Hong Kong: Biểu tình tại phiên xử lãnh đạo \’Occupy\’
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ biểu tình bên ngoài phiên tòa. REUTERS
Hơn 100 người biểu tình bên ngoài tòa án Hong Kong hôm 19/11 để ủng hộ ba lãnh đạo của phong trào bất tuân dân sự \”\’Occupy\’\” năm 2014.
Giáo sư luật Benny Tai, 54 tuổi, giáo sư xã hội học Chan Kin-man, 59 tuổi, và mục sư đã nghỉ hưu Chu Yiu-ming, 74 tuổi, phải đối mặt với ba tội danh về gây rối trật tự công cộng và kích động.
Mỗi tội danh đều có mức án tối đa 7 năm tù. Sáu trường hợp khác cũng bị buộc tội trong bối cảnh quyền tự do dân sự tại trung tâm tài chính đang bị xiết lại.
Reuters tường thuật, những người biểu tình vẫy những chiếc dù vàng, biểu tượng của phong trào ủng hộ dân chủ và họ hô vang: \”Chúng tôi muốn quyền phổ thông đầu phiếu.\”
Một người biểu tình khác cầm một chiếc dù với dòng chữ: \”Quyền cho người dân\”.
Năm 2013, bộ ba kể trên bắt đầu vận động và lên kế hoạch cho chiến dịch bất tuân dân sự bất bạo động để chiếm đóng đường phố khu trung tâm Hong Kong nếu Trung Quốc không cho phép một cuộc bỏ phiếu dân chủ thực sự.
Chiến dịch \”Occupy\” nổ ra vào tháng 9/2014 và trở thành một phần của chuỗi thách thức đáng kể đối với các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Hàng trăm ngàn người chiếm đóng các đường phố chính của Hong Kong trong gần ba tháng.
Trong số sáu người khác phải ra tòa có hai thủ lĩnh sinh viên Tommy Cheung và Eason Chung.
Vụ này có thể tạo hệ lụy cho hàng trăm người biểu tình khác chưa bị buộc tội.
Hồi tháng 8/2018, một cuộc nói chuyện vào giờ ăn trưa của một chính trị gia Hong Kong ít tên tuổi đã thu hút sự chú ý toàn cầu về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với tự do ngôn luận ở nước này.
Andy Chan là lãnh đạo Đảng Dân tộc – đảng kêu gọi Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc. Đảng Dân tộc Hong Kong đang phải chịu lệnh cấm vì lập trường ly khai của mình.
Khi chính trị gia 27 tuổi này được mời đến nói chuyện tại CLB Phóng viên Ngoại giao (FCC) vào thứ Ba (13/8), nó đã gây ra những lời chỉ trích nghiêm khắc từ cả chính quyền Trung Quốc và Hong Kong, họ đã yêu cầu sự kiện này phải chấm dứt hoàn toàn.
FCC bảo vệ cuộc nói chuyện và sẽ thúc đẩy nó – với sự chú ý của truyền thông toàn cầu tập trung vào những gì có thể ít gây chú ý hoặc không gì cả.
Tại sao chính quyền Hong Kong quan tâm?
Là cựu thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Nhưng nơi này được hưởng nhiều quyền tự do hơn nhờ chính sách \”một quốc gia, hai hệ thống\”, mà Bắc Kinh đồng ý trao cho quyền tự trị và duy trì nguyên trạng hệ thống kinh tế và xã hội trong 50 năm.
Có những mối quan tâm rộng rãi trong thành phố về việc những quyền tự do đó đang dần bị xói mòn và mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc lên Hong Kong là một vấn đề nhạy cảm.
Các cuộc biểu tình của sinh viên, kêu gọi dân chủ hơn, nổ ra năm 2014 làm tê liệt thành phố trong vài tuần. Một số nhà lãnh đạo phong trào bị kết án và thậm chí phải đối mặt với án tù. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình đó chỉ đơn thuần là về quá trình bầu cử dân chủ hơn – không nơi nào gây tranh cãi như vấn đề độc lập.
\”Bắc Kinh và những nhà chức trách liên quan rất rõ về \’ranh giới đỏ\’ mà không được cho phép ở bất cứ nơi nào trong phạm vi công cộng,\” Mathew Wong từ Đại học Hong Kong giải thích. \”Cuộc nói chuyện của Andy Chan tại FCC là một trong số đó và là một ví dụ rõ ràng về những gì họ không muốn thấy.\”
Tại sao Trung Quốc rất nhạy cảm về vấn đề này?
Trung Quốc cực kỳ – và ngày càng – nhạy cảm về những câu hỏi về chủ quyền quốc gia.
Hai tiêu điểm chính của sự nhạy cảm đó là Hong Kong và Đài Loan. Trong trường hợp Đài Loan, vị trí của Bắc Kinh là rất rõ ràng: Trung Quốc xem Đài Loan như một tỉnh ly khai thuộc Trung Quốc một cách hợp pháp.
Trong trường hợp Hong Kong, tình hình mờ nhạt hơn. Hong Kong là một phần của Trung Quốc nhưng vị thế đặc biệt của nó và những quyền tự do được trao cho công dân nơi đây có thể được coi là gián tiếp làm suy yếu sự kiểm soát cứng rắn của Trung Quốc với đại lục.
Tuy nhiên, khi nói đến các cuộc kêu gọi độc lập cho Hong Kong, trên thực tế có rất ít sự ủng hộ công khai cho những người ủng hộ như ông Chan. \”Không nhiều người thực sự nghĩ rằng Hong Kong có thể tự tồn tại trên thực tế,\” ông Wong nói.
Ông bổ sung rằng trong khi có nhiều người có thể lên tiếng cho tự do thảo luận những ý tưởng như vậy, họ sẽ ngần ngại làm như vậy trong trường hợp này, vì họ có nguy cơ bị xem là ủng hộ chủ nghĩa ly khai.
Vậy chính quyền đã thực sự làm gì?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi FCC hủy bỏ sự kiện này và quan chức cao cấp của Hong Kong, Carrie Lam, đã chỉ trích nó là \”đáng tiếc và không phù hợp\”.
Cựu lãnh đạo thành phố và người tiền nhiệm của bà Lam, CY Leung, thậm chí còn thẳng thừng hơn khi lên án sự kiện này. Trong một đăng tải công khai trên Facebook, ông nói rằng buổi nói chuyện \”không có gì liên quan đến tự do báo chí\”.
Ông đề cập trực tiếp FCC, nói rằng \”chẳng bao lâu nữa các bạn sẽ mời những người ủng hộ Đài Loan độc lập đến nói chuyện công khai tại câu lạc bộ của mình\”.
\”Theo logic này, các bạn gần như chắc chắn sẽ không vạch ra lằn ranh nào chống lại tội phạm và bọn khủng bố. Như tôi nói, chúng ta cần phải lo lắng một cách nghiêm túc.\”