CPTPP-VN: \’Thị trường không dễ nhưng thân thiện hơn\’

CPTPP-VN: \’Thị trường không dễ nhưng thân thiện hơn\’

 
\"\"

PAULA BRONSTEIN

 

Ý kiến đánh giá về cơ hội kinh doanh đầu tư tại Việt Nam với việc thỏa thuận CPTPP sẽ có hiệu lực vào cuối năm.

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có hiệu lực vào 31/12/2018 sau khi đạt quá bán số các nước thành viên phê chuẩn vào tuần này.
.

Australia hôm 31/10 trở thành quốc gia thứ sáu thông qua CPTPP, trước đó là Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand. Năm nước chưa thông qua là Brunei, Chile, Malaysia, Peru và Việt Nam.
BBC phỏng vấn Chủ tịch Phòng thương mại Australia tại Việt Nam, Matthew Lourey, doanh nhân có 14 năm kinh nghiệm về tư vấn đầu tư tại Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của CPTPP trong trường hợp của Việt Nam, ông Matthew Lourey nói trong quá trình đàm phán TPP và sau này là CPTPP thì đã thấy có nhiều công ty thực hiện việc thay đổi chuỗi cung ứng.
\”Việt Nam đã và đang chuyển dịch dần từ sản xuất và chế tạo dự vào lao động rẻ sang các ngành tập trung vào công nghệ nhiều hơn, như Intel quyết định chọn Việt Nam để phát triển chẳng hạn. Cho nên Việt Nam đang có những thay đổi về chuỗi giá trị cung ứng và các công ty có thể bổ sung giá trị vào dây chuyền sản xuất xem Việt Nam là điểm đến hữu ích. Việt Nam là thành viên của CPTPP, EVFTA và đó là thế mạnh so với các nước khác trong ASEAN.
\”Trước đây chỉ là nhập nguyên liệu thô, chế biến và sản xuất rồi xuất khẩu. Và nay đã và đang có thay đổi trong chuỗi cung ứng. Trong ngành dệt may chẳng hạn thì chúng ta thấy có thay đổi trong quy tắc xuất xứ \’từ sợi trở đi\’ và đã có nhiều đầu tư trong khu vực này tại Việt Nam làm đa dạng hóa các sản phẩm có thể được làm tại Việt Nam.

\"Việt
Chủ tịch Phòng thương mại Australia tại Việt Nam, ông Matthew Lourey

\”Chúng tôi thấy có những công ty sản xuất giầy dép sử dụng công nghệ tiên tiến tập trung tại khu vực phía nam Việt Nam mà trước đây họ có cơ sở tại miền nam Trung Quốc. Những ngành ít sử dụng công nghệ nay có vẻ như kém hấp dẫn nhất tại Việt Nam lúc này đối với các nhà đầu tư và nay có thêm nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, lập trình hay dịch vụ.
\”Ngay trong lĩnh vực nông nghiệp thì cũng có những thay đổi về đầu tư theo đó đưa Việt Nam lên tầm cao hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội và doanh nghiệp trong nước thấy có lợi. Mọi thứ đều hướng tới cái gọi là giá trị gia tăng\”.
Trả lời câu hỏi của BBC về tính cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam, ông Lourey cho rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã và đang có những cải thiện tiến bộ hơn.
\”Mọi thứ vẫn còn mất khá nhiều thời gian nhưng người ta nhìn thấy được lộ trình. Chẳng hạn Việt Nam không yêu cầu công ty phải có giám đốc là người Việt trong 85% các lĩnh vực. Về thủ tục để thành lập công ty 100% vốn chẳng hạn thì có thể phải mất từ 6-8 tuần để đăng ký thành lập trong khi tại Singapore chỉ mất có một ngày.
\”Thế nhưng các nhà đầu tư hiểu đó là bức tranh của Việt Nam. Tức là không dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó và đang có những thay đổi tích cực. Ngay cả chi phí tư vấn để thành lập công ty cũng vậy, người ta hỏi tôi là tại sao ở nước khác chỉ là vài trăm đôla mà ở Việt Nam là vài ngàn.
Thì câu trả lời của chúng tôi là đây là thị trường khác biệt, có một đảng lãnh đạo và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đi kèm với nó là một thì trường chưa phát triển và có tiềm năng và chưa bị bão hòa và chính phủ cần đầu tư của nước ngoài nên có những cơ hội có ở đây mà không có ở những nơi khác.
\”Thủ tục tại Singapore để thành lập công ty có thể chỉ mất một ngày nhưng Singapore không thể là nơi để sản xuất và chế tạo và tận dụng thị trường 95 triệu dân chưa kể cơ hội xuất khẩu. Tức là nếu chỉ nói rằng tới chỗ nào thủ tục thuận tiện nhanh gọn thì làm sao Trung Quốc có thể được như bây giờ. Có những điều bạn thấy bức xúc nhưng phải chấp nhận vì đây là nền kinh tế đang phát triển. Đây là thị trường không dễ dàng nhưng rõ ràng là ngày càng thân thiện hơn\”.
Ông Lourey cũng so sánh về khâu thủ tục đăng ký kinh doanh tại miền bắc và miền nam Việt Nam.
\”Khi chúng tôi đăng ký thành lập công ty tại phía nam thì ít vướng vào những vấn đề như mất nhiều thời gian hoặc rào cản như cấp giấy phép hay thuế so với phía bắc, chẳng hạn thuế VAT. Tức là mất nhiều thời gian hơn để thuyết phục ở phía bắc với cùng một vấn đề. Tôi không rõ đó là do họ miễn cưỡng làm hay do quá trình lịch sử, nhưng rõ ràng là bắc thì khó hơn nam. Tức là rồi thì cũng đạt được kết quả nhưng thực hiện có phần khó khăn hơn.
\”Việt Nam hiện vẫn nằm chưa cao tính về GDP với các nước trong khu vực nhưng sự ổn định về chính trị có lẽ đóng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế đều trong 10-15 năm qua\”.
Khi được hỏi về hệ lụy căng thẳng thương mại Trung Mỹ, ông đánh giá như sau:
\”Việt Nam phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều trong khi Hoa Kỳ lại là thị trường xuất khẩu chính. Nếu nhìn vào cách tiếp cận Trung Quốc cộng 1, tức là coi Việt Nam là sự lựa chọn thêm hoặc thay cho Trung Quốc chẳng hạn thì rõ ràng là Việt Nam đang có nhiều cơ hội từ CPTPP.
\”Nếu cả hai nền kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ đều khủng hoảng nặng do căng thẳng thương mại thì Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhưng nếu vẫn giữ được thế và lực và các công ty của Việt Nam hay doanh nghiệp nằm tại Việt Nam tận dụng được các cơ hội mở ra thì triển vọng tăng trưởng kinh tế có thể còn cao hơn mức hiện nay.
Chủ tịch Phòng thương mại Australia tại Việt Nam cho biết mặc dù không phải là nước đầu tư nhiều vào Việt Nam nhưng Australia là đối tác mậu dịch lớn thứ 8 của Việt Nam.
\”Mậu dịch hai chiều như nông sản, thực phẩm, nguyên liệu thô, khai thác khoáng sản phát triển mạnh và có đà. Chính phủ hai nước ký một thỏa thuận hợp tác kinh tế vào đầu năm nay và Australia đóng vai trò đáng kể trong giáo dục và đào tạo cho Việt Nam trong các lĩnh vực cụ thể như ngành chăn nuôi bò và hỗ trợ đào tạo kiểm soát chất lượng thịt bò chẳng hạn.
\”Cũng không thể không nói tới những người từ Việt Nam có cơ hội được học tập và đào tạo từ Australia có thể đóng góp trong các cơ quan của chính phủ hay các doanh nghiệp. Và tôi tự hào là Chủ tịch Phòng thương mại Australia tại Việt Nam để giúp các doanh nghiệp Australia thành công cũng như doanh nghiệp Việt Nam thành công trong quan hệ kinh doanh với Australia,\” ông Matthew Lourey nói.
Nguồn: BBC

Bài Liên Quan

Leave a Comment