỨU TÙ BINH MỸ TẠI SƠN TÂYNgày 16-3-1969

\"\"

LUẬN VỀ TT/VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU, (26) TT THIỆU VÀ CUỘC ĐỘT KÍCH GIẢI CỨU TÙ BINH MỸ TẠI SƠN TÂYNgày 16-3-1969, sau khi lên làm Tổng thống chưa đầy 2 tháng, Nixon ra lệnh lén dùng B.52 thả bom bên kia biên giới Miên để thanh toán hang ổ của Trung ương cục Miền Nam. Chiến dịch rải bom tại Cam Bốt kéo dài 14 tháng.Đến tháng 7-1969 thì Nixon nổi xung khi biết được lâu nay Sihanouk đã cho Hà Nội mượn cảng Sihanoukville để chuyển vũ khí cho quân CS tại Miền Nam. Nixon bèn ra lệnh cho Ngũ Giác Đài lên kế hoạch dùng không lực đánh phủ đầu Hà Nội và Cam bốt cùng một lúc trong một thời gian dài, cho tới khi nào họ chịu đầu hàng mới thôi.Kế hoạch “Vịt Đá” được soạn xong ngày 19-9, dự trù khai diễn vào ngày 1-11-1969. Tuy nhiên 1 ngày trước ngày khai diễn, Nixon thông báo kế hoạch cho Ngoại trưởng Rogers và Bộ trưởng Quốc phòng Laird, nhưng cả hai đều không thuận với lý do dư luận sẽ phản đối mở rộng chiến tranh hoặc leo thang chiến tranh.Sau đó Nixon đổi thành kế hoạch lật đổ Sihanouk và xua 48.300 quân Việt – Mỹ tấn công sang Cam Bốt, đuổi quân CSVN còn cách thủ đô Nam Vang 75 cây số…! Ngay tức khắc dân chúng Mỹ biểu tình phản đối dữ dội, Nixon cho lệnh đàn áp biểu tình khiến cho 4 sinh viên Mỹ bị chết ; Nixon bị mất uy tín trầm trọng và bị khóa tay bởi nhiều đạo luật sau đó của Quốc Hội.Tuy nhiên kết quả cuộc hành quân với 11.000 quân CSVN chết, 2.500 bị bắt làm tù binh. Tịch thu 23.000 vũ khí cá nhân, 2.500 vũ khí cộng đồng. Hơn 16 triệu viên đạn súng cá nhân, 143 ngàn đạn súng cối, hỏa tiễn, đạn đại bác. 200.000 đạn phòng không. Và 7.000 tấn gạo, đủ nuôi 55.000 người trong nửa năm . Kết quả này khiến cho Nixon hiểu rằng Hà Nội đã trắng tay.Tới đây thì Nixon có thể rút quân về trong thế mạnh chứ không còn cần phải năn nỉ Hà Nội bãi binh như trước đây. Tuy nhiên còn có một khúc xương cuối cùng đang còn mắc trong cổ họng của Nixon, đó là số tù binh Mỹ trong tay Hà NộiVấn đề tù binh gắn liền với hòa bình trong danh dựLâu nay Nixon bị nghẹn tại Paris bởi vì Hà Nội dùng tù binh như là lá bài chủ để thương thuyết. Hà Nội luôn luôn bảo với phía Mỹ rằng chuyện trao trả tù binh là vấn đề cuối cùng, sau khi đã thỏa thuận với nhau tất cả các vấn đề khác.Hà Nội chủ trương kiên trì đàm phán với 4 bước :Bước thứ nhất là Mỹ phải thú nhận thua cuộc bằng cách ngưng ném bom Bắc Việt vô điều kiện…! Và Tổng thống Johnson đã tuyên bố ngưng ném bom Bắc Việt vô điều kiện vào ngày 31-10-1968.Bước thứ hai là Mỹ phải thú nhận sai trái bằng cách rút quân vô điều kiện !… Và Tổng thống Nixon đã cho rút quân vô điều kiện bắt đầu từ tháng 7 năm 1969.Bước thứ ba là Mỹ phải thay thế chế độ Miền Nam bằng một chính phủ ba thành phần mà trong đó có 2 thành phần là của CSVN. Và sau khi thành lập, “Chính phủ Ba thành phần” sẽ thả thết tù binh của cả 2 bên Việt Nam.Bước thứ tư là Mỹ phải bồi thường chiến tranh để đem được tù binh Mỹ trở về.Như vậy có nghĩa là Mỹ chỉ đem được tù binh trở về sau khi cả thế giới đều rõ là Mỹ thua trận….!!. ( Theo thông lệ quốc tế thì bên thua trận phải bồi thường chiến tranh ).*Chú giải : Thực ra bốn bước đàm phán trên đây là tính toán của Bắc Kinh. Bắc Kinh gài cho Mỹ vào thế muốn lấy được tù binh trở về mà không bị mất mặt thì phải thương lượng với Bắc Kinh chứ không phải là thương lượng với Lê Đức Thọ tại Paris. Bạch thư của nước CHXHCN Việt Nam cho thấy Bắc Kinh không muốn Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán và sớm đi tới thỏa thuận với Mỹ.Đến đầu năm 1969 thì Lê Duẩn đã biết được sự thật bi đát là quân CSVN tại Miền Nam đã chết hết cho nên Lê Đức Thọ vội vàng đến Paris để sớm kết thúc hòa đàm trước khi Thiệu phát giác ra là Lê Duẩn đã trắng tay. Nhưng Bắc Kinh tưởng Hà Nội đang thắng thế cho nên họ vô tư xúi Lê Duẩn phải kéo dài hòa đàm để buộc Nixon phải bắt tay với Bắc Kinh mới hòng giải quyết được chiến tranh Việt Nam.Bắc Kinh luôn lập đi lập lại sơ hở của Chu Ân Lai tại Geneve năm 1954 : Nếu ngày đó Chu cho kéo dài hòa đàm thêm một chút nửa thì Hồ Chí Minh được nguyên cả nước Việt Nam chứ không phải chỉ một nửa. Trong khi đó thì lãnh đạo Hà Nội nôn nóng lắm rồi , họ chỉ lo không biết lúc nào thì Mỹ phát hiện ra quân CSVN tại chiến trường Miền Nam đã chết hết. Tới lúc đó thì mọi sự tiêu tan hết, cho nên Lê Duẩn chỉ biết cầu trời sao cho Bắc Kinh đổi ý cho phép kết thúc đàm phán càng sớm càng tốt.Nhưng rồi Lê Duẩn bật ngữa khi Chu Ân Lai đề nghị Hà Nội ngưng chiến và trao trả tù binh cho Mỹ để Mỹ sẽ gải tỏa lệnh cấm vận cho Trung Cọng, rút quân khỏi Đài Loan và thừa nhận Trung Cọng là chủ nhân của đất nước China. Đến lúc đó Lê Duẩn mới hiểu rằng Mao tuồn vũ khí và chiến phí cho CSVN đánh Mỹ là nhằm phục vụ cho lợi ích của Mao. ( Bạch thư của nước CHXHCN Việt Nam, phát hành tháng 10 năm 1979, trang 57 ).Đó là chuyện xẩy ra vào tháng 7 năm 1971….!! Nhưng giờ đây, 1970, Nixon phải móc cho được cục xương tù binh trong cổ họng thì mới có thể mạnh dạn nói chuyện phải quấy với Hà Nội tại Paris. Vì vậy Nixon chấp nhận phiêu lưu, đánh một ván bài sinh tử là đột kích giải cứu tù binh ngay gần thủ đô Hà Nội.Khi đánh ván cờ này Nixon cũng tính trước nếu cuộc hành quân giải cứu không thành công thì cũng là một cách để thử dư luận Mỹ, xem người Mỹ phản ứng ra sao trước trò chơi phiêu lưu của Nixon. Nếu dư luận bỏ qua cho hành động phiêu lưu của Nixon thì Nixon có quyền đánh một ván cờ sinh tử chót tại Hạ Lào.Ngoài ra cuộc hành quân dầu thành công hay không cũng là một cách thử xem phản ứng của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.Diễn tiến cuộc hành quân đột kíchTheo hồi ký của Tướng Westmoreland, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, thì tháng 7 năm 1970 chuyên viên giải đoán không ảnh của tình báo quân đội Mỹ phát hiện có dấu hiệu cho thấy vị trí của một trại giam khoảng 60 tù binh Mỹ cách Hà Nội 50 cây số.Tháng 8 năm 1970, do yêu cầu của Nixon, Tướng Westmoreland đồng ý tổ chức một cuộc đột kích vào nơi đó để giải cứu tù binh. Các cơ quan phối hợp là Tình báo Bộ quốc phòng, CIA, FBI, NSA, Bộ Quốc Phòng, Bộ ngoại giao, và Cố vấn an ninh Quốc gia.Tuy nhiên cũng trong tháng 8 thì các không ảnh cho thấy trại nằm trong vùng nước lụt cho nên có dấu hiệu cho thấy tù binh đã được di chuyển đi nơi khác. Cuộc hành quân được đình chỉ để chờ cơ hội khác.Thế rồi đến cuối mùa Thu, khi nước sông Hồng rút xuống, các không ảnh mới chụp cho thấy có dấu hiệu trại tù binh đã hoạt động trở lại cho nên tướng Westmorela nd và các thành viên trong Ban Tham mưu liên quân đồng ý cho thi hành kế hoạch.Năm 1970, ngày 21-11, một toán Biệt kích Mỹ 56 người từ Thái Lan đi trên 5 máy bay trực thăng, đổ bộ xuống một trại tù binh thuộc tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt; cách Hà Nội 50 cây số về hướng Tây. Toán Biệt kích do Đại tá Arthur Simons chỉ huy, ông là người từng chỉ huy hoạt động tình báo của CIA tại Lào trước năm 1965.Khi các trực thăng chia làm 2 toán để đáp xuống mục tiêu thì 1 toán đáp lầm xuống một khu trường học cách đó nửa cây số. Tại đây lại có một đơn vị bộ đội đang trú đóng. Sau khi biết bị lầm, toán này lên trực thăng bay trở lại mục tiêu nhưng đã bị đơn vị bộ đội phát hiện và bắn theo nhiều loạt súng.Tại mục tiêu, toán còn lại đáp xuống sân trại thì mới hay là trại bỏ trống, họ vội vàng lên trực thăng bay đi nhưng 1 trực thăng bị rơi do vướng dây phơi đồ, có 1 người bị thương. Toán biệt kích đặt mìn phá hủy trực thăng và bay đi.Sau đó các chuyên viên không ảnh mới ngồi phân tích lại các không ảnh từ trước cũng như mới đây thì mới biết rằng vào tháng 8, sau khi nước sông Hồng tràn ngập cả trại tù thì người ta dùng sân trại làm ruộng lúa, do đó chuyên viên giải đoán không ảnh cho rằng trại bị bỏ hoang, cỏ mọc đầy sân. Đến khi nước rút, lúa chín, người ta gặt lúa thì lòi ra sân trại quang đảng, sạch sẻ, lúc đó các chuyên viên tưởng là cỏ đã được dọn sạch, trại hoạt động trở lại.Rốt cuộc thất bại chỉ là do bé cái lầm của các chuyên viên giải đoán không ảnh; nhưng do vì Ngũ Giác Đài không công bố chi tiết cuộc hành quân cho báo chí cho nên báo chí tha hồ đổ cho thất bại này là của CIA. Họ cho rằng các nhà đạo diễn phim ở Langley (Trung ương CIA) quá dở.Thậm chí có nhiều báo bịa ra tin Hà Nội đã biết trước kế hoạch hành quân của Mỹ cho nên họ đã cho dời tù binh trước khi quân Mỹ đến nơi. Rồi cũng từ tin đồn đoán vô tội vạ đó mà vô tình báo chí Mỹ tôn cơ quan mật vụ của Bắc Việt lên ngang tầm thần thánh; tất cả mọi mưu toan bí mật của Mỹ, kể cả của CIA, cũng không qua được mưu ma chước quỷ của Bắc Việt.Giới phản chiến Mỹ không dám công kích mạnh Nixon bởi vì e ngại chuyện này có thể khiến cho Hà Nội chấm dứt hòa đàm Paris và như vậy không biết tới bao giờ các tù binh Hoa Kỳ mới được trở về. Tuy nhiên không ai trách cứ Nixon, trái lại hình như người ta ngầm tán đồng hành động phiêu lưu đầy kịch tính của Nixon. Điều này khích lệ Nixon đánh một ván bài phiêu lưu chót tại Hạ Lào.BÙI ANH TRINHLUẬN VỀ TT/VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU, (27) TT THIỆU VÀ TRẬN HẠ LÀO“Tôi chỉ cười thôi, tôi khinh bỉ hết sức. Trong mấy chục ngàn quân, chỉ có một người làm như thế; ấy thế mà báo chí (Mỹ) buộc tội cho tất cả quân lính VNCH là nhát như thỏ đế. Rồi lại ỉm đi cái sự thật là một số phi công trực thăng Mỹ đã thiếu tinh thần chiến đấu trong cuộc hành quân đó”.( Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn báo Spiegel ngày 1-2-1979. Bản dịch của Cung Thúc Tiến ).Mưu đồ của Nixon tại Hạ LàoNixon lên làm tổng thống nước Mỹ trong tình thế Mỹ chấp nhận thua cuộc, tổng thống Johson tuyên bố ngưng ném bom bắc Việt vô điều kiện để xin Hà Nội đình chiến. Tuy nhiên Nixon không chấp nhận tư thế chủ bại của Johnson, một mặt ông ta giả vờ tiếp tục con đường đàm phán, nhưng mặt khác ông ta tìm cách chuyển thành tư thế đàm phán trong thế mạnh.Sau khi lên làm Tổng thống chưa đầy 2 tháng, Nixon ra lệnh lén dùng B.52 thả bom bên kia biên giới Miên để thanh toán hang ổ của Trung ương cục Miền Nam. Chiến dịch thả bom lén không phải chỉ một ngày hay 2 bữa, mà thực tế nó kéo dài đến 14 tháng.Nhưng mới thả bom lén được 4 tháng thì Nixon phát giác Sihanouk cũng lén cho Hà Nội và Bắc Kinh dùng cảng Sihanoukville để nhập vũ khí và quân dụng cho quân Cọng sản Miền Nam. Đến lúc này thì Nixon có đủ bằng cớ để tấn công Hà Nội lẫn Cam Bốt nhằm bảo vệ Miền Nam VN bởi vì hai nơi này đã vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là vi phạm Hiệp định Geneve mà cả hai đều có ký kết. Lâu nay Hà Nội cứ la làng là họ không hề can thiệp quân sự tại Miền Nam.Tháng 9 năm 1969 Nixon quyết định dùng không lực tấn công Hà Nội và Cam bốt cùng một lúc trong một thời gian dài, cho tới khi nào họ chịu đầu hàng mới thôi. Tuy nhiên toan tính này không thành do có sự phản đối trong nội bộ vào giờ chót.Sau đó Nixon xoay sang kế hoạch hỗ trợ Lon Nol lật đổ Sihanouk vào tháng 4 năm 1970 và xua 48.300 quân Việt – Mỹ tấn công sang Cam Bốt, đuổi quân CSVN còn cách thủ đô Nam Vang 75 cây số…! Sự thành công dễ dàng đã khiến Nixon tính tới chuyện rấn thêm một bước nữa là cho đánh sang Lào.Trong khi thu thập ý kiến đánh sang Lào, có rất nhiều chuyên gia quân sự đã đoan chắc với Nixon rằng Hà Nội sẽ mở một trận Điện Biên Phủ thứ hai nếu quân Mỹ tiến sang Lào. Điều này khích lệ Nixon nghĩ ra một cái bẫy : Dụ cho toàn bộ quân CSVN tập trung tới Hạ Lào và dùng B.52 tiêu diệt.Nếu thành công thì đương nhiên chiến tranh Việt Nam kết thúc vì Hà Nội không còn người và vũ khí để theo đuổi chiến tranh. Lúc đó Nixon sẽ trở thành người hùng của nước Mỹ vì đã chuyển tình thế thua cuộc của Johnson trở thành thắng cuộc. Cả thế giới sẽ nể phục Nixon cũng như nể phục sức mạnh của B.52.Thực hiện kế hoạchNăm 1970, ngày 7-11, Tướng Abrams và đại sứ Bunker đến gặp Tổng thống Thiệu và trình bày trong 80 phút về kế hoạch đánh sang Lào để cắt đường mòn Hồ Chí Minh. Tổng thống Thiệu đồng ý tiến hành kế hoạch.Này 8-11, Ban tham mưu Liên quân Mỹ gởi công điện cho Tướng Abrams, xác nhận lại các chi tiết của cuộc hành quân sang Lào : Hành quân dọc theo Quốc lộ 9, Mỹ yểm trợ pháo binh và phi cơ, đồng thời mở một cuộc tấn công khác sang Cam Bốt.Năm 1971, ngày 11-1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird và Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ là Đô đốc Moorer đến Sài Gòn để bàn với Tổng thống Thiệu về kế hoạch đánh sang Lào.Ngày 18-1, Một buổi họp tại Tòa Bạch Ốc để quyết định về các chi tiết hành quân, gồm có Tổng thống Nixon, Bộ trưởng Ngoại giao Rogers, Bộ trưởng Quốc phòng Laird, Tham mưu trưởng Liên quân Moorer, Giám đốc CIA Richard Helm, Cố vấn Kissinger và phụ tá của ông ta là Chuẩn tướng Haig.Năm 1971, ngày 27-1, Tổng thống Nixon họp Ban tham mưu của Tòa Bạch Ốc, chỉ thị tiến hành giai đoạn 1 của kế hoạch hành quân Lam Sơn 719, tức là quân đội Mỹ từ Đông Hà, Quảng Trị, theo Quốc lộ 9 tái chiếm căn cứ Khe Sanh và các tiền đồn pháo binh sát biên giới Lào.Ngày 4-2 tại Mỹ, Tổng thống Nixon ra lệnh tiến hành giai đoạn 2 của cuộ c hành quân Lam Sơn 719, tức là quân VNCH vượt biên sang Lào. Đồng thời tại Sài Gòn Tổng thống Thiệu cũng tuyên bố cho quân VNCH vượt biên sang Lào để truy quét quân CSVN trên đất Lào.Năm 1971, ngày 16-2, ngày thứ 9 của trận chiến, súng phòng không của CSVN đồng loạt khai hỏa vào các phi cơ trực thăng võ trang của Mỹ hoạt động dọc theo sông Tchepone. Trong vòng 4 ngày đã có 32 trực thăng bị bắn rơi và 240 chiếc khác bị trúng đạn. Tình trạng này khiến các phi công Hoa Kỳ mất tinh thần cho nên từ chối bay vào vùng phía Bắc sông Tchepone. Điều này khiến cho toàn bộ quân VNCH trên đất Lào không còn tiếp tế, kể cả gạo và nước uống.Năm 1971, 19-2 , Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng tư lệnh quân đội VNCH, bay ra Quảng Trị. Tại Bộ chỉ huy hành quân ở Đông Hà. Tướng Hoàng Xuân Lãm thuyết trình về tình trạng nguy hiểm của Tiểu đoàn 39 BĐQ tại Ranger North cũng như tình trạng trì trệ của cánh quân Dù và Thiết Kỵ đang tiến về Tchepone do không được trực thăng yểm trợ, các phi công Mỹ từ chối bay vào vùng Bắc sông Tchepone.Sau khi đã rõ tình hình, Tướng Thiệu chỉ thị Tướng Lãm nên triển khai về hướng Tây Nam, dùng đường đất 914 đi tắt đến binh trạm 611 của CSVN ở phía Nam Tchepone ( Nguyễn Duy Hinh, Lam Son 719, trang 79).Năm 1971, ngày 24-2, phóng viên báo chí Mỹ chực tin tại căn cứ Khe Sanh đã chụp được bức hình một người lính VNCH đang bám càng chiếc trực thăng để thoát khỏi chiến trường. Cơ quan quảng bá thông tin của CIA ( USID) cho xé to thành tin quân VNCH hèn nhát.Sau này cựu Tổng thống Thiệu đã trả lời phỏng vấn cho báo Der Spiegel của Đức : “Tôi chỉ cười thôi, tôi khinh bỉ hết sức. Trong mấy chục ngàn quân, chỉ có một người làm như thế; ấy thế mà báo chí (Mỹ) buộc tội cho tất cả quân lính VNCH là nhát như thỏ đế. Rồi lại ỉm đi cái sự thật là một số phi công trực thăng Mỹ đã thiếu tinh thần chiến đấu trong cuộc hành quân đó”.( Trả lời phỏng vấn ngày 1-2-1979. Bản dịch của Cung Thúc Tiến ).Vào Tchepone và rút ngayNăm 1971, ngày 28-2 Tướng Thiệu chấp thuận kế hoạch của Tướng Lãm : Đưa 2 lữ đoàn TQLC đang nằm trừ bị tại Căn cứ khe Sanh đến thay thế 2 trung đoàn Bộ binh của Sư đoàn 1 BB đang hoạt động ở phía Nam sông Tchepone. Bốc 1 trung đoàn Bộ binh ở phía Đông Nam sông Tchepone đổ xuống chiếm giữ các cao điểm phía chính Nam thị trấn Tchepone để hỗ trợ cho trung đoàn Bộ binh khác được đổ xuống phía Bắc Tchepone rồi từ đó tiến vào Thị trấn Tchepone.Sau này Tướng Thiệu kể lại cho giáo sư Nguyễn Tiến Hưng :“… tiến chiếm Tchepone nhưng không cố thủ ở đó vì ông sợ một vụ Điện Biên Phủ thứ hai : Lực lượng của mình bị cầm chân tại một tiền đồn bất khả bảo vệ và không có đường tiếp tế, ông đã ra lệnh cho Tướng Lãm : “Anh vô đó đái một bãi rồi ra ngay cho tôi” ( Nguyễn Tiến Hưng, Bí Mật Dinh Độc Lập, trang 75 ).Ngày 8-3, Tiểu đoàn 2/2 và Tiểu đoàn 3/2 cùng với BCH Trung đoàn 2 BB thuộc Sư đoàn 1 BB/VNCH tiến vào Thị trấn Tchepone đã bỏ hoang, tìm thấy 8 súng cối 82 ly, 2 tấn gạo và vô số xác chết mà không có thì giờ để đếm. Sau khi tiếp đón phái đoàn của Tướng Phạm Văn Phú và các phóng viên quân đội vào buổi trưa, Trung đoàn gấp rút hành quân qua khỏi thị trấn, tiến về hướng Đông Nam.Ngày 11-3, Quân VNCH tại vị trí xa nhất ( Căn cứ Sophia ) bắt đầu rút về. Các nơi khác tiếp tục rút về trong những ngày kế tiếp.Ngày 22-3, Một phi vụ B.52 đã thả bom vào khu vực hai bên đang còn đánh nhau. Kết quả phía TQLC có 85 chết, 238 bị thương và 100 súng bị hủy hoại. Phía CSVN có 600 chết, 5 bị bắt và 200 súng bị tịch thu.Có một cuộc cải vã to tiếng giữa Tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh sư đoàn TQLC, và Đại tá cố vấn Mỹ ngay sau vụ B.52 thả bom vào Tiểu đoàn 4 TQLC/VNCH. Các sĩ quan trong trung tâm hành quân nghe được câu nói của Tướng Khang :“50 ngàn quân của họ là người Việt Nam, 15 ngàn quân của chúng tôi cũng là người Việt Nam; tôi là người Việt Nam, tôi không thể làm như vậy được” ( Theo lời kể của Thiếu úy Tô Đình Hiền, sĩ quan trực Trung tâm hành quân của TQLC tại Căn cứ Khe Sanh ).Nghĩa là người Mỹ muốn đổi mạng 15.000 quân VNCH để lấy mạng 50.000 quân CSVN, một bài toán thực dụng vô cùng đơn giản… !!!Vô tình cái bẫy B.52 của Nixon và Kissinger đã bị Thiệu phá hỏng. Ông Thiệu thấy ngay là quân của ông sắp chui vào cái bẫy giống như Điện Biên Phủ cho nên ông nhanh chóng ra lệnh thoát bẫy. Nhưng ông đâu ngờ cái bẫy đó là do Nixon và Kissinger gài.Chủ tâm của Nixon và Kissinger là đưa 2 sư đoàn VNCH vào Tchepnone để nhử cho quân CSVN tập trung bao vậy tại đó. Rồi một khi quân VNCH bị bao vây không còn tiếp tế được bằng không vận giống như Điện Biên Phủ trong những ngày cuối thì B.52 sẽ thả bom hủy diệt toàn bộ Tchepone, tương đương như dùng bom nguyên tử. Chiến tranh VN sẽ kết thúc !BÙI ANH TRINH

Bài Khác

Leave a Comment