Cựu linh mục gốc Việt được Mỹ bổ nhiệm làm đặc sứ 6 quốc gia Châu Phi
WASHINGTON, DC – Tiến Sĩ J. Peter Phạm, từng là một linh mục Công Giáo, một chuyên gia về Châu Phi, vừa được Ngoại Trưởng Mike Pompeo bổ nhiệm làm đặc sứ phụ trách vùng Great Lakes ở Châu Phi hôm Thứ Sáu, 9 Tháng Mười Một, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao.
Vùng Great Lakes bao gồm sáu quốc gia Burundi, Congo, Kenya, Rwanda, Tanzania, và Uganda.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm sẽ chịu trách nhiệm phối hợp thực thi chính sách của Mỹ trong vấn đề an ninh, chính trị, và kinh tế, tại các quốc gia này, mà trong đó tập trung vào việc phát triển mạnh mẽ các cơ quan chính quyền và xã hội dân sự, cũng như chương trình tự nguyện hồi hương của người tị nạn và những người chạy loạn tại các quốc gia này.
.
Ông J. Peter Phạm hiện là phó chủ tịch kiêm giám đốc Africa Center trong Atlantic Council.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết Tiến Sĩ J. Peter Phạm sẽ đóng góp nhiều cho chính sách ngoại giao của Mỹ qua kinh nghiệm về Châu Phi của ông vì trước đây ông từng là phó chủ tịch của Hiệp Hội Nghiên Cứu Trung Đông và Châu Phi (ASMEA), và chủ bút tạp chí Journal of the Middle East and Africa.
Ngoài ra, ông cũng từng là giáo sư Châu Phi Học tại đại học James Madison University, Harrisonburg, Virginia, nơi ông cũng là giám đốc viện Nelson Institute for International and Public Affairs, và là thành viên Nhóm Cố Vấn Cao Cấp của Mỹ về Châu Phi.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm sẽ đảm nhận công việc của cựu Đại Sứ Larry Wohlers trong vùng Great Lakes.
Các đại sứ Mỹ ở những quốc gia này vẫn phụ trách quan hệ song phương, nhưng ông J. Peter Phạm sẽ làm việc chặt chẽ với họ và vị phụ tá ngoại trưởng đặc trách Châu Phi để thực hiện chính sách đem lại hòa bình, thịnh vượng, và ổn định trong khu vực.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm là tác giả hơn 300 bài viết và thường xuyên bình luận trên các đài truyền hình và báo chí quốc gia.
Trước khi làm việc trong ngành ngoại giao, ông từng là một linh mục Công Giáo.
Theo Atlantic Council, Tiến Sĩ J. Peter Phạm sinh ra ở Paris, Pháp, trong một gia đình Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp đại học University of Chicago, ông trở thành linh mục, phục vụ tại Giáo Phận Peoria, Illinois, Hoa Kỳ, và từng tham gia thương thuyết hòa bình ở Liberia và Sierra Leon do Vatican chủ trương.
Sau này ông hoàn tục, tham gia Atlantic Council, và từng đảm nhận chức phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Phi Sự Vụ.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm nói được nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Ý.
Nguồn: Người Việt
Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết Tiến Sĩ J. Peter Phạm sẽ đóng góp nhiều cho chính sách ngoại giao của Mỹ qua kinh nghiệm về Châu Phi của ông vì trước đây ông từng là phó chủ tịch của Hiệp Hội Nghiên Cứu Trung Đông và Châu Phi (ASMEA), và chủ bút tạp chí Journal of the Middle East and Africa.
Ngoài ra, ông cũng từng là giáo sư Châu Phi Học tại đại học James Madison University, Harrisonburg, Virginia, nơi ông cũng là giám đốc viện Nelson Institute for International and Public Affairs, và là thành viên Nhóm Cố Vấn Cao Cấp của Mỹ về Châu Phi.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm sẽ đảm nhận công việc của cựu Đại Sứ Larry Wohlers trong vùng Great Lakes.
Các đại sứ Mỹ ở những quốc gia này vẫn phụ trách quan hệ song phương, nhưng ông J. Peter Phạm sẽ làm việc chặt chẽ với họ và vị phụ tá ngoại trưởng đặc trách Châu Phi để thực hiện chính sách đem lại hòa bình, thịnh vượng, và ổn định trong khu vực.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm là tác giả hơn 300 bài viết và thường xuyên bình luận trên các đài truyền hình và báo chí quốc gia.
Trước khi làm việc trong ngành ngoại giao, ông từng là một linh mục Công Giáo.
Theo Atlantic Council, Tiến Sĩ J. Peter Phạm sinh ra ở Paris, Pháp, trong một gia đình Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp đại học University of Chicago, ông trở thành linh mục, phục vụ tại Giáo Phận Peoria, Illinois, Hoa Kỳ, và từng tham gia thương thuyết hòa bình ở Liberia và Sierra Leon do Vatican chủ trương.
Sau này ông hoàn tục, tham gia Atlantic Council, và từng đảm nhận chức phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Phi Sự Vụ.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm nói được nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Ý.
Nguồn: Người Việt