Kiểm duyệt : Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Google không nhượng bộ Bắc Kinh
Gian trưng bày của Google tại Hội Chợ Xuất Nhập Khẩu TQ – Thượng Hải. Ảnh 05/11/2018. REUTERS/Aly Song
(Thùy Dương / RFI) – Tổ chức Ân Xá Quốc Tế- Amnesty International hôm 27/11/2018 cảnh báo việc Google tuân thủ yêu cầu kiểm duyệt của Bắc Kinh trên thị trường Trung Quốc sẽ làm tổn hại vĩnh viễn tới uy tín của tập đoàn.
Theo Amnesty International, khi tạo ra ứng dụng nói trên, Google sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm về việc các doanh nghiệp tin học cho phép chính phủ các nước vi phạm nhân quyền. Tổ chức Amnesty International gửi bức kiến nghị huy động quốc tế kêu gọi tổng giám đốc tập đoàn Google, Sundar Pichai, từ bỏ dự án cho ra mắt ứng dụng này.
Theo « dự án Dragonfly », ứng dụng tìm kiếm mới của Google sẽ tự động tìm kiếm và sàng lọc các trang web bị chặn ở Trung Quốc, đồng thời liệt các cụm từ nhu « nhân quyền », « trấn áp Thiên An Môn » … vào một « danh sách đen ». Ứng dụng sẽ cho phép chính quyền Trung Quốc kiểm soát dễ dàng hơn các hoạt động tìm kiếm trên mạng Internet của từng người dân. Điều này có nghĩa là Google có nguy cơ tiếp tay cho chính phủ Trung Quốc bắt giữ công dân.
Sau khi nhiều nhân viên của chính Google công khai phản đối ứng dụng mới và từ chối tham gia dự án, tổ chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi toàn thể nhân viên của hãng này biểu tình trước các trụ sở của Google và kêu gọi họ ký tên vào đơn kiến nghị quốc tế.
Joe Westby, nhà nghiên cứu về công nghệ và nhân quyền của Amnesty International tuyên bố là tập đoàn sở hữu công cụ tìm kiếm thông dụng nhất trên thế giới phải đấu tranh để Internet là một không gian và người dân được tiếp cận thông tin tự do, thay vì ủng hộ sự độc đoán, chuyên quyền của Bắc Kinh.
Nguồn: RFI
Theo « dự án Dragonfly », ứng dụng tìm kiếm mới của Google sẽ tự động tìm kiếm và sàng lọc các trang web bị chặn ở Trung Quốc, đồng thời liệt các cụm từ nhu « nhân quyền », « trấn áp Thiên An Môn » … vào một « danh sách đen ». Ứng dụng sẽ cho phép chính quyền Trung Quốc kiểm soát dễ dàng hơn các hoạt động tìm kiếm trên mạng Internet của từng người dân. Điều này có nghĩa là Google có nguy cơ tiếp tay cho chính phủ Trung Quốc bắt giữ công dân.
Sau khi nhiều nhân viên của chính Google công khai phản đối ứng dụng mới và từ chối tham gia dự án, tổ chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi toàn thể nhân viên của hãng này biểu tình trước các trụ sở của Google và kêu gọi họ ký tên vào đơn kiến nghị quốc tế.
Joe Westby, nhà nghiên cứu về công nghệ và nhân quyền của Amnesty International tuyên bố là tập đoàn sở hữu công cụ tìm kiếm thông dụng nhất trên thế giới phải đấu tranh để Internet là một không gian và người dân được tiếp cận thông tin tự do, thay vì ủng hộ sự độc đoán, chuyên quyền của Bắc Kinh.
Nguồn: RFI