Ảnh chụp qua màn hình TV : Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình Việt Nam nhận tự về nước đầu thú, ngày 03/08/2017. (REUTERS/Kham)
—
Tú Anh (RFI)
Kinh tế Iran dưới sức ép của Donald Trump, thương mại Pháp thâm thủng nghiêm trọng, một người thợ làm vườn ở California làm run rẩy tập đoàn hóa chất đa quốc gia Monsanto là những tựa lớn của báo chí Pháp hôm nay bên cạnh hồ sơ « Trịnh Xuân Thanh bị Hà Nội đánh thuốc mê và bắt cóc », chiếm một phần ba trang quốc tế của Le Monde.
Cảnh sát Đức nắm đủ chứng cớ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Slovakia dính líu vào vụ bắt cóc một người Việt ở Đức. Trịnh Xuân Thanh rời châu Âu trong chiếc máy bay của bộ Nội Vụ Slovakia tựa của Le Monde. Nhật báo độc lập mô tả vụ việc này như một tiểu thuyết gián điệp với những nhân vật có thật như (cựu) bộ trưởng Nội Vụ Robert Kalinak, bộ trưởng Công An Tô Lâm, cố vấn thủ tướng Slovakia Lê Hồng Quang và Trịnh Xuân Thanh, một cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam bị thất sủng.
Theo các nhà điều tra Đức, nhờ vào sự giúp đỡ – tự nguyện hay không – của chính quyền Slovakia hồi tháng 07 năm 2017 mà mật vụ Việt Nam đã bắt cóc thành công nhân vật này lúc đó đang tị nạn tại Berlin. Hai tuần sau, Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại Việt Nam và sau đó, lãnh bản án chung thân với tội danh tham nhũng.
Tuy nhiên, cảnh sát Đức không tin vào luận điểm của Hà Nội, theo đó Trịnh Xuân Thanh « tự ý về Việt Nam để được xét xử ». Trong bản báo cáo, cảnh sát Đức ghi rõ « ông Thanh bị cưỡng chế rời không gian Schengen trên một chiếc phi cơ của chính phủ Slovakia ». Ba ngày sau khi mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, văn phòng bộ Nội Vụ Slovakia chấp thuận một yêu cầu của bộ trưởng Công An Việt Nam Tô Lâm.
Thông tin này, có dính líu đến cựu bộ trưởng Nội Vụ Robert Kalinak, do báo chí Đức loan tải, đã làm Slovakia, quốc gia thành viên của Liên Hiệp Châu Âu từ năm 2004, chới với, kinh ngạc. Bởi vì tai tiếng này xảy ra chỉ 5 tháng sau vụ phóng viên điều tra tham nhũng Jan Kuciak bị bắn chết. Nhà báo Jan Kuciak bị giết trong khi điều tra những mối quan hệ giữa xã hội đen và chính phủ liên minh dân túy cánh tả và cực hữu.
Trước sức ép của công luận qua các cuộc xuống đường trên khắp nước lên án đích danh, bộ trưởng Nội Vụ Robert Kalinak phải từ chức vào ngày 12/03/2018.
Tô Lâm xin Slovakia giúp máy bay ?
Trở lại vụ Trịnh Xuân Thanh vào thời điểm tháng 07 năm 2017, theo lời giải thích của ông Robert Kalinak thì ông được « ông Tô Lâm cho biết đang ở Praha chờ máy bay về Việt Nam nhưng chuyến bay bị hủy nên cần giúp đỡ máy bay để về gấp ». Thế là bộ Nội Vụ Slovakia cấp ngay cho ông Tô Lâm một chiếc phi cơ của bộ, bay đến Praha đón nhóm người Việt rồi bay về Bratislava thủ đô của Slovakia. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn giữa Robert Kalinak và đồng nhiệm Tô Lâm tại một khách sạn, chiếc máy bay nói trên cất cánh bay sang Matxcơva. Đó là lời giải thích của cựu bộ trưởng Nội Vụ Slovakia.
Thế nhưng, báo chí Slovakia được một nhân chứng, sĩ quan cảnh sát Slovakia có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho đoàn Việt Nam. Viên cảnh sát này cho biết nhận được lệnh từ vụ trưởng vụ Lễ Tân của bộ Nội Vụ cho một người đàn ông độ 40 tuổi, bước chân loạng choạng, có hai người kèm hai bên, lên xe từ bãi đậu xe của bộ Nội Vụ chở ra phi trường Bratislava, lên máy bay đậu sẵn chở phái đoàn Việt Nam sang Matxcơva.
Thám tử điều tra của Đức gần như chắc chắn người đàn ông này là Trịnh Xuân Thanh, bị đánh ma túy nửa tỉnh nửa mê. Hai người đi kèm dìu hai bên là mật vụ Việt Nam. Chiếc xe « van » của toán đặc nhiệm Việt Nam đậu trước khách sạn Bôrik vào lúc Robert Kalinak và Tô Lâm gặp nhau đã được dữ liệu định vị GPS xác nhận. Chiếc xe này mang biển số Cộng Hoà Séc, trước đó được phát hiện ở Đức và ở nơi xảy ra vụ bắt cóc.
Một chi tiết khác, Lê Hồng Quang, một doanh nhân Việt mang quốc tịch Slovakia, cố vấn thủ tướng thời đó là Robert Fico, cũng có mặt trong chuyến bay từ Praha về Bratislava cùng với bộ trưởng Công An Việt Nam Tô Lâm. Lê Hồng Quang khi đó đang là đại biện ngoại giao sứ quán Slovakia tại Hà Nội.
Ẩn số
Câu hỏi đặt ra là vì sao vào thời điểm diễn ra vụ bắt cóc, bộ trưởng Robert Kalinak không chút thận trọng trước yêu cầu xin máy bay « trên trời rơi xuống » của đồng nhiệm Tô Lâm ?
Chính phủ Đức đã thông báo cho tất cả các nước thành viên trong không gian Schengen, trong đó có Slovakia, vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc. Đã thế, chuyến thăm của Tô Lâm được tổ chức vào giờ chót, ba người đi hạng doanh nhân, một người đi hạng phổ thông vì hết chỗ. Bốn vé máy bay của phái đoàn được đặt mua vào ngày hôm trước ở Cộng hoà Séc, theo báo Dennik N.
Cứu danh dự Slovakia
Tổng thống Andrej Kiska, độc lập, cố gắng làm trong sạch hóa chế độ, yêu cầu điều tra đến nơi đến chốn và thúc giục đương kim bộ trưởng Nội Vụ từ chức vì bà này bị nghi ngờ cản trở điều tra để bao che cho người tiền nhiệm. Tai tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh làm cho tổng thống Kiska lo âu cho danh tiếng của Slovakia trên trường ngoại giao châu Âu.
Nguồn: Tú Anh (RFI)
Slovakia dính líu vào vụ bắt cóc một người Việt ở Đức. Trịnh Xuân Thanh rời châu Âu trong chiếc máy bay của bộ Nội Vụ Slovakia tựa của Le Monde. Nhật báo độc lập mô tả vụ việc này như một tiểu thuyết gián điệp với những nhân vật có thật như (cựu) bộ trưởng Nội Vụ Robert Kalinak, bộ trưởng Công An Tô Lâm, cố vấn thủ tướng Slovakia Lê Hồng Quang và Trịnh Xuân Thanh, một cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam bị thất sủng.
Theo các nhà điều tra Đức, nhờ vào sự giúp đỡ – tự nguyện hay không – của chính quyền Slovakia hồi tháng 07 năm 2017 mà mật vụ Việt Nam đã bắt cóc thành công nhân vật này lúc đó đang tị nạn tại Berlin. Hai tuần sau, Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại Việt Nam và sau đó, lãnh bản án chung thân với tội danh tham nhũng.
Tuy nhiên, cảnh sát Đức không tin vào luận điểm của Hà Nội, theo đó Trịnh Xuân Thanh « tự ý về Việt Nam để được xét xử ». Trong bản báo cáo, cảnh sát Đức ghi rõ « ông Thanh bị cưỡng chế rời không gian Schengen trên một chiếc phi cơ của chính phủ Slovakia ». Ba ngày sau khi mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, văn phòng bộ Nội Vụ Slovakia chấp thuận một yêu cầu của bộ trưởng Công An Việt Nam Tô Lâm.
Thông tin này, có dính líu đến cựu bộ trưởng Nội Vụ Robert Kalinak, do báo chí Đức loan tải, đã làm Slovakia, quốc gia thành viên của Liên Hiệp Châu Âu từ năm 2004, chới với, kinh ngạc. Bởi vì tai tiếng này xảy ra chỉ 5 tháng sau vụ phóng viên điều tra tham nhũng Jan Kuciak bị bắn chết. Nhà báo Jan Kuciak bị giết trong khi điều tra những mối quan hệ giữa xã hội đen và chính phủ liên minh dân túy cánh tả và cực hữu.
Trước sức ép của công luận qua các cuộc xuống đường trên khắp nước lên án đích danh, bộ trưởng Nội Vụ Robert Kalinak phải từ chức vào ngày 12/03/2018.
Tô Lâm xin Slovakia giúp máy bay ?
Trở lại vụ Trịnh Xuân Thanh vào thời điểm tháng 07 năm 2017, theo lời giải thích của ông Robert Kalinak thì ông được « ông Tô Lâm cho biết đang ở Praha chờ máy bay về Việt Nam nhưng chuyến bay bị hủy nên cần giúp đỡ máy bay để về gấp ». Thế là bộ Nội Vụ Slovakia cấp ngay cho ông Tô Lâm một chiếc phi cơ của bộ, bay đến Praha đón nhóm người Việt rồi bay về Bratislava thủ đô của Slovakia. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn giữa Robert Kalinak và đồng nhiệm Tô Lâm tại một khách sạn, chiếc máy bay nói trên cất cánh bay sang Matxcơva. Đó là lời giải thích của cựu bộ trưởng Nội Vụ Slovakia.
Thế nhưng, báo chí Slovakia được một nhân chứng, sĩ quan cảnh sát Slovakia có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho đoàn Việt Nam. Viên cảnh sát này cho biết nhận được lệnh từ vụ trưởng vụ Lễ Tân của bộ Nội Vụ cho một người đàn ông độ 40 tuổi, bước chân loạng choạng, có hai người kèm hai bên, lên xe từ bãi đậu xe của bộ Nội Vụ chở ra phi trường Bratislava, lên máy bay đậu sẵn chở phái đoàn Việt Nam sang Matxcơva.
Thám tử điều tra của Đức gần như chắc chắn người đàn ông này là Trịnh Xuân Thanh, bị đánh ma túy nửa tỉnh nửa mê. Hai người đi kèm dìu hai bên là mật vụ Việt Nam. Chiếc xe « van » của toán đặc nhiệm Việt Nam đậu trước khách sạn Bôrik vào lúc Robert Kalinak và Tô Lâm gặp nhau đã được dữ liệu định vị GPS xác nhận. Chiếc xe này mang biển số Cộng Hoà Séc, trước đó được phát hiện ở Đức và ở nơi xảy ra vụ bắt cóc.
Một chi tiết khác, Lê Hồng Quang, một doanh nhân Việt mang quốc tịch Slovakia, cố vấn thủ tướng thời đó là Robert Fico, cũng có mặt trong chuyến bay từ Praha về Bratislava cùng với bộ trưởng Công An Việt Nam Tô Lâm. Lê Hồng Quang khi đó đang là đại biện ngoại giao sứ quán Slovakia tại Hà Nội.
Ẩn số
Câu hỏi đặt ra là vì sao vào thời điểm diễn ra vụ bắt cóc, bộ trưởng Robert Kalinak không chút thận trọng trước yêu cầu xin máy bay « trên trời rơi xuống » của đồng nhiệm Tô Lâm ?
Chính phủ Đức đã thông báo cho tất cả các nước thành viên trong không gian Schengen, trong đó có Slovakia, vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc. Đã thế, chuyến thăm của Tô Lâm được tổ chức vào giờ chót, ba người đi hạng doanh nhân, một người đi hạng phổ thông vì hết chỗ. Bốn vé máy bay của phái đoàn được đặt mua vào ngày hôm trước ở Cộng hoà Séc, theo báo Dennik N.
Cứu danh dự Slovakia
Tổng thống Andrej Kiska, độc lập, cố gắng làm trong sạch hóa chế độ, yêu cầu điều tra đến nơi đến chốn và thúc giục đương kim bộ trưởng Nội Vụ từ chức vì bà này bị nghi ngờ cản trở điều tra để bao che cho người tiền nhiệm. Tai tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh làm cho tổng thống Kiska lo âu cho danh tiếng của Slovakia trên trường ngoại giao châu Âu.
Nguồn: Tú Anh (RFI)