Dã tâm và hiểm họa từ “Một vành đai Một con đường” của Trung Quốc
Huệ Anh / Tri Thức VN
Tham vọng và nguy hiểm của ĐCSTQ đằng sau “Một vành đai Một con đường”. (Ảnh: Adobe stock)
Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở rộng bàn tay đen kiểm soát tự do báo chí tới Úc. Ngòi nổ của vụ việc là trailer phim được phát sóng trên chuyên mục “60 phút” của một kênh truyền hình Úc, đề cập về một báo cáo điều tra liên quan ảnh hưởng ngoại giao, tiền tệ và quân sự của ĐCSTQ ở Nam Thái Bình Dương. Các nhà sản xuất chương trình truyền hình nổi tiếng ở Úc đã tiết lộ, việc sản xuất đoạn phim giới thiệu báo cáo điều tra đã bị quan chức phụ trách thông tin của Cộng sản Trung Quốc trú tại Đại sứ quán Úc đến yêu cầu hủy bỏ.
Hàng chục nước có nguy cơ rơi vào bẫy nợ
Đoạn trailer có cảnh phỏng vấn Malcolm Davis, một nhà phân tích cao cấp về chiến lược và khả năng quốc phòng thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc, ông nhận định rằng ĐCSTQ đã khiến các nước khác nghiện nợ, sau đó thu về hoặc là bến tàu hoặc là hòn đảo nào đó.
Một báo cáo nghiên cứu mới được Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Development) công bố vào ngày 4/3 chỉ ra, dự án “Một vành đai Một con đường” do ĐCSTQ đưa ra có thể khiến nhiều quốc gia nhỏ rơi vào bẫy nợ, trong đó có 8 quốc gia đặc biệt đáng lo ngại vì nguy cơ “nợ chủ quyền”.
“Nợ chủ quyền” đề cập đến khoản nợ mà một quốc gia vay mượn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới hoặc các quốc gia khác với tín dụng bảo đảm chính là chủ quyền của nước vay nợ. Các quốc gia này lần lượt là Pakistan, Djibouti, Maldives, Lào, Mông Cổ, Montenegro, Tajikistan và Kyrgyzstan.
Tổng hợp thông tin từ CNBC và CNN cho thấy, báo cáo nghiên cứu này đã chỉ ra trong 68 nước ký kết thỏa thuận tham gia vào “Một vành đai Một con đường” thì đã phát hiện có 23 nước bị nguy cơ thảm họa nợ (debt distress) “rất cao”. Sri Lanka là một trong những quốc gia như vậy. Tháng 12 năm ngoái, đất nước này đã phải bàn giao quyền kiểm soát cảng chiến lược Hambantota của mình cho ĐCSTQ vì không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Chống tham nhũng
Các chuyên gia và học giả đã phân tích rằng trong sáng kiến “Một vành đai Một con đường” của ĐCSTQ ở Trung Á và Đông Nam Á không chỉ xuất khẩu khả năng sản xuất, mà còn chuyển vận cả văn hóa hối lộ rất phổ biến ra ngoài Trung Quốc Đại lục.
Theo CNN, khi dự án “Một vành đai Một con đường” khiến các đối tác không ngừng vay nợ, ĐCSTQ sẽ có cơ hội ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của các quốc gia này, hoặc giành quyền kiểm soát những cơ sở hạ tầng quan trọng. Điều này đã được chứng minh ở một đất nước nhỏ như Sri Lanka.
CNN lấy ví dụ trường hợp ông Hà Chí Bình (Patrick Ho) là Cục trưởng Cục Sự vụ Hồng Kông đã đút lót Tổng thống Tổng thống Cộng hòa Tchad tại Trung Phi, theo đó lên án ĐCSTQ dùng “thủ đoạn bẩn” hối lộ các quan chức cao cấp và thậm chí cả Tổng thống các nước châu Phi, CNN chỉ trích ĐCSTQ chưa bao giờ tuân thủ Công ước Liên hiệp quốc về Chống tham nhũng.
VOA Mỹ dẫn lời một nhà phân tích chỉ ra Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch “Một vành đai Một con đường”, và hiện đang tìm kiếm dự án tại châu Âu và châu Mỹ.
Trước ngày 20/6, Tổng công ty Lưới điện Quốc gia Trung Quốc (SGCC) đã ký thỏa thuận mua 20% cổ phần của 50Hertz, công ty lưới điện khổng lồ của Đức, một lần nữa khiến chính phủ Đức cảm thấy lo ngại. Giới truyền thông Đức đưa tin chính phủ Đức đang cố gắng ngăn chặn SGCC mua thêm những cổ phần khác.
Có nhận định rằng Tổng công ty Lưới điện Quốc gia Trung Quốc đã mua cổ phần mạng lưới điện của một số nước châu Âu khác như Bồ Đào Nha, Italia và Hy Lạp, lần này lại ngắm vào Đức, mục tiêu là để học kinh nghiệm công nghệ năng lượng của Đức, trong vấn đề này cũng có thể liên quan kế hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng “Một vành đai Một con đường”.
Tại châu Âu, không chỉ Đức giữ cảnh giác đối với SGCC. Hai năm trước, SGCC đã cố gắng mua cổ phần của công ty năng lượng Eandis của Bỉ, công ty này cung cấp 80% lượng điện và khí tự nhiên cho cư dân ở vùng Vlaanderen tại Bỉ. Trong một bản ghi nhớ tại thời điểm đó, cơ quan tình báo Bỉ đã cảnh báo chính phủ Bỉ phải “cực kỳ thận trọng” việc Cộng sản Trung Quốc nỗ lực tham gia vào lưới điện của Bỉ. Cảnh báo của cơ quan tình báo Bỉ cuối cùng đã thành công trong việc ngăn chặn thương vụ này.
Sau khi thất bại ở châu Âu, ĐCSTQ tiếp tục tìm kiếm thị trường ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á.
Cuộc cách mạng đầu ra của sáng kiến “Một vành đai Một con đường” mang theo cả thủ đoạn hối lộ của ĐCSTQ đã dấy lên cảnh giác, vì đã có nhiều bài học từ quá khứ. Việc các nước từ chối hợp tác với công ty Trung Quốc vì vấn đề lo lắng lớn nhất là Cộng sản Trung Quốc lợi dụng đầu tư để ràng buộc và thâm nhập vào bộ máy chính trị của các nước khác. Mặc dù các nước này thèm muốn đầu tư của Cộng sản Trung Quốc, nhưng gần đây đã bắt đầu thận trọng, cho thấy nỗi ám ảnh sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với chủ nghĩa cộng sản.
(Huệ Anh / trithucVN)