Biển Đông: Trung Quốc mở các trạm khí tượng ở Trường Sa
Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa, Biển Đông, nơi Trung Quốc đặt trạm khí tượng thủy văn (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017). REUTERS
(Thanh Phương / RFI) – Theo báo Đài Loan Taiwan News, Tổng cục Khí tượng Trung Quốc ( CMA ) hôm nay, 01/11/2018 vừa thông báo là các trạm khí tượng thủy văn của nước này trên quần đảo đang tranh chấp Trường Sa chính thức đi vào hoạt động. Các trạm quan trắc khí tượng này được đặt trên Đá Chữ Thập, Đá Su Bi và Đá Vành Khăn, những đảo hiện do Trung Quốc kiểm soát, nhưng Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền.
Theo thông báo của Tổng cục Khí tượng Trung Quốc, các trạm khí tượng thủy văn ở Trường Sa là một cơ sở quan trọng để nâng cao khả năng quan sát khí tượng thủy văn trên biển ở vùng Biển Đông, nhất là giúp dự báo sớm những hiện tượng thời tiết.
Trong khi đó, bộ Môi Trường Trung Quốc thông báo là công trình xây dựng trạm quan sát khí quyển “ Nam Sa” ( Trường Sa ) đã hoàn tất. Trạm này được trang bị các công cụ để đo các loại khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính trong khu vực. Nói chung, theo bộ Môi Trường Trung Quốc, các trạm quan sát khí tượng sẽ cung cấp những thông tin kịp thời và đáng tin cậy về chất lượng không khí cho toàn bộ các quốc gia ven Biển Đông.
Theo nhận định của Taiwan News, mặc dù Bắc Kinh khẳng định những trạm quan sát nói trên là nhằm phục vụ cho việc bảo vệ môi trường, những hành động của Trung Quốc trên thực tế cho thấy bảo vệ hệ sinh thái ở Biển Đông không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ. Tờ báo Đài Loan nhắc lại rằng trong phán quyết năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực, có trụ sở tại La Haye, đã cáo buộc Trung Quốc gây nhiều tổn hại cho các rạn san hô ở Biển Đông qua việc xây các đảo nhân tạo nhằm mục đích quân sự.
Mặt khác, theo Taiwan News, việc quan sát khí tượng, nhất là tại một khu vực mà thời tiết thay đổi thất thường như Biển Đông, là một thành tố quan trọng của quốc phòng, tức là các trạm quan sát khí tượng nói trên cũng sẽ phục vụ cho các chiến dịch quân sự của Trung Quốc trong vùng.
Nguồn: VOA
Trong khi đó, bộ Môi Trường Trung Quốc thông báo là công trình xây dựng trạm quan sát khí quyển “ Nam Sa” ( Trường Sa ) đã hoàn tất. Trạm này được trang bị các công cụ để đo các loại khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính trong khu vực. Nói chung, theo bộ Môi Trường Trung Quốc, các trạm quan sát khí tượng sẽ cung cấp những thông tin kịp thời và đáng tin cậy về chất lượng không khí cho toàn bộ các quốc gia ven Biển Đông.
Theo nhận định của Taiwan News, mặc dù Bắc Kinh khẳng định những trạm quan sát nói trên là nhằm phục vụ cho việc bảo vệ môi trường, những hành động của Trung Quốc trên thực tế cho thấy bảo vệ hệ sinh thái ở Biển Đông không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ. Tờ báo Đài Loan nhắc lại rằng trong phán quyết năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực, có trụ sở tại La Haye, đã cáo buộc Trung Quốc gây nhiều tổn hại cho các rạn san hô ở Biển Đông qua việc xây các đảo nhân tạo nhằm mục đích quân sự.
Mặt khác, theo Taiwan News, việc quan sát khí tượng, nhất là tại một khu vực mà thời tiết thay đổi thất thường như Biển Đông, là một thành tố quan trọng của quốc phòng, tức là các trạm quan sát khí tượng nói trên cũng sẽ phục vụ cho các chiến dịch quân sự của Trung Quốc trong vùng.
Nguồn: VOA