Người dân Lào rời khu vực bị ngập lụt do vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, Lào, ngày 26/07/2018. (REUTERS/Soe Zeya Tun)
—
Tú Anh (RFI) —
Hơn hai tuần sau vụ vỡ đập thủy điện ở đông nam nước Lào, Vientiane vẫn chưa công bố thiệt hại nhân mạng. Chính phủ Lào khẳng định có 30 người chết nhưng dân làng cho biết thiệt hại nặng hơn nhiều, có thể trên 150 người. Vì sao nhà nước bưng bít thông tin ?
Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus phân tích :
« Từ hàng chục năm nay, chính phủ Lào đặt hết hy vọng vào sản xuất thủy điện nhờ vào các đập xây trên sông Mêkông và các chi lưu. Mục tiêu của đất nước cộng sản nghèo với 7 triệu dân là làm mọi cách để trở thành « bình điện của Đông Nam Á » theo một khẩu hiệu tuyên truyền chính thức. Nói cách khác, Lào muốn cung cấp điện cho tất cả các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Thái Lan, nhờ vào khoảng 100 đập đã hoặc đang được xây dựng.
Tuy nhiên, vụ đập Xepian-Xe Nam Noy bị vỡ hồi cuối tháng 7 là hậu quả bi thảm của đường lối phát triển với guồng máy nhân sự kém cỏi. Nếu tai nạn xảy ra ở một trong những đập xây trên dòng sông chính Mêkông, thiệt lại sẽ vô cùng to lớn.
Mặc dù vụ vỡ đập gây nhiều thiệt hại nhân mạng, chính phủ Lào từ chối nhìn nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi cho công ty đối tác Hàn Quốc.
Cũng trong chiều hướng che dấu thông tin, Vientiane cấm phóng viên báo chí đưa tin về hệ quả tai nạn. Thái độ không minh bạch, không nhìn nhận sự thật, thể hiện mối lo sợ của chính phủ Lào e rằng chiến lược thủy điện bị xem xét lại. Một chiến lược mang lại lợi nhuận cho thành phần có đặc quyền tại nước Lào nhưng rất tai hại cho dân làng ».
Nguồn: RFI
« Từ hàng chục năm nay, chính phủ Lào đặt hết hy vọng vào sản xuất thủy điện nhờ vào các đập xây trên sông Mêkông và các chi lưu. Mục tiêu của đất nước cộng sản nghèo với 7 triệu dân là làm mọi cách để trở thành « bình điện của Đông Nam Á » theo một khẩu hiệu tuyên truyền chính thức. Nói cách khác, Lào muốn cung cấp điện cho tất cả các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Thái Lan, nhờ vào khoảng 100 đập đã hoặc đang được xây dựng.
Tuy nhiên, vụ đập Xepian-Xe Nam Noy bị vỡ hồi cuối tháng 7 là hậu quả bi thảm của đường lối phát triển với guồng máy nhân sự kém cỏi. Nếu tai nạn xảy ra ở một trong những đập xây trên dòng sông chính Mêkông, thiệt lại sẽ vô cùng to lớn.
Mặc dù vụ vỡ đập gây nhiều thiệt hại nhân mạng, chính phủ Lào từ chối nhìn nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi cho công ty đối tác Hàn Quốc.
Cũng trong chiều hướng che dấu thông tin, Vientiane cấm phóng viên báo chí đưa tin về hệ quả tai nạn. Thái độ không minh bạch, không nhìn nhận sự thật, thể hiện mối lo sợ của chính phủ Lào e rằng chiến lược thủy điện bị xem xét lại. Một chiến lược mang lại lợi nhuận cho thành phần có đặc quyền tại nước Lào nhưng rất tai hại cho dân làng ».
Nguồn: RFI