Tuyên bố về việc truy tố, phạt tù người biểu tình ôn hòa

\"\"

Dòng người biểu tình trước Dinh Độc Lập cũ tại Sài Gòn phản đối đặc khu 10/6/2018 (Courtesy images)

Hơn hai tháng qua, các tầng lớp từ nhân sĩ trí thức đến công chức, công nhân, nông dân, người buôn bán, người làm nghề tự do ở Việt Nam (VN) đều bày tỏ sự bất bình khi thấy Dự luật Đặc khu chứa đựng nhiều bất công giữa 3 Đặc khu hành chính –  kinh tế đặc biệt (3 huyện) với 710 quận huyện còn lại ở VN, khi thấy luật An Ninh mạng (ANM) là bịt miệng người dân. Hai Luật trên còn tiềm tàng chứa đựng nhiều nguy cơ cho bành trướng Trung Cộng thâu tóm, đẻ trứng, ém quân ngay những vị trí địa lý hiểm yếu ở Đặc khu và trong lĩnh vực quan trọng (CNTT) của VN, để đợi thời nuốt trọn VN.

Việc người dân nhiều tỉnh thành trong cả nước xuống đường biểu tình, tuần hành trong ngày Chủ nhật 10/6/2018 phản đối Dự luật Đặc khu, luật ANM, đòi “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội…” là một tín hiệu đáng mừng về tính tích cực sáng tạo công dân vì sự tồn vong, vì quyền sống trong hoà bình và phát triển của đất nước.

Việc nhà chức trách bắt 52 người biểu tình ôn hòa hơp pháp chiều ngày 10/6/2018 ở TP Biên Hòa và truy tố phạt tù 20 người “BIỂU TÌNH ÔN HÒA HƠP PHÁP” với cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng”, một tội danh mơ hồ, mà không hề có tổ chức hay cá nhân nào là bị hại do tội đó gây ra.

Từ những sự việc, nhận định trên chúng tôi khẳng định lập trường của những người ký Tuyên bố này yêu cầu nhà cầm quyền VN:

– Trả tự do cho tất cả những người biểu tình ôn hòa phản đối Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng ngày 10/6/2018 đã bị bắt, đang bị giam giữ, bị tù. Riêng TP Biên Hòa phải trả tự do ngay cho 20 người biểu tình bị Tòa án nhân dân TP Biên Hòa kết án ngày 30/6/2018, và lập tức Tòa án phải hủy bỏ bản án phi nhân với 20 người đi biểu tình ôn hòa hợp pháp ngày 10/6/2018 đó.

– Trả lại toàn bộ tài sản (điện thoại, băng rôn, áo, xe máy …) của người biểu tình đã bị công an thu giữ, hay Tòa án đã tuyên sung công.

– Xin lỗi, đền bù thiệt hại tinh thần, vật chất cho những người biểu tình ôn hòa đã bị đánh, bị bắt, bị giam giữ vô nhân đạo và phi pháp trong những năm qua.

– Quốc Hội CHXHCN Việt Nam khẩn cấp xem xét thông qua Luật bảo vệ quyền biểu tình của người dân như đã minh định trong Điều 25 Hiến pháp 2013, đem lại sinh khí cho hoạt động chính trị dân chủ, tự do, văn minh, lành mạnh của nhân dân Việt Nam.

 

Lập tại Sài Gòn ngày 4/8/2018

(Cá nhân, tổ chức đồng ý ký Tuyên bố xin gửi họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, chức vụ (nếu có) về Email: quyentudobieutinh18@gmail.com )

 

Tổ chức, cá nhân ký tên Tuyên bố

TỔ CHỨC:

  1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: LS Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM
  2. Diễn đàn XHDS VN. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
  3. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Nhà báo Lê Bảo Nhi
  4. Phong trào Lao động Việt. Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Chủ tịch PTLĐV
  5. Phong trào Liên đới Dân oan VN. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh, Dân oan BR- VT

CÁ NHÂN:

  1. Vũ Trọng Khải, PGS TS. Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường QLKT Bộ NN& PTNT, Thành viên CLB LHĐ, SG
  2. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, SG
  3. Đào Tiến Thi, Ths, nhà nghiên cứu Ngôn ngữ & Văn học, nguyên UV BCH Hội Ngôn ngữ học VN, HN
  4. Nguyễn Thị Kim Chi, NSƯT, hưu trí, TV CLB LHĐ, SG
  5. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, SG
  6. Lê Phú Khải, nhà báo, TV CLB LHĐ, SG
  7. Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ học, Sài Gòn
  8. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TV CLB LHĐ, SG
  9. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội
  10. Nguyễn Thanh Loan, giáo viên tự do, SG
  11. Ngô Thị Thứ, giáo viên Hóa THPT, Thủ Đức, SG
  12. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp TPHCM
  13. Võ Hồng Ly, Q2, Sài Gòn
  14. Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn GP, TV CLB LHĐ
  15. Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, Nha Trang, Khánh Hòa
  16. Lê Công Định, LS, tù nhân Nhân quyền, Sài Gòn
  17. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó TBT báo Tuổi trẻ TPHCM
  18. Bùi Minh Quốc, nhà thơ- nhà báo, Đà Lạt, Lâm Đồng
  19. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, Sài Gòn, TV CLB LHĐ
  20. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, hưu trí, TV CLB LHĐ
  21. Nguyễn Đăng Cao Đại, Kỹ sư XD, Sài Gòn
  22. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Tin lành, Sài Gòn
  23. Dương Kim Khải, Mục sư Tin lành, Sài Gòn
  24. Mai Thị Nguyệt, dân oan, Long An
  25. Trương Minh Tâm, dân oan, Long An
  26. Phạm Thị Quẩn, dân oan, Long An
  27. Trần Văn Đức, dân oan, Long An
  28. Nguyễn Thị Kim Thủy, dân oan, Tiền Giang
  29. Đoàn Thị Nữ, dân oan, Tiền Giang
  30. Trần Thị Liễu, dân oan, Tiền Giang
  31. Trần Thị Thật, dân oan, Tiền Giang
  32. Trần Thị Hoàng, dân oan, Tiền Giang
  33. Hồ Thị Đậy, dân oan, Bến Tre
  34. Đặng Thị Kính, dân oan, Bến Tre
  35. Lê Thị Ghi, dân oan, Bến Tre
  36. Nguyễn Thị Đuột, dân oan, Bến Tre
  37. Phan Thị Đẹp, dân oan, Bến Tre
  38. Lê Thị Kẽn, dân oan, Bến Tre
  39. Nguyễn Thị Xuân Tâm, dân oan, Bến tre
  40. Đỗ Thị Giỏi, dân oan, Bến tre
  41. Võ Thị Lệ, dân oan, Bến Tre
  42. Huỳnh Thị Hường, dân oan, Bến Tre
  43. Nguyễn Thị Cảnh, dân oan, Bến Tre
  44. Nguyễn Thị Trí, dân oan, Bình Dương
  45. Nguyễn Thị Bé Hai, dân oan, Tây Ninh
  46. Đỗ Thị Ngọc Nguyên, dân oan, Đồng Nai
  47. Phạm Ngọc Hoa, dân oan, Sài Gòn
  48. Trần Văn Bang, Kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG

Nguồn: baotiengdan.com

 

 

 

 

 

 

Related posts

Leave a Comment