Nga bắt tàu hải quân Ukraine

Nga bắt tàu hải quân Ukraine

 
\"nga\"

Các tàu hải quân Nga chặn bắt tàu Ucraina sau khi cáo buộc họ vào lãnh hải Nga. GETTY IMAGES

 
Nga nổ súng, bắt giữ ba tàu hải quân Ukraine ngoài khơi bán đảo Crimea động thái đánh dấu sự leo thang về căng thẳng giữa hai nước.

Hai tàu chiến và một tàu kéo bị quân Nga bắt giữ. Một số thành viên thủy thủ đoàn Ucraina bị thương.
Bên này quy trách nhiệm cho bên kia về vụ việc. Hôm 26/11, các nghị sĩ Ukraine bỏ phiếu về tuyên bố thiết quân luật.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu khi Nga cáo buộc các tàu Ucraina xâm nhập bất hợp pháp vào hải phận của họ.
Nga đặt một tàu chở dầu án ngữ dưới một cây cầu ở eo biển Kerch – lối vào duy nhất tới Biển Azov.

\"nga\"

Tàu chở dầu của Nga án ngữ dưới một cây cầu ở eo biển Kerch. PHOTOSHOT

 
Trong cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, Tổng thống Petro Poroshenko mô tả hành động của Nga là \”vô cớ và điên rồ\”.
Nga yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc họp khẩn. Căng thẳng gần đây gia tăng ở Biển Đen và Biển Azov ngoài bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập vào năm 2014.
Vào buổi sáng, các tàu Berdyansk và Nikopol của Ukraina, và tàu kéo Yana Kapa, ​​đang trên hành trình từ cảng Odessa đến Mariupol.
Ukraine cho biết Nga toan chặn các tàu này. Đoàn tàu tiếp tục hướng tới eo biển Kerch, nhưng rồi bị tàu chở dầu ngăn lại.

\"Lễ

Bé gái cầm tranh thánh trong ngày lễ tại Kiev năm 2016, kỷ niệm Ngày Rửa tội cho xứ Kievan Rus năm 988, đánh dấu kỷ nguyên Ky Tô giáo đến với tổ tiên của người Slavơ phía Đông mà sau chia thành các dân tộc Nga, Ukraine và Belarus. SERGEI SUPINSKY/GETTY IMAGES

 
Hồi tháng trước, giáo hội Chính thống Nga (Russcian Orthodox Church – ROC) đang rung động vì kế hoạch của Đức Thượng phụ Constantinople cho phép Giáo hội Ukraine tách ra khỏi Giáo hội từ lâu nay do Moscow lãnh đạo.

Truyền thông Nga cũng lên tiếng ngày càng mạnh sau quyết định hôm 11/10/2018, xóa thỏa thuận có từ trên ba thế kỷ, theo đó, Giáo hội Ukraine thuộc quyền quản lý của Moscow, và đảo ngược lại các lệnh rút phép thông công với hai vị tu sỹ cao cấp, gồm một người cổ vũ cho xu thế lập ra Giáo hội Ukraine độc lập.
Vấn đề hiện nay là liệu Giáo hội Ukraine sẽ có chính thức ly khai khỏi vòng tay của Nga, và được công nhận như một dòng mới, tự trị của Chính thống giáo Phương Đông (Eastern Orthodoxy) hay là không.
Trong ngày 15/10/2018, Giáo hội Chính thống Nga đã chính thức tuyên bố cắt đứt quan hệ với Constantinople tại cuộc họp của Đại Hội đồng Giám mục ở Minsk.

Cạnh tranh ngôi vị tối cao

 

\"Bartholomew\"

Ngài Bartholomew, vị giáo chủ Constantinople, thăm Thessaloniki hôm 30/09 năm 2018 để tượng niệm người Hy Lạp bị giết trong Thế Chiến I. NURPHOTO

 
Giáo hội Chính thống Nga thường nhấn mạnh họ có 180 triệu tín đồ và chống lại sự lãnh đạo của Constantinople – đại giáo phận trụ sở của Chính thống giáo Đông La Mã, hiện là thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ – vốn có gần 300 triệu tín đồ toàn cầu.
Cả hai đều nêu lịch sử ra để viện dẫn cho quyền lãnh đạo tối cao về Giáo hội ở Ukraine.
Moscow nói về quyền được trao quản lý Đại Giáo phận cổ đại (Kievan archdiocese) từ 1686, khi Giáo chủ công đồng đại kết Dionisy (Constantinople) cho Thượng phụ Moscow được bổ nhiệm các chức giám mục ở Kiev.

Nay các vị chủ chăn ở Moscow nói Constantinople \”gây hấn\” để chen vào lãnh hạt quản trị tôn giáo của họ.
Ngay từ hôm 09/10, Đại Thượng phụ Kirill ở Moscow nói vị Thượng phụ công đồng đại kết Bartholomew ở Constantinople đã tự cho mình quyền vượt quá phạm vị để \”giành quyền toàn cầu\”.
Nhưng như một chuyên gia tôn giáo là Sergei Chapnin ghi nhận, Constantinople chưa bao giờ đem lãnh địa Ukraine cho Giáo hội Chính thống Nga quản lý, mà chỉ công nhận quyền tấn phong giám mục và thẩm quyền này không mang tính vĩnh viễn.
Gần đây, tự điển toàn thư Chính thống giáo của Giáo hội Moscow đã công bố các bình luận không tích cực về nghiên cứu của Thượng phụ Constantinople liên quan đến cơ chế cho Ukraine tách ra, và phán rằng trình độ của nghiên cứu \”rất thấp\”.
Các sử gia của Giáo hội Nga còn nói, Toà Thượng phụ Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ rất yếu và chỉ đại diện cho một thiểu số tín đồ bên đó.
Truyền thông Nga nay cũng nêu là ý kiến tương tự.
Trong một cuộc thảo luận truyền hình, biên tập viên nổi tiếng Vladimir Solovyov nói, \”ảnh hưởng của Thượng phụ Constantinople bằng con số không ở ngay nước mà ông ta đóng\”.

Bôi nhọ và cảnh cáo

 

\"Ukraine\"

Giáo hội Ukraine nay có quyền tách hẳn hỏi sự kiểm soát của Moscow. UNIAN

 
Các đài truyền hình chính của Nga đã bỏ ra nhiều tuần để bôi nhọ Đức Thượng phụ Bartholomew (người thiểu số Hy Lạp ở Thổ Nhĩ Kỳ) và các giáo phẩm Ukraine vì \”ham muốn độc lập\”.
Một số cơ quan truyền thông Nga thường nêu ra giải thích rằng tranh chấp giữa các giáo hội này là một mưu đồ của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko để đánh lạc hướng người Ukraine khỏi các vấn đề của đất nước.
Lập luận chính trên các chương trình TV là Ngài Bartholomew nhận chỉ thị từ chính quyền Mỹ, và rằng Giáo hội Chính thống Ukraine thuộc Toà Thượng phụ Kiev là \”cơ quan thân Mỹ\”.
Chức sắc của Giáo hội Chính thống Nga cũng nói tương tự.
Hôm 8/10, Kirill Frolov, chủ tịch Hội chuyên gia Chính thống giáo, tổ chức người ta cho là gần với Giáo hội Nga, cáo buộc hai đại diện mà Ngài Bartholomew cử đến Kiev từ Nga và Canada để chuẩn bị cho bước đi độc lập, là \”những tay Banderovites cộng tác chặt với CIA\”, và ví họ như \”cuộc xâm lăng của Đức đánh vào Liên Xô năm 1941\”. (Banderovite là cách gọi chỉ những người theo đường lối chống Liên Xô cũ của Stefan Bandera, một lãnh tụ dân tộc Ukraine).

Cảnh báo về hậu quả nghiêm khắc

 
Tổng Giám mục Moscow Ilarion, người có hàm ngang bộ trưởng ngoại giao của Giáo hội Nga, thì nói về \”khả năng chia rẽ đầy bi kịch, không hàn gắn nổi của cả cộng đồng Chính thống giáo\”, và cảnh báo quyền độc lập cho Giáo hội Ukraine sẽ làm nảy sinh các vụ chia tách những nơi khác.
Ngài cũng so sánh quyết định cho Giáo hội Ukraine tách ra giống như cuộc Đại chia tách (schism) giữa Công giáo La Mã và Chính thống giáo năm 1054.
Các đài truyền hình Nga thì đang vẽ ra bức tranh đen tối, cho là có thể sẽ xảy ra đổ máu, và gợi ý rằng đang có \”các vụ tấn công\” vào những nhà thờ, giáo phận hướng về Moscow, do những kẻ cực đoan, phát-xít, gây ra.
Đài truyền hình Ngôi sao (Zvezda) của Bộ Quốc phòng Nga nói thanh thiếu niên Ukraine bị \”phái cực đoan tuyên truyền trong các trại huấn luyện\” để chuẩn bị cướp các nhà thờ.
Ngài Ilarion nói trên truyền hình RT, chương trình World Apart rằng những kẻ chia rẽ giáo hội \”sẽ giành quyền kiểm soát những tu viện chính, như Kiev Pechersk Lavra (Tu viện Hang động).
Một cáo buộc nữa là Tổng Giám mục Filaret của Kiev vốn đã bị Moscow rút phép thông công, đang tung ra đồn thổi rằng sẽ có vụ ám sát một tu sỹ cao cấp theo Mosow cùng các giáo phẩm thuộc Giáo hội thần phục Moscow ở Ukraine.

Sắp tới là gì?

 
Trước đó, phát ngôn viên của Giáo hội Nga, Vladimir Legoyda lên án quyết định của Constantinople và nói Hội đồng Tôn giáo sẽ họp ngày 15/10 ở Minsk, Belarus để có phản hồi.
Tin chính thức từ Minsk tối 15/10 cho hay Giáo hội Nga nói sẽ chính thức cắt toàn bộ quan hệ với Constantinople.
Tháng trước, Giáo hội Nga đã cắt quan hệ ngoại giao với Constantinople và nay thì sẽ cắt cả quan hệ tôn giáo.

\"Hagia

Hagia Sophia hay Thánh Sophia (Sancta Sophia) là Giáo đường của Chính thống giáo Hy Lạp xây thời Hoàng đế Đông La Mã Justinian I, hoàn tất năm 537 ở thủ đô Constantinople, nay là Istanbul. NURPHOTO

 
Năm 1996, sau khi ngài Bartholomew cho phép các giáo phận Chính thống giáo ở Estonia được độc lập khỏi Moscow, Giáo hội Nga đã cắt quan hệ hiệp thông với Constantinople.

\"Đông

Hàng nghìn người đã bị giết trong cuộc xung đột ở vùng Đông Ukraine mấy năm qua. UNIAN

 
Giáo hội Nga khi đó đã ra thông cáo nói vai trò \”Thượng phụ Đại kết\” (Ecumenical title) của ngài Bartholomew không có nghĩa là \”ông ta có thẩm quyền về các giáo hội độc lập khác\”.
Nhưng ba tháng sau đó, Moscow đã phục hồi quan hệ hiệp thông.
Thế nhưng, Giáo hội Tông đồ Chính thống giáo Estonia chỉ có vài nghìn tín đồ, còn Giáo hội Ukraine có hàng triệu người đi theo.
Tại Nga hiện có cả những đề nghị tước quyền của ngài Bartholomew và theo nhà bình luận tôn giáo Nikolai Mitrokhin, Giáo hội Nga có thể tự mở nhà thờ mới ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Quyền độc lập cho Giáo hội Ukraine có thể thúc đẩy Giáo hội Nga ủng hộ cho các nhóm cực đoan ở những nước, lãnh thổ mà hiện Thượng phụ Constantinople có quyền, và tạo ra xu hướng ly khai của số tu viện, như ở Núi Athos, nơi người ta không thích ngài Bartholomew.
Nhưng chuyên gia Alexandr Soldatov, trong một bài trên báo Novaya Gazeta theo xu hướng cởi mở, thì dự báo rằng cuộc phân chia toàn cầu sẽ chỉ khiến cho Tòa Thượng phụ Moscow (Moscow Patriarchate) thêm bị cô lập.
Còn ông Chapnin thì dự báo vấn đề sẽ gây chấn động lớn cho cả ba ngôi vị, Moscow, Constantinople và Kiev nhưng Moscow là bên thua thiệt nhất, và đây là sự thất bại cá nhân của Thượng phụ Kirill.
Bài của Yaroslava Kiryukhina do BBC Monitoring tại London ấn hành hôm 15/10, và ban biên tập đã bổ sung những tin mới nhất về cuộc họp ở Minsk.
Nguồn: BBC

Bài Liên Quan

Leave a Comment