Tác giả Kami kết luận: “lãnh đạo CSVN không dám bán nước một cách công khai và lộ liễu, dầu rằng tại thời điểm hiện tại đã có tới 30% lãnh đạo Việt Nam được đào tạo từ Trung Quốc, đều làm nhiệm vụ gián điệp cho Bắc Kinh.”
++
Thoát Trung không phải là bài Hoa
Kami
–
Một thực tế là ở Việt nam, hầu như ai ai cũng có tâm lý căm ghét, thậm chí là căm thù Trung quốc. Người ta cho rằng điều đó đã ngấm vào máu của mỗi người dân Việt nam. Không phải vô tình mà Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh một phần tử thân Tầu, trước đây đã phải cay đắng thừa nhận rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”.
Kể từ sau năm 1990, khi hai nước Việt nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ sau hơn một thập kỷ đối đầu, cho đến nay toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế của Việt nam đã có nhiều biểu hiện cho thấy đã gắn chặt vào Trung Quốc. Do vậy việc thoát Trung đã trở thành một vấn đề cấp bách. Nếu không thì Việt nam không có cơ hội thoát được họa cộng sản để mà phát triển, kể cả việc thoát khỏi giáo lý của Trung hoa đã đeo đuổi trong tâm thức người Việt hàng nghìn năm qua.
Luận điểm này đã được những người hoạt động và ủng hộ cho phong trào Dân chủ ở Việt nam trong và ngoài nước hiện nay hết sức ủng hộ. Vì theo họ nghĩ rất đơn giản, thoát Trung được thì thoát Cộng được và sau đó sẽ lập tức có một tương lai tươi sáng. Đồng thời ghét Trung, bài Trung cũng là một cách gián tiếp ghét cộng sản, bởi theo họ Trung quốc là quốc gia có cùng ý thức hệ cộng sản giống Việt nam. Thoát ra khỏi vòng cương tỏa của cường quốc cộng sản này vốn là chỗ dựa vững chắc cho chế độ độc tài toàn trị ở Việt nam hiện nay. Đó có lẽ là những lý do khiến cho rất nhiều người Việt Nam ghét Trung quốc trên tất cả mọi phương diện. Tới mức có cái gì dính đến Trung quốc một chút xíu thôi là họ quyết sẽ không để yên.
Một thực tế là ở Việt nam, hầu như ai ai cũng có tâm lý căm ghét, thậm chí là căm thù Trung quốc. Người ta cho rằng điều đó đã ngấm vào máu của mỗi người dân Việt nam. Không phải vô tình mà Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh một phần tử thân Tầu, trước đây đã phải cay đắng thừa nhận rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”.
Kể từ sau năm 1990, khi hai nước Việt nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ sau hơn một thập kỷ đối đầu, cho đến nay toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế của Việt nam đã có nhiều biểu hiện cho thấy đã gắn chặt vào Trung Quốc. Do vậy việc thoát Trung đã trở thành một vấn đề cấp bách. Nếu không thì Việt nam không có cơ hội thoát được họa cộng sản để mà phát triển, kể cả việc thoát khỏi giáo lý của Trung hoa đã đeo đuổi trong tâm thức người Việt hàng nghìn năm qua.
Luận điểm này đã được những người hoạt động và ủng hộ cho phong trào Dân chủ ở Việt nam trong và ngoài nước hiện nay hết sức ủng hộ. Vì theo họ nghĩ rất đơn giản, thoát Trung được thì thoát Cộng được và sau đó sẽ lập tức có một tương lai tươi sáng. Đồng thời ghét Trung, bài Trung cũng là một cách gián tiếp ghét cộng sản, bởi theo họ Trung quốc là quốc gia có cùng ý thức hệ cộng sản giống Việt nam. Thoát ra khỏi vòng cương tỏa của cường quốc cộng sản này vốn là chỗ dựa vững chắc cho chế độ độc tài toàn trị ở Việt nam hiện nay. Đó có lẽ là những lý do khiến cho rất nhiều người Việt Nam ghét Trung quốc trên tất cả mọi phương diện. Tới mức có cái gì dính đến Trung quốc một chút xíu thôi là họ quyết sẽ không để yên.
Mới nhất, trong những ngày này là hình ảnh Vạn lý trường thành, một kỳ quan lớ trên thế giới của Trung Quốc, được Bộ Giáo Dục Việt Nam in trên bìa sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 khiến dư luận xôn xao và bất bình. Tuy nhiên, trong nội dung của cuốn sách giáo khoa Lịch sử phổ thông lớp 7 đó, người ta không chỉ đề cập đến lịch sử Việt Nam mà còn có cả nội dung lịch sử thế giới, vì thế có lẽ việc xuất hiện hình ảnh Vạn lý trường thành trên bìa sách thiết nghĩ đó là một việc hoàn toàn bình thường không có gì nghiêm trọng cả. Nó không giống như như việc những tấm biển chỉ dẫn tại các các nhà ga hay “thẻ lên tầu” (thử nghiệm) của tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh, khi người ta cố ý ghi bằng 2 thứ tiếng Trung quốc và Việt Nam. Trong đó tiếng Trung quốc ở trên và tiếng Việt Nam ở dưới, nói đúng hơn là tiếng Việt được dùng để minh họa cho tiếng Trung ngay trên xứ sở của người Việt. Đó là điều khó có thể chấp nhận được đối với mỗi người Việt Nam.
Trong vấn đề tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh ở Hà Nội hiện nay cũng vậy, cũng cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Đã có rất nhiều người tuy không phân biệt được giữa đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc quốc gia. Song họ vẫn chê bai hết lời khi so sánh và muốn tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội phải có tốc độ như các tuyến đường Shinkansen ở Nhật bản chạy với tốc độ hơn 260 km/h. Họ không biết rằng với một tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh có tổng chiều dài 13,5 km mà có tới 12 ga trạm, nghĩa là khoảng cách các ga tram chỉ chừng 1 km, thì với tốc độ lữ hành 35 km/h là có thể chấp nhận được nếu bạn không muốn xô đẩy dúi dụi mỗi khi tàu vào ga và bạn có thể đi từ Hà Đông – Cát Linh trong vòng 20′. Tầu điện nội đô không phải là tàu điện cao tốc, các bạn đang rơi vào sự nhầm lẫn của ĐBQH Trần Tiến Cảnh trước đây khi nói về Đường sắt cao tốc Bắc – Nam khi cho rằng, “Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm…”.
Đa phần trí thức người Việt Nam luôn kêu gọi phải “Thoát Trung”. Người ta cho rằng nếu Việt nam không thoát Trung, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì không có cơ hội thoát được họa cộng sản để phát triển, mà bài học canh tân của Nhật bản bằng cách thoát khỏi giáo lý của Trung hoa là một tấm gương điển hình cho Việt nam trong lúc này. Luận điểm này đã được những người hoạt động và ủng hộ cho phong trào Dân chủ ở Việt nam trong và ngoài nước hiện nay hết sức ủng hộ. Vì theo họ nghĩ rất đơn giản, thoát Trung được thì thoát Cộng được và sau đó sẽ lập tức có một tương lai tươi sáng. Đồng thời ghét Trung, bài Trung cũng là một cách gián tiếp ghét cộng sản, bởi theo họ Trung quốc là quốc gia có cùng ý thức hệ cộng sản giống Việt nam.
Tuy vậy, có ít người hiểu rõ thoát Trung là gì? Vì thế họ nhầm lẫn giữa việc thoát Trung trở thành tâm lý bài Trung, chống Trung Quốc. Đó là lý do vì sao trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện các thông tin được cho là lãnh đạo Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc một cách cực đoan.
Quan điểm thoát Trung là hoàn toàn đúng đắn, song chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa thoát Trung và bài Hoa, phải tách biệt được nhà cầm quyền cộng sản hiện nay với người dân và những giá trị văn hóa Trung quốc. Không thể lẫn lộn và mù quáng trong vấn đề này, bởi vì Trung quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh của nhân loại, họ có hơn 5.000 năm lịch sử với biết bao đóng góp to lớn cho xã hội loài người. Không thể vì lý do ghét Trung quốc để bài xích và đả phá tất cả mọi giá trị tốt đẹp của họ.
Nếu hiểu đúng, “thoát Trung” không phải là việc quay lưng lại hoàn toàn, không quan hệ với Trung Quốc, mà “thoát Trung” là cần xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ giữa hai quốc gia, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau một cách thực sự. Có nghĩa là, “thoát Trung” không có nghĩa là bài Trung hay chống Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là việc giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy vậy việc thoát Trung hoàn toàn không thể là việc bài Hoa, mà điển hình là các hành động cứng rắn quá mức của cố Tổng BT Lê Duẩn trong việc xử lý quan hệ Việt Trung giai đoạn 1978 – 1979, đã đuổi hàng vạn Hoa Kiều ra khỏi Việt Nam.
Ở các nước khu vực Đông Nam Á, như ở Thái lan, Mã lai hay Singapore… là nơi có những cộng đồng người Hoa sinh sống rất đông. Ở những quốc gia đó, người Hoa hầu như làm chủ hoàn toàn về hoạt động thương mại ở các thành phố lớn và các thị xã và chiếm ưu thế trong hoạt động chính trị. Thậm chí có những khu vực China Tow sầm uất toàn bộ do người Hoa quản lý. Đó được coi là sự xâm thực lặng lẽ của những người gốc nước ngoài trong vấn đề kinh doanh thương mại. Đây không phải là điều đáng lo ngại. Vì tại sao các quốc gia đó vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hóa và sự độc lập của họ mà hầu như không chịu ảnh hưởng ở bất kỳ lĩnh vực nào? Nên nhớ, ở những nơi đó người Hoa không bao giờ nhận họ là người Trung quốc, mà họ tự khẳng định họ là người Thái, người Mã lai hay người Singapore gốc Hoa một cách hết sức tự hào. Những chính trị gia người Thái gốc Hoa chiếm đa số trong nghị trường Thái Lan, các đời Thủ tướng chính quyền dân sự ở Thái lan như Banharn Silpa-Archa, Thackshin, Yingluck… đều là người Thái gốc Hoa mà ra cả, vậy mà chính trị Thái lan có phụ thuộc vào Trung Quốc như Việt Nam đâu?
Nói ra những cái đó ra để thấy, việc lo sợ trước việc xâm thực của văn hóa để tiến tới một sự đồng hóa của Trung quốc đối với dân tộc Việt nam là cần thiết, cần phải cảnh giác, nhưng hoàn toàn không dễ để thực hiện được điều đó. Với một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, đã phải sống cạnh một anh láng giễng xấu tính có tham vọng bành trướng. Kể cả đã trải qua một ngàn năm Bắc Thuộc người Việt vẫn không hề bị đồng hóa.
Nói như vậy để thấy, ở cạnh Trung Quốc phải đòi hòi Việt Nam có một sự ngoại giao uyển chuyển phù hợp với từng giai đoạn. Điều quan trọng là không được gắn chặt để rồi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.
Tin giờ chót, theo Giáo sư Carl Thayer, sau khi xem xét nhiều khía cạnh bản thông cáo thông cáo chính thức về cuộc gặp gỡ trao đổi giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Jim Mattis tại Mỹ trung tuần tháng 8/2018, về mối quan hệ Mỹ-Việt. Đã đánh giá cho rằng đây có thể là một bước ngoặt mới mở ra cho Việt Nam khi chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông được Mỹ công nhận một cách chính thức. Theo đó, từ trước đến nay, chưa bao giờ Mỹ tuyên bố rằng Mỹ sẽ đụng vào chủ quyền quốc gia của một nước nào cụ thể hay chủ quyền cụ thể nào ở Biển Đông cả, nhưng lần này Mỹ đã công bố điều này một cách chính thức toàn phương diện. Mỹ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng và họ tôn trọng điều đó, đặc biệt là chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.
Điều đó cho thấy, ban lãnh đạo Việt Nam đã quyết định xoay trục để xích lại gần Hoa Kỳ hơn. Nói thế để thấy, lãnh đạo CSVN không dám bán nước một cách công khai và lộ liễu, dầu rằng tại thời điểm hiện tại đã có tới 30% lãnh đạo Việt Nam được đào tạo từ Trung Quốc, đều làm nhiệm vụ gián điệp cho Bắc Kinh.
Đa phần trí thức người Việt Nam luôn kêu gọi phải “Thoát Trung”. Người ta cho rằng nếu Việt nam không thoát Trung, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì không có cơ hội thoát được họa cộng sản để phát triển, mà bài học canh tân của Nhật bản bằng cách thoát khỏi giáo lý của Trung hoa là một tấm gương điển hình cho Việt nam trong lúc này. Luận điểm này đã được những người hoạt động và ủng hộ cho phong trào Dân chủ ở Việt nam trong và ngoài nước hiện nay hết sức ủng hộ. Vì theo họ nghĩ rất đơn giản, thoát Trung được thì thoát Cộng được và sau đó sẽ lập tức có một tương lai tươi sáng. Đồng thời ghét Trung, bài Trung cũng là một cách gián tiếp ghét cộng sản, bởi theo họ Trung quốc là quốc gia có cùng ý thức hệ cộng sản giống Việt nam.
Tuy vậy, có ít người hiểu rõ thoát Trung là gì? Vì thế họ nhầm lẫn giữa việc thoát Trung trở thành tâm lý bài Trung, chống Trung Quốc. Đó là lý do vì sao trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện các thông tin được cho là lãnh đạo Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc một cách cực đoan.
Quan điểm thoát Trung là hoàn toàn đúng đắn, song chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa thoát Trung và bài Hoa, phải tách biệt được nhà cầm quyền cộng sản hiện nay với người dân và những giá trị văn hóa Trung quốc. Không thể lẫn lộn và mù quáng trong vấn đề này, bởi vì Trung quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh của nhân loại, họ có hơn 5.000 năm lịch sử với biết bao đóng góp to lớn cho xã hội loài người. Không thể vì lý do ghét Trung quốc để bài xích và đả phá tất cả mọi giá trị tốt đẹp của họ.
Nếu hiểu đúng, “thoát Trung” không phải là việc quay lưng lại hoàn toàn, không quan hệ với Trung Quốc, mà “thoát Trung” là cần xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ giữa hai quốc gia, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau một cách thực sự. Có nghĩa là, “thoát Trung” không có nghĩa là bài Trung hay chống Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là việc giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy vậy việc thoát Trung hoàn toàn không thể là việc bài Hoa, mà điển hình là các hành động cứng rắn quá mức của cố Tổng BT Lê Duẩn trong việc xử lý quan hệ Việt Trung giai đoạn 1978 – 1979, đã đuổi hàng vạn Hoa Kiều ra khỏi Việt Nam.
Ở các nước khu vực Đông Nam Á, như ở Thái lan, Mã lai hay Singapore… là nơi có những cộng đồng người Hoa sinh sống rất đông. Ở những quốc gia đó, người Hoa hầu như làm chủ hoàn toàn về hoạt động thương mại ở các thành phố lớn và các thị xã và chiếm ưu thế trong hoạt động chính trị. Thậm chí có những khu vực China Tow sầm uất toàn bộ do người Hoa quản lý. Đó được coi là sự xâm thực lặng lẽ của những người gốc nước ngoài trong vấn đề kinh doanh thương mại. Đây không phải là điều đáng lo ngại. Vì tại sao các quốc gia đó vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hóa và sự độc lập của họ mà hầu như không chịu ảnh hưởng ở bất kỳ lĩnh vực nào? Nên nhớ, ở những nơi đó người Hoa không bao giờ nhận họ là người Trung quốc, mà họ tự khẳng định họ là người Thái, người Mã lai hay người Singapore gốc Hoa một cách hết sức tự hào. Những chính trị gia người Thái gốc Hoa chiếm đa số trong nghị trường Thái Lan, các đời Thủ tướng chính quyền dân sự ở Thái lan như Banharn Silpa-Archa, Thackshin, Yingluck… đều là người Thái gốc Hoa mà ra cả, vậy mà chính trị Thái lan có phụ thuộc vào Trung Quốc như Việt Nam đâu?
Nói ra những cái đó ra để thấy, việc lo sợ trước việc xâm thực của văn hóa để tiến tới một sự đồng hóa của Trung quốc đối với dân tộc Việt nam là cần thiết, cần phải cảnh giác, nhưng hoàn toàn không dễ để thực hiện được điều đó. Với một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, đã phải sống cạnh một anh láng giễng xấu tính có tham vọng bành trướng. Kể cả đã trải qua một ngàn năm Bắc Thuộc người Việt vẫn không hề bị đồng hóa.
Nói như vậy để thấy, ở cạnh Trung Quốc phải đòi hòi Việt Nam có một sự ngoại giao uyển chuyển phù hợp với từng giai đoạn. Điều quan trọng là không được gắn chặt để rồi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.
Tin giờ chót, theo Giáo sư Carl Thayer, sau khi xem xét nhiều khía cạnh bản thông cáo thông cáo chính thức về cuộc gặp gỡ trao đổi giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Jim Mattis tại Mỹ trung tuần tháng 8/2018, về mối quan hệ Mỹ-Việt. Đã đánh giá cho rằng đây có thể là một bước ngoặt mới mở ra cho Việt Nam khi chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông được Mỹ công nhận một cách chính thức. Theo đó, từ trước đến nay, chưa bao giờ Mỹ tuyên bố rằng Mỹ sẽ đụng vào chủ quyền quốc gia của một nước nào cụ thể hay chủ quyền cụ thể nào ở Biển Đông cả, nhưng lần này Mỹ đã công bố điều này một cách chính thức toàn phương diện. Mỹ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng và họ tôn trọng điều đó, đặc biệt là chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.
Điều đó cho thấy, ban lãnh đạo Việt Nam đã quyết định xoay trục để xích lại gần Hoa Kỳ hơn. Nói thế để thấy, lãnh đạo CSVN không dám bán nước một cách công khai và lộ liễu, dầu rằng tại thời điểm hiện tại đã có tới 30% lãnh đạo Việt Nam được đào tạo từ Trung Quốc, đều làm nhiệm vụ gián điệp cho Bắc Kinh.
Ngày 19 tháng 08 năm 2018
Nguồn: Kami’s Blog
Nguồn: Kami’s Blog