Vấn nạn cơ bản của quan hệ Mỹ-Trung

Vấn nạn cơ bản của quan hệ Mỹ-Trung

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh  /  Dịch giả: Lê Minh Nguyên

\"\"
 
Có một cuộc tranh luận về các vấn đề mới ở Washington DC. Một số bạn nói rằng nó đã quá trễ, và một số bạn khác nói rằng nó vẫn còn có thể sửa chửa được tuy rằng đã trễ. Đó là cuộc tranh luận về các lợi ích cơ bản của Trung Quốc và Hoa Kỳ liệu có thể gặp nhau hay không. Nhiều nhà nghiên cứu về TQ (Sinologists) làm việc trong chính phủ Mỹ có khuynh hướng nghĩ rằng có những xung đột cơ bản nên khó mà có thể mà hoà hợp với nhau được. Nhiều nhà nghiên cứu về TQ làm việc trong các viện nghiên cứu (think tanks) nghĩ rằng không có xung đột cơ bản, và các vấn nạn là do từ các nhà lãnh đạo của cả hai bên.
Đa số các viện nghiên cứu ở HK được tài trợ bởi các doanh nghiệp lớn. Các học giả nghiên cứu về TQ chủ yếu đọc từ sách giáo khoa trích dẫn của thời kỳ Chủ tịch Mao. Ảnh huởng của họ được bao nhiêu bên ngoài lãnh vực hàn lâm thì không dễ dàng để mà phán xét. Tuy nhiên, rõ ràng là khi đưa ra những nhận xét vô nghĩa, bất chấp thực tế, thì không phải là thái độ nghiêm chỉnh mà các học giả nên có. Các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các lãnh đạo ngày đêm nói HK là kẻ thù của họ, và tham vọng của đế quốc Mỹ là muốn tiêu diệt TQ vẫn còn sờ ra chưa chết. Cho dù đó là “che giấu khả năng, ẩn mình chờ thời” hay hành động để tạo sự khác biệt, thì mục tiêu luôn rõ ràng và không thể nghi ngờ. Tại sao một số học giả lại đưa ra cách giải thích ngược lại? Chỉ số thông minh IQ của họ có thấp hơn chỉ số của những đọc giả thông thường ở TQ không? Đây thực sự là một vấn nạn.
Lý do cuộc tranh luận này bắt đầu là do chiến tranh thương mại giữa HK và TQ nhằm vào các mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ thống và hai ý thức hệ của hai nước. Cái được gọi là thương mại công bằng là muốn nói về sự không tương thích giữa hệ thống xã hội có luật pháp và quy tắc và hệ thống độc tài không tôn trọng luật pháp và quy tắc. Đối với một chính quyền độc tài độc đoán không quan tâm đến luật pháp và quy tắc cho người dân của mình, mà chỉ quan tâm đến quyền lực, thì tại sao họ lại phải quan tâm đến luật pháp và quy tắc cho người nước ngoài? Thật ra, có một số người suy nghĩ không logic hoặc được thúc đẩy bởi những lợi ích riêng của họ.
Có những ngoại lệ cho các nhà độc tài không tuân thủ các quy luật. Như ông ta bị buộc phải tuân thủ các quy luật ở những nơi mà quyền lực của ông ta không thể sờ mó tới được, hay ở những nơi mà các sự đe dọa hay trấn áp của ông ta trở thành vô nghĩa, và nơi mà các lợi ích cùng an ninh của ông ta không được bảo đảm. Đây là cách suy nghĩ cơ bản của chế độ độc tài độc đoán, và cũng là cơ sở lý thuyết được hiểu khi Đặng Tiểu Bình nói về “che giấu khả năng, ẩn mình chờ thời” thay vì hợp tác chân thành. Nếu không như vậy, các thành viên của đảng độc tài đó sẽ không chấp nhận nó.
Mao Trạch Đông đã từng hét lên rằng ông hoàn toàn dựa vào Liên Xô, vì đôi cánh của ông không đủ mạnh để bay. Nhưng một khi ông ta đủ mạnh, thì hai chế độ độc tài không thể dung thứ cho nhau. Chưa nói đến dân chủ tự do như một ý thức hệ đối lập, nên thậm chí còn ít có khả năng để “sống chung hoà bình” với các chế độ độc tài. Sự hiện hữu của dân chủ tự nó là mối đe dọa lớn nhất cho các chế độ độc tài. Người ngu đầu tiên bị lừa gạt bởi chiêu bài “sống chung hòa bình” của ĐCSTQ là Nehru của Ấn Độ. Không lâu sau khi ông ta ôm chằm lấy các lãnh đạo CSTQ, ông đã bị quân đội TQ đánh bại. Các học giả Mỹ dường như không nghiên cứu lịch sử, và các học giả TQ tự họ cũng không cần nhìn lại nó.
Để làm cho Đảng Cộng sản tuân thủ các quy luật công bằng, người ta phải đánh đủ mạnh để làm cho nó bị tổn thương. Và người ta phải đòi hỏi ngay lập tức cải cách hệ thống tư pháp đang bị kiểm soát bởi lãnh đạo Cộng sản. Thương mại công bằng chỉ có thể dần dần đạt được khi tất cả các sinh hoạt kinh tế bên trong và bên ngoài TQ đuợc diễn tiến theo luật pháp. Nếu không, thì ngay cả khi chính quyền trung ương có nhiều nhượng bộ, cũng vẫn sẽ có vô số rào cản thương mại ở nhiều cấp bậc khác nhau cùng với vô số các biến thể và đạo tặc ở địa phương.
Đó là vì lối ứng xử phi pháp thì phù hợp với lợi ích của các lãnh chúa địa phương và các viên chức quan liêu ở thủ đô. Sẽ không có nhà độc tài nào chịu giới hạn nền tảng cầm quyền của mình khi không có pháp trị. Đây là kinh nghiệm và bài học của TQ trong hơn hai nghìn năm dùng chính trị độc đoán để trị vì nền kinh tế thị trường. Một khi hệ thống pháp luật thất bại, chính quyền và doanh nghiệp sẽ thông đồng, nền kinh tế tất nhiên trở nên hỗn loạn và đi vào suy thoái, và dân chúng khó sinh tồn. Sau đó, triều đại sụp đổ.
Điều khác biệt giữa thời cổ đại và ngày hôm nay là một sáng tạo to lớn của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân: di chuyển khủng hoảng sang các thuộc địa kinh tế mới, tức Hoa Kỳ và các nước đã phát triển khác. Thông qua ngoại thương, họ xuất khẩu một bộ đồ nghề để vô hiệu hoá các hiệu lực pháp lý, và tạo ra sự thông đồng giữa chính quyền và doanh nghiệp ở các nước phát triển. Sau đó, không chỉ họ trục lợi trên sự giàu thịnh của nước đó để vỗ béo cho bản thân, mà còn vỗ về sinh hoạt chính trị dân chủ để làm suy yếu sức đề kháng của nó. Đây là chiến lược hay hơn Đức quốc xã và Liên Xô đã làm, vì nó thắng cuộc chiến mà không cần phải đánh, và tiêu diệt kẻ thù ngay trên lãnh thổ của họ.
Đây là cái được gọi là “che giấu khả năng, ẩn mình chờ thời”. Chúng ta không nên quên rằng các mũi tên “ẩn” có thể được bắn vào những kẻ thù bất cứ lúc nào. Những kẻ thù là những ông Nehru, người bị gạt gẫm bởi sự “sống chung hòa bình” của chế độ Cộng sản.
Nguồn: Tiếng Dân

Bài Liên Quan

Leave a Comment