Trung Quốc: Có một cách

Trung Quốc: Có một cách

Tác giả: David Archibald  /  Phạm Nguyên Trường dịch
.
.
Tàu nạo vét của TQ trong vùng biển quanh đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông
.
Báo cáo năm 2018 của Bộ Quốc phòng trình trước Quốc hội về quân đội Trung Quốc chẳng khác gì danh sách mua sắm – một bản tóm tắt hữu ích về các hệ thống vũ khí. Nhưng đọc nó cũng không thể nào hiểu được khi nào Trung Cộng sẽ tấn công. 539 trang báo cáo năm 2018 do Ủy ban kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc trình Quốc hội có một số chi tiết về con người, có thể giúp người đọc hiểu Trung Quốc đang cố gắng giành giật cái gì.

Ví dụ, trang 137:

“Năm 2017, Lào đã đóng cửa các đồn điền trồng chuối của Trung Quốc ở bảy tỉnh tại nước này vì sử dụng thuốc trừ sâu quá mức khiến cho 63% công nhân đồn điền bị mắc bệnh”.
Tương tự như Nhật Bản cách đây 80 năm, Trung Quốc coi thường tính mạng của con người, và coi người dân các nước xung quanh họ là bọn man di mọi rợ, sẽ được lợi nếu được Trung Quốc lãnh đạo và hướng dẫn.
Những khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng ở Trung Quốc có thể được khắc phục một cách dễ dàng nếu không dùng những nguồn lực này để mua vũ khí mà để lắp đặt máy lọc bụi trên các ống khói nhà máy. Nhưng ban lãnh đạo đất nước muốn có vũ khí hơn là không khí trong lành hoặc nước uống không bị ô nhiễm. Hoặc, thậm chí là thức ăn không làm con người bị bệnh – đây lại là điều mà người dân Trung Quốc phải thường xuyên lo lắng.
Trong phiên điều trần trước khi được bổ nhiệm Bộ trưởng ngoại giao, Rex Tillerson đã kêu gọi không cho Trung Quốc sử dụng những hòn đảo nhân tạo mà nước này đã tạo ra ở quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Ông ta không giải thích biện pháp thực thi nếu không phát động cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc. Có lẽ ông không làm gì để biến mơ ước thành kế hoạch hành động. Nhưng Tillerson là người tin rằng thế giới đang nóng lên và muốn Mĩ ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đến lượt nó, điều đó có nghĩa là ông ta hoặc là người ác hoặc là người ngu. Ông ta mất chức, gần như bị lãng quên và chắc chắn là không được ai thương xót. Bây giờ, ông ta là người ác hay chỉ là người ngu không còn quan trọng nữa.

Nhưng quan điểm không cho sử dụng các hòn đảo nhân tạo của ông ta đã được đưa trở lại, và nó có thể là khởi đầu của kế hoạch hành động. Ngày 9 tháng 11, Mĩ:
“… kêu gọi Trung Quốc rút các hệ thống tên lửa khỏi các đặc điểm tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, và tái khẳng định rằng tất cả các nước nên tránh giải quyết các tranh chấp bằng cưỡng ép hoặc đe dọa”.
Mĩ đã áp thuế đối với một số hàng hóa của Trung Quốc nhằm thay đổi hành vi cướp bóc của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại. Đấy là lí do vì sao báo cáo năm 2018 của Ủy ban kinh tế và an ninh dày 539 trang nói tới rất nhiều hành vi cướp bóc của Trung Quốc. Thuế nhập khẩu đang tạo được hiệu quả đáng mong muốn, và một số công ty đang nhanh chóng chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác. Người tiêu dùng Mĩ cũng sẽ được hưởng lợi vì chất lượng được cải thiện. Một người thân của tôi nói rằng hàng hóa của Trung Quốc mua ở Walmart là “rác rưởi” mà người mua mang về nhà trước khi ngôi nhà trở thành bãi rác.

Quan niệm thuế quan làm thay đổi hành vi xuất phát từ khía cạnh kinh tế; bây giờ là lúc khuếch trương sang lĩnh vực an ninh. Nó sẽ bắt đầu với một vòng thuế nhập khẩu mới cho đến khi Trung Quốc rút khỏi các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Giai đoạn tiếp theo sẽ là một vòng thuế nhập khẩu khác cho đến khi Trung Quốc ngừng đe dọa Nhật Bản bằng những cuộc đột nhập quần đảo Senkaku. Và sau đó là thôi đe dọa Ấn Độ bằng những cuộc đột nhập lãnh thổ Ấn Độ ở dãy núi Himalaya. Và sau đó là cấm nhập khẩu các thiết bị điện tử có các nguyên tố đất hiếm có nguồn gốc hoặc chế biến ở Trung Quốc. Vòng đánh thuế cuối cùng sẽ buộc Trung Quốc phải sắp xếp chuỗi cung ứng đất hiếm. Các công ty Trung Quốc hiện đang đầu tư vào các mỏ đất hiếm bên ngoài Trung Quốc. Việc cấm các thiết bị có nguyên tố đất hiếm được chế biến ở Trung Quốc sẽ đơn giản là loại bỏ người trung gian. Và sau đó sẽ đặt ra những hạn chế, ngăn chặn bớt Trung Quốc đại lục đến thăm Mĩ.Mĩ và các đồng minh của Mĩ có nền tảng đạo đức khi làm những việc này. Các nhân vật độc tài như Tập [Cận Bình] và Putin không thể chấp nhận bị chế giễu hay hạ nhục vì nó làm giảm tầm vóc của họ, họ không còn là những người toàn trí toàn năng nữa, và họ có thể bị các nhà phê bình trong nước hạ gục. Vì vậy, Trung Quốc không thể rút lui mà không mất mặt. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng GDP của nước này sẽ giảm và Trung Quốc sẽ có ít tiền hơn để mua các hệ thống vũ khí.
Kịch bản này áp dụng lại lệnh cấm xuất khẩu dầu của Roosevelt cho Nhật Bản nhằm phản ứng lại cuộc xâm lược Trung Quốc do Nhật Bản tiến hành. Lúc ấy ở Mĩ nhiều người ủng hộ quan điểm biệt lập. Cả Đức và Nhật Bản đều đề phòng trước việc lôi Mĩ vào cuộc chiến, nhưng Roosevelt đã buộc một trong hai nước này tấn công trước để có nền tảng đạo đức cho việc Mĩ có thể viện trợ cho Trung Quốc.
Bộ chỉ huy tối cao Nhật Bản đã tính toán và hiểu rằng họ phải tấn công trước khi không còn giọt dầu nào. Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phải có các tính toán tương tự về việc GDP đang giảm và sẽ đi đến kết luận tương tự. Roosevelt đã nhử để Nhật Bản tấn công nhằm cứu Trung Quốc. Bây giờ chúng ta cũng đang nhử Trung Quốc nhằm cứu Nhật Bản, và cứu chính chúng ta.
Cái hay là cuộc chiến với Trung Quốc sẽ xảy ra trước khi Trung Quốc hoàn toàn sẵn sàng. Dù thế nào, chúng ta cũng sẽ phải đánh nhau với Trung Quốc – đó không phải là lựa chọn của chúng ta. Thúc đẩy nó là gia tăng cơ hội của chúng ta, một phần là do tương quan của lực lượng, nhưng chủ yếu là theo nhận định của Napoléon: Trong chiến tranh tinh thần với thể chất giống như ba so với một vậy. Sự nghiệp của chúng ta là công chính và đúng đắn và sẽ cứu thế giới khỏi cưỡng ép và đe dọa.
Tác phẩm gần đây nhất của David Archibald có tựa đề American Gripen: The Solution to the F-35 Nightmare.
 

Nguồn nguyên tác:  Americanthinker

Bài Liên Quan

Leave a Comment