Mỹ, Nhật, Úc liên minh chống Vành Đai của Trung Cộng

\"\"
HOA THỊNH ĐỐN – Úc và Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ đã soạn thảo một kế hoạch đầu tư vào các quốc gia trên khắp Á Châu và Thái Bình Dương, trong một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng ngày đang tăng lên của Trung Quốc. Sáng Kiến Vành Đai Và Con Đường đại quy mô của Trung Quốc có thể cần mức kinh phí lên tới $1,000 tỷ Mỹ kim trong thập niên sắp tới.
Khi mô tả kế hoạch đó, Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo hứa hẹn một kỷ nguyên mới của việc dấn thân, và cam kết “chống đối” bất cứ nước nào mưu toan thống trị khu vực Á Châu -Thái Bình Dương, hoặc Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Nhưng mức cam kết ban đầu của ông, chi ra $113 triệu cho hạ tầng kiến trúc, là rất nhỏ so với kế hoạch của Trung Quốc. Kế hoạch này sẽ giúp xây dựng các hải cảng, cầu, đường lộ, đường hỏa xa, và những mạng lưới thông tin trên toàn cầu.
Động thái của Hoa Kỳ nối tiếp theo sau những mối căng thẳng đang gia tăng với Trung Quốc, gây ra bởi những nỗi lo ngại về việc Bắc Kinh khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực, và việc Trung Quốc can thiệp ngoại quốc, bao gồm cả những mối quan ngại về an ninh, được nêu ra bởi Anh Quốc và những nước khác.
Mới đây Úc giúp tài trợ cho một mạng lưới truyền thông Nam Thái Bình Dương, để ngăn chặn việc mạng lưới này được xây dựng bởi Huawei. Úc cho biết kế hoạch đầu tư mới này sẽ thúc đẩy một khu vực “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, mở cửa, bao hàm và thịnh vượng.”
Ngoại Trưởng Julie Bishop của Úc nói, “Úc, Mỹ và Nhật Bản đã loan báo một quan hệ đối tác ba bên, để đầu tư vào những dự án… sẽ xây dựng hạ tầng kiến trúc, giải quyết những thách đố về việc phát triển địa chỉ, làm tăng khả năng kết nối, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quan hệ đối tác ba bên này công nhận rằng cần phải có thêm sự hỗ trợ nữa, để làm gia tăng hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.”
Những lời loan báo được kèm theo bằng chi tiết ít ỏi, nhưng dường như là một phần của những nỗ lực mới đây nhằm tìm cách chống lại sự bành trướng của Trung Quốc đang gia tăng.
Những lần thỉnh thoảng Tổng Thống Donald Trump bày tỏ sự khinh thường đối với các đồng minh truyền thống, được kết hợp với những mức thuế ông đưa ra, ngôn từ hung hăng về “Nước Mỹ Ưu Tiên,” và việc ông rút ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước thương mại quốc tế không bao gồm Trung Quốc, đều đã dẫn tới những câu hỏi rằng nước Mỹ có sẵn sàng duy trì hay không vai trò mạnh mẽ của họ tại Á Châu, trong thời kỳ sau Đệ Nhị Thế Chiến
Trong tuần này ông Pompeo sẽ đi Mã Lai, Singapore, và Indonesia (Nam Dương). Ông đã dùng một bài diễn văn tại Hoa Thịnh Đốn, để nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn cam kết với khu vực này.
Trong một bài diễn văn tại Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, ông nói, “Ngân quỹ này [$113 triệu] là một khoản tiền cọc đặt trên một kỷ nguyên mới, trong việc Mỹ cam kết về kinh tế cho nền hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ tìm kiếm sự thống trị ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ phản đối bất cứ nước nào làm như thế.”
Bên cạnh nỗ lực phát triển một thế đối trọng kinh tế với Trung Quốc, thì Úc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, cùng với Ấn Độ, cũng đã bắn tin về khả năng hình thành một quan hệ đối tác an ninh bốn chiều, được nhiều người coi là nỗ lực nhằm kiềm hãm tham vọng của Trung Quốc.
Các phân tích gia nói rằng kế hoạch mới về hạ tầng kiến trúc là một nỗ lực rõ ràng, mặc dù là một nỗ lực khiêm tốn, để chống lại sáng kiến do chính phủ tài trợ của Trung Quốc.

Related posts

Leave a Comment