Ba Lan và bài học cải tổ chính trị hậu cộng sản

\"\"

Ba Lan đã trải qua gần ba thập niên chuyển đổi hậu thể chế cộng sản, với người dân ngày càng có nhiều quyền lên tiếng hơn. (GETTY IMAGES)

Ba Lan, quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi và cải tổ hậu thể chế cộng sản và thể chế xã hội chủ nghĩa trong gần ba thập niên qua, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng từ kinh tế đến chính trị và trong nâng cao vị thế quốc tế, theo một nhà xã hội học từ Đại học Warsaw.

Mặc dù có một số cấp độ chưa hài lòng với việc thụ hưởng, phân phối các thành tích của phát triển và tiến bộ, mà một biểu hiện dẫn đến hậu quả của chính quyền dân túy đang cầm quyền hiện nay, vẫn có thể có những bài học mà Việt Nam có thể học hỏi từ cách chuyển đổi, cải tổ của Ba Lan, Tiến sỹ Grazyna Szymanska nói với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo tư mùa hè này ở Warsaw.

Việt Nam đang có những chuyển đổi có thể quan sát thấy, đặc biệt với các chuyển động của xã hội dân sự và Việt Nam có những tiềm năng lớn dẫn đến những thay đổi trong tương lai, vẫn theo nhà nghiên cứu này.

Trước hết, Tiến sỹ Grazyna Szymanska đưa ra cái nhìn tổng quan về ba thập niên chuyển đổi thể chế chính trị, kinh tế và xã hội ở Ba Lan, bà nói:

\”Đã là khá lâu kể từ khi Ba Lan chuyển đổi từ một xã hội XHCN sang một xã hội hậu XHCN.

\”Thời gian đã là gần 30 năm và trong giai đoạn này, đất nước và xã hội Ba Lan đã trải qua rất nhiều thay đổi trong nhiều khía cạnh bắt đầu từ kinh tế. Tất nhiên, với việc đưa kinh tế thị trường tự do vào và việc tham gia vào kinh tế toàn cầu, cho tới những thay đổi chính trị khi chúng tôi chuyển đổi sang nền dân chủ tự do.

\”Tất nhiên, có thể nói tới các thay đổi diễn ra theo địa chính trị với sự gia nhập vào các cấu trúc của Liên minh Châu Âu, gia nhập vào khối Hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà đều là những thay đổi quan trọng đối với vị trí quốc tế của chúng tôi, đây là những chủ đề rất lớn.\”

Điểm tốt và chưa tốt?

\"Ba
Ba Lan hiện là một quốc gia thành viên có mức độ tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội khá tốt trong EU. (GETTY IMAGES)

Trước câu hỏi đâu có thể là điểm tốt và chưa tốt trong sự chuyển đổi này ở Ba Lan mà ngày nay có thể thấy được một cách rõ ràng nhất, nhà nghiên cứu xã hội Grazyna Szymanska đáp:

\”Nói chung, điều kiện của xã hội Ba Lan đã thay đổi mạnh qua các năm tháng đó.

\”Bắt đầu từ những tiến bộ kinh tế, cho đến đạt được những thành tựu về nhân quyền và duy trì, đảm bảo được một số tiêu chuẩn của dân chủ.

\”Tuy nhiên một số cấp độ chưa thỏa mãn vẫn tồn tại trong xã hội Ba Lan.

\”Ví dụ trong một vài năm trở lại, điều này đã có hệ quả qua sự hình thành của một chính phủ mà vì lý do này khác có thái độ dân túy.

\”Nhưng đó là một vấn đề chung với nhiều quốc gia khác ở Tây Âu, cũng như ở Mỹ.

\”Tôi muốn nói lý do chính là sự bất mãn về bất bình đẳng ngày một gia tăng.

\”Và sự thiếu vắng của một số kết quả của các tiến bộ mà một số tầng lớp trong xã hội có thể cảm thấy họ bị tụt hậu, bỏ lại trong quá trình chuyển đổi này từ một nhà nước xã hội chủ nghĩa sang một nhà nước dân chủ với nền kinh tế thị trường.\”

Bài học nào có thể rút ra?

\"Tiến
Tiến sỹ Grazyna Szymanska từ Đại học Warsaw (trái) cho rằng Việt Nam đang có những nhân tố tiềm năng có thể đưa tới thay đổi ở tương lai. (BBC NEWS TIẾNG VIỆT)

Hoàng Hưng: \’XH dân sự lớn mạnh nhờ mạng\’

Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?

Chuyên đề về Ba Lan

Trả lời câu hỏi có thể nhìn nhận thế nào về Việt Nam ngày nay và Việt Nam có thể học được bài học gì từ sự chuyển đổi, cải cách của Ba Lan để cải thiện quá trình chuyển dịch kinh tế, xã hội nếu nước này mong muốn, nhà xã hội học từ Ba Lan nói:

\”Tất nhiên tình hình của Việt Nam đương đại khác biệt rất nhiều khi so sánh với tình hình xảy ra ở Ba Lan trước chuyển đổi vì Việt Nam có thể được nhìn nhận như một quốc gia với chính quyền chuyên chế, độc đảng, nhưng mặt khác Việt Nam cũng đưa vào một số yếu tố của nền kinh tế thị trường tự do.

\”Tuy nhiên chúng ta có thể quan sát, nhận thấy hệ thống chuyên chế, độc đảng này cũng giới hạn một số phát triển của quốc gia ở nhiều khía cạnh.

\”Do đó tôi nhận thấy rằng trong thể chế độc tài, chuyên chính, chính quyền Việt Nam đang cố gắng đạt được sự phát triển kinh tế và một số chuẩn mực nhưng vẫn gắng duy trì quyền lực của chính thể.

\”Tuy vậy điều đó có thể làm được không thì tôi không chắc chắn. Trong trường hợp của Ba Lan và các quốc gia ở Đông Âu và Trung Âu, quá trình dân chủ hóa đã xảy ra trước, đi trước thay đổi về kinh tế và điều này đã tỏ ra thành công với chúng tôi.

\”Do vậy một số bài học từ Ba Lan về mặt phát triển của xã hội dân sự, lĩnh vực hoạt động xã hội, tôi nghĩ có thể có lợi cho xã hội Việt Nam, bởi vì ở Ba Lan, toàn bộ quá trình chuyển đổi, cải tổ đã bắt đầu từ phong trào xã hội.

\”Chúng tôi đã có sự chuyển động to lớn từ Phong trào Công đoàn Đoàn kết, do đó quan sát sự chuyển vận trong trong xã hội dân sự và người dân Việt Nam ở trong nước hiện nay, tôi nghĩ có nhiều tiềm năng có thể đưa tới thay đổi trong tương lai,\” Tiến sỹ Grazyna Szymanska nói với BBC Tiếng Việt.

Nguồn: Quốc Phương (BBC)

Related posts

Leave a Comment