Chó sói\’ Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam – Kỳ 2: Cánh tay nối dài của chính quyền Trung Quốc ?

\’Chó sói\’ Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam – Kỳ 2: Cánh tay nối dài của chính quyền Trung Quốc ?

(TNO) Theo báo cáo của CSIS, từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, giới lãnh đạo Trung Quốc (TQ) đã bắt đầu chú ý đến Huawei. Sự hỗ trợ của chính phủ TQ đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Huawei.

\"\'Chó

Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) bị tố cáo là mối đe dọa lớn cho an ninh quốc gia Úc và Mỹ – Ảnh: Reuters

Năm 1993, Huawei tung ra tổng đài điều khiển C&C08, sản phẩm chính đầu tiên tự phát triển. Thiết bị này đã đưa Huawei tiến lên vị trí hàng đầu trong nhóm các công ty tương tự ở TQ. Sản phẩm này được triển khai khắp TQ và mặc dù thiếu chi tiết về các vụ mua bán nhưng tạp chí Kinh tế Viễn đông (FEER) đã loan tin rằng lúc đó Huawei đã nhận được một hợp đồng quan trọng cung cấp mạng viễn thông quốc gia đầu tiên cho quân đội TQ. FEER trích dẫn một nguồn tin từ Huawei nói rằng [hợp đồng] là không đáng kể so với toàn bộ hoạt động của Huawei nhưng là lớn “về mặt quan hệ”.
Vào thời điểm này các công thiết bị viễn thông nước ngoài đã thâm nhập vào vào thị trường viễn thông dành cho các tập đoàn, công ty, đô thị lớn tại TQ. Huawei nhìn thấy một cơ hội. Nhiệm Chính Phi – ông trùm quyền lực của Huawei – đã thực hiện theo chiến lược “dùng nông thôn bao vây thành thị” của Mao Trạch Đông. Năm 1992 khi Ericsson chỉ có vài nhân viên hoạt động tại Hắc Long Giang thì Huawei có tới 200 người len lỏi khắp các huyện, thị của tỉnh này.
“Huawei phải có tinh thần chó sói” là phương châm được ông Nhiệm truyền bá và quán triệt đến toàn bộ đội quân của Huawei. Theo đó, các nhân viên Huawei cần phải có sự nhạy bén cao độ, bản năng sinh tồn và tinh thần chiến đấu bằng mọi giá để đạt được mục đích.
Các chiêu bán hàng của Huawei được cho là không tuân theo chuẩn mực đạo đức thông thường và luôn gắn liền với chuyện tham nhũng, hối lộ. Tại nhiều tỉnh, Huawei thiết lập các liên doanh hoặc một hình thức đối tác tương tự với các cơ quan viễn thông địa phương để khuyến khích việc mua thiết bị Huawei và rót lại qua các khoản “cổ tức”.
Theo nhà nghiên cứu Cheng Li (Viện Brookings, Hoa Kỳ), “hoạt động kinh doanh này do Huawei thực hiện, mặc dù gây tranh cãi, nhưng đã không bị cấm. Qua những lợi ích được chia sẻ, các cơ quan địa phương đã giúp thúc đẩy bán hàng và bảo trì các thiết bị viễn thông do Huawei sản xuất”.
Năm 1994, ông trùm quyền lực của Huawei Nhiệm Chính Phi đã có cuộc gặp với ông Giang Trạch Dân, người sau đó đã trở thành Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản TQ. Trong cuộc gặp với ông Giang, ông Nhiệm được cho là đã đưa ra quan điểm về vai trò của công nghệ thiết bị tổng đài với an ninh quốc tế. Ông Nhiệm khẳng định “một quốc gia không có những thiết bị tổng đài của mình thì cũng giống như là không có quân đội riêng”. Ý kiến này của ông Nhiệm đã được ông Giang Trạch Dân ghi nhận.
Năm 1996, chính phủ TQ bắt đầu hỗ trợ một cách rõ ràng đối với các công ty viễn thông nội địa, chấm dứt chính sách nhập khẩu đặc biệt đối với thiết bị viễn thông. Cả chính phủ và quân đội TQ bắt đầu tung hô Huawei nhưng một “nhà vô địch quốc gia”.
Cũng trong năm 1996, cả Lưu Hóa Thanh, Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư và Ngô Bang Quốc, Phó thủ tướng TQ, đã có chuyến thăm rình rang đến trụ sở Huawei tại Thâm Quyến. Tháng 6.1996, Phó thủ tướng Chu Dung Cơ đi thị sát Huawei. Trong chuyến thăm này, ông Chu Dung Cơ đã bày tỏ kỳ vọng việc tổng đài điều khiển tự động của Huawei có thể thâm nhập thị trường quốc tế, ông Chu cũng đã yêu cầu giám đốc của 4 ngân hàng đi tháp tùng phải hỗ trợ cho Huawei về tài chính. Nhờ ảnh hưởng của ông Chu Dung Cơ, đến nửa cuối 1996, ngân hàng China Merchants bắt đầu hợp tác với Huawei.
Cùng thời gian này, Huawei đã có những bước tiến dài về mặt phát triển sản phẩm và doanh số bán hàng. Sản phẩm của Huawei đã vươn ra khỏi thị trường nông thôn. Theo FEER, Huawei đã giành được những hợp đồng lớn tại các đô thị lớn như Bắc Kinh, Quảng Đông, cũng như với cơ quan đường sắt quốc gia, nơi chịu trách nhiệm về phát triển hạ tầng tại thung lũng sông Hoàng. FEER nhận định điều này đã giúp Huawei tháo gỡ những vấn đề về tài chính.
Năm 1998, Ngân hàng Xây dựng TQ đã cho Huawei vay khoản tín dụng 3,9 tỉ NDT, chiếm khoảng 45% tổng các khoản tín dụng mở rộng trong năm đó của ngân hàng này. Đã có những thông tin cho rằng chính phủ TQ đã cung cấp các khoản vay này như một hình thức “trả nợ” cho một số cơ quan nhà nước đã mua thiết bị của Huawei mà không trả tiền. Việc các khoản vay này sau đó có được Huawei trả lại không vẫn là điều không rõ ràng nhưng nó có thể về bản chất đây là một sự “chuyển khoản” của chính phủ. Đây cũng được coi là một bằng chứng cho những quan ngại về ảnh hưởng của chính phủ TQ hiện tại đối với Huawei.
\"Ảnh

Một cửa hàng của Huawei tại Bắc Kinh – Ảnh: AFP

Theo CSIS, mặc dù rất khó để có thể nắm rõ được bản chất sự hỗ trợ từ phía chính quyền TQ nhưng từ những thừa nhận của Huawei có thể thấy quan hệ của công ty này với chính quyền là một yếu tố có tính chất quyết định đối với Huawei. Đặc biệt, sự hỗ trợ này có ý nghĩa rất lớn khi vào giai đoạn đầu Huawei vẫn là một công ty còn vô cùng non yếu trong cuộc đấu với những đối thủ lớn.

Ông Nhiệm Chính Phi từng thừa nhận Huawei đã khá “ngây thơ” khi chọn lĩnh vực thiết bị viễn thông để lao vào trong thời kỳ mới thành lập. Theo ông Nhiệm, Huawei đã không chuẩn bị cho một sự cạnh tranh dữ dội như vậy vào thời kỳ trứng nước của mình. “Những đối thủ đều là những công ty quốc tế sừng sỏ với tài trị giá hàng chục tỉ USD. Nếu không có những chính sách bảo vệ (đối với công ty trong nước), Huawei đã không thể tồn tại lâu”, ông Nhiệm nói.
Năm 1996, Huawei đã có 20% thị phần tổng đài TQ, đứng thứ hai chỉ sau Shanghai Bell. Doanh thu từ thị trường nội địa cho Huawei lên tới 2,6 tỉ NDT, đưa Huawei vào danh sách 4 doanh nghiệp thiết bị viễn thông lớn nhất của TQ. Một vài năm sau đó Huawei đã vượt qua Shanghai Bell sau một chiến dịch giảm giá khốc liệt kết hợp với chiến dịch mua sắm địa phương của chính quyền TQ. Huawei tiếp tục từ những thành công này đầu tư vào lĩnh vực di động. Khi mạng GSM bắt đầu nhận được những khoản đầu tư lớn vào giữa đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Huawei đã ở vào vị trí thuận lợi với công nghệ của mình. (còn tiếp)

Bài Khác

Leave a Comment