Campuchia bí ẩn

Campuchia bí ẩn

Ngày đăng 15-10-2020Đ.T

Campuchianổi tiếng và quyến rũ du khách mọi xứ sở bằng “Nụ cười Angkor” huyền bí nghìn năm chưa thể giải mã. Thế nhưng, là một thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean), sự bí ẩn cùng những hành động khó lường của quốc gia này trong đối ngoại đã và đang khiến các nước láng giềng lo ngại, dè chừng.

\"\"/

“Nụ cười Angkor” quyến rũ và huyền bí

Trong các nước láng giềng Asean, Việt Nam chắc chắn hiểu ông bạn Campuchia nhất. Tuy nhiên, cũng chính Việt Nam, chứ không là nước nào khác, “giận” Campuchia nhất, cho dù Hà Nội không công khai nói ra.

Vì sao lại là Việt Nam?

Không mấy khó hiểu, bởi lịch sử còn chưa xa. Không có Việt Nam nghĩa hiệp và cao cả, dân tộc Campuchia rất có thể đã bị diệt chủng bởi chế độ KhmerĐỏ. Tất nhiên, ai cũng biết, kẻ nào đã dựng lên, nuôi dưỡng, xúi dục cái quái thai KhmerĐỏ thực hiện cuộc tàn sát với những hành vi man rợ, hãi hùng nhất trong lịch sử nhân loại. Vậy mà những năm qua, ngoài mặt thì nhân nghĩa, tươi cười, vồn vã, nhưng trong nhiều trường hợp, Campuchia không giấu nổi cái sự quấn chặt lấy anh cả Tàu mà họ coi như đồng minh chiến lược, để đổi lấy những mối lợi về kinh tế, từ đó phụ bạc Việt Nam và các nước láng giềng khác.

Vậy nên, thời điểm này cũng như các năm qua, nhiều nước Asean có lý do chính đáng nhìn Campuchia như một gã khôn lỏi, thiếu trách nhiệm trong tư cách một quốc gia thành viên của hiệp hội.

Thí dụ ư? Thì đây, nhắc lại hai việc mà Asean chưa thể nuốt trôi, vẫn còn ôm hận, dẫu đã xảy ra vài bốn năm trước.

Thứ nhất, năm 2012, lợi dụng vị thế đảm nhiệm chủ tịch luân phiên Asean, Campuchia đã kiên quyết ngăn cản và thành công trong việc bẻ gãy ý chí của đa số các nước Asean định đưa vào tuyên bố chung nội dung phê phán hành động ngang ngược của Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát của Philippines đối với khu vực bãi cạn Scarborough.

Nên nhớ khi đó, ý thức rõ tầm quan trọng của việc phải có tuyên bố chung, ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa đã vô cùng vất vả, hối hả bay như chim, thực hiện chuyến ngoại giao con thoi tới 5 nước Asean chỉ trong thời gian tính bằng giờ, chứ không phải bằng ngày, với mục tiêu và hy vọng đạt được thỏa thuận chung của hội nghị thượng đỉnh, nhưng đã thất bại. Lần đầu tiên trong lịch sử Asean, hội nghị thượng đỉnh đã không thông qua được tuyên bố chung. Một kết cục coi như thất bại.

Thứ hai, 4 năm sau, năm 2016. Lào giữ cương vị chủ tịch Asean, là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị thượng đỉnh, tổ chức trong các ngày 6-8/9.

Hội nghị thượng đỉnh của Asean, thời điểm này, không thể không đề cập phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) trong vụ kiện của Philippines với Trung Quốc về Biển Đông, trong đó, bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” tham lam của Trung Quốc. Lại là Campuchia tự giác và chủ động làm vật cản, phản đối đưa vào văn kiện của hội nghị nội dung đề cập phán quyết của PCA.

Trong tương quan chung của khối, tiếng nói của Campuchia không thể coi là nặng đồng cân. Nhưng một lần nữa, họ lại “thắng” đa số do Asean quy định nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối đối với các quyết định của hiệp hội: chỉ một thành viên không tán thành, mọi sự coi như hỏng hẳn.

Lôi chuyện xưa để mà nói chuyện nay. Trong câu chuyện với Campuchia lúc này, các nước Asean lại có thêm lý do để mà lo ngại.

Đầu tiên là việc mới đây, ngày 4/10, Tân Hoa xã của Trung Quốc đã hoan hỷ đưa tin rằng: Phó thủ tướng Campuchia, ông Hor Namhong đã kêu gọi các cường quốc ngoài khu vực không can thiệp vào vấn đề Biển Đông; ủng hộ tuyên bố về Biển Đông của Trung Quốc vào tháng 7/2016, trong đó nêu rằng: “Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo một cách hòa bình (ở Biển Đông) thông qua đàm phán và tham vấn với những quốc gia liên quan trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Không giật mình mới là lạ, bởi Asean quá hiểu cái gọi là “lịch sử” mà Bắc Kinh khăng khăng khẳng định chính là gần 90% diện tích Biển Đông. Và nữa, cái gọi là “đàm phán với những quốc gia liên quan trực tiếp” thực chất là mưu đồ đàm phán song phương để cậy sức, cậy thế đe dọa, áp đặt…. Nó chính là thủ đoạn độc của Trung Quốc nhằm lần lượt bóp cổ từng nước Asean cứng đầu chống lại yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” ngang ngược và vô lý.

Chưa hết, các nước Asean càng thêm lo ngại rằng: Có nguồn tin, Campuchia đã gật đầu đồng ý cho Trung Quốc tham gia mở rộng và hiện đại hóa căn cứ hải quân Ream – căn cứ có vị trí rất chiến lược, nằm trên Vịnh Thái Lan.

Trước nghi ngờ của dư luận, tháng 6/2020, Phnom Penh đã bác bỏ tin này và trấn an các nước trong khu vực rằng, Campuchia theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập rằng: Câu chuyện đơn giản chỉ là di chuyển tới địa điểm mới, nằm cách Ream 30 km về phía Bắc, bởi “địa điểm cũ đã trở nên chật chội”.

Nhưng, Trung Quốc thì ai còn lạ. Một khi dự án vào tay họ, việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả việc lợi dụng sơ hở của nước sở tại để xây chen vào đó những công trình quân sự.

Đó là chưa kể, ngoài thì giải thích, trần tình thế thôi, chứ biết đâu bên trong, Phnom Penh và Bắc Kinh đã thỏa thuận ngầm với nhau về việc Trung Quốc được sử dụng Ream như một căn cứ quân sự trong thời gian 30 năm – như dư luận từng xì xầm từ mùa hè năm 2019.

Bài Liên Quan

Leave a Comment