–
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuần tới sẽ lại có chuyến thăm CHDCND Triều Tiên để cố thuyết phục nước này giải trừ hạt nhân. Đi cùng ông lần này là Phó chủ tịch tập đoàn ô tô Ford Stephen Biegun, với hy vọng phá vỡ thế bế tắc trong đàm phán.
Ông Pompeo ngày 23.8 thông báo bổ nhiệm Phó chủ tịch Biegun, nhà chính sách đối ngoại kỳ cựu của đảng Cộng hòa, làm đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên.
“Stephen Biegun sẽ chỉ đạo chính sách của Mỹ với Triều Tiên và dẫn dắt những nỗ lực của chúng tôi nhằm đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa cuối cùng, có thể kiểm chứng của Tổng thống Donald Trump, như lãnh đạo Kim Jong-un cam kết. Ông ấy cùng với tôi sắp sang Triều Tiên trong tuần tới”, Ngoại trưởng Pompeo cho hay.
Đây là chuyến đi Bình Nhưỡng lần thứ 4 của Ngoại trưởng Pompeo trong năm nay, và là lần thứ hai kể từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra vào tháng 6. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, ông Pompeo không có kế hoạch hội kiến lãnh đạo Kim.
Tân đặc phái viên Biegun đánh giá những vấn đề liên quan đến Triều Tiên không dễ giải quyết, nhưng Tổng thống Trump đã tạo được sự khởi đầu, và Mỹ phải nắm bắt mọi cơ hội có thể “đem lại tương lai hòa bình cho người dân Triều Tiên”.
Stephen Biegun có 14 năm giữ chức Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề đối ngoại với chính phủ cho hãng Ford. Trước đó, ông là nhân viên cấp cao dưới trướng bà Condoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống George W. Bush. Ông cũng từng tư vấn cho thành viên Quốc hội Mỹ về đối ngoại.
Quyết định bổ nhiệm tân đặc phái viên Biegun được đưa ra trong bối cảnh nỗ lực đàm phán với Bình Nhưỡng do Ngoại trưởng Pompeo dẫn dắt có rất ít tiến bộ. Quan điểm của hai bên về chuyện giải trừ hạt nhân còn rất xa nhau.
Theo bà Kelly Magsamen, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề châu Á, chính sách với Triều Tiên của Mỹ có hy vọng “tập trung và nhất quán” hơn khi ông Biegun được bổ nhiệm.
Joshua Pollack, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury lưu ý tân đặc phái viên Biegun chủ yếu có kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan đến Nga.
Chuyên gia này cũng cho rằng, Ngoại trưởng Mỹ có thể giúp nâng cao uy tín của Biegun với tư cách một nhà đàm phán khi đích thân giới thiệu ông tại Bình Nhưỡng. Việc bổ nhiệm giúp Pompeo có thể “tạm lùi lại” chờ đợi cho đến khi nền tảng đàm phán mới được thiết lập, theo chuyên gia Pollack.
Ông Biegun từng có tên trong danh sách ứng viên thay thế cố vấn an ninh quốc gia H.R.McMaster, tuy nhiên vị trí này sau đó thuộc về John Bolton.
Vị trí mà Biegun được bổ nhiệm bị bỏ trống kể từ cuối tháng 2 năm nay khi Joseph Yun, đặc phái viên từ thời Tổng thống Barack Obama, từ chức.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên tuần trước đổ lỗi Mỹ khiến đàm phán hầu như không có tiến triển, và nhấn mạnh Tổng thống Trump phải có “quyết định dứt khoát” để phá thế bế tắc.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, cáo buộc những đối tượng phản đối đàm phán muốn phá hoại bằng cách đưa ra thông tin vô căn cứ về “những cơ sở hạt nhân bí mật” của nước này.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Tân đặc phái viên Biegun đánh giá những vấn đề liên quan đến Triều Tiên không dễ giải quyết, nhưng Tổng thống Trump đã tạo được sự khởi đầu, và Mỹ phải nắm bắt mọi cơ hội có thể “đem lại tương lai hòa bình cho người dân Triều Tiên”.
Stephen Biegun có 14 năm giữ chức Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề đối ngoại với chính phủ cho hãng Ford. Trước đó, ông là nhân viên cấp cao dưới trướng bà Condoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống George W. Bush. Ông cũng từng tư vấn cho thành viên Quốc hội Mỹ về đối ngoại.
Quyết định bổ nhiệm tân đặc phái viên Biegun được đưa ra trong bối cảnh nỗ lực đàm phán với Bình Nhưỡng do Ngoại trưởng Pompeo dẫn dắt có rất ít tiến bộ. Quan điểm của hai bên về chuyện giải trừ hạt nhân còn rất xa nhau.
Theo bà Kelly Magsamen, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề châu Á, chính sách với Triều Tiên của Mỹ có hy vọng “tập trung và nhất quán” hơn khi ông Biegun được bổ nhiệm.
Joshua Pollack, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury lưu ý tân đặc phái viên Biegun chủ yếu có kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan đến Nga.
Chuyên gia này cũng cho rằng, Ngoại trưởng Mỹ có thể giúp nâng cao uy tín của Biegun với tư cách một nhà đàm phán khi đích thân giới thiệu ông tại Bình Nhưỡng. Việc bổ nhiệm giúp Pompeo có thể “tạm lùi lại” chờ đợi cho đến khi nền tảng đàm phán mới được thiết lập, theo chuyên gia Pollack.
Ông Biegun từng có tên trong danh sách ứng viên thay thế cố vấn an ninh quốc gia H.R.McMaster, tuy nhiên vị trí này sau đó thuộc về John Bolton.
Vị trí mà Biegun được bổ nhiệm bị bỏ trống kể từ cuối tháng 2 năm nay khi Joseph Yun, đặc phái viên từ thời Tổng thống Barack Obama, từ chức.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên tuần trước đổ lỗi Mỹ khiến đàm phán hầu như không có tiến triển, và nhấn mạnh Tổng thống Trump phải có “quyết định dứt khoát” để phá thế bế tắc.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, cáo buộc những đối tượng phản đối đàm phán muốn phá hoại bằng cách đưa ra thông tin vô căn cứ về “những cơ sở hạt nhân bí mật” của nước này.
Cẩm Bình (theo Reuters)