Nhiều tướng cấp cao bị truy tố có làm ngành công an trong sạch hơn không?

Nhiều tướng cấp cao bị truy tố có làm ngành công an trong sạch hơn không?

.

\"\"
Ảnh minh họa. AFP

Từ giữa tháng 7 đến nay, Ủy ban kiểm tra trung ương đã tiến hành xem xét kỷ luật và bắt giữ một loạt tướng, cựu tướng công an, những người đã và đang nắm những vị trí cao cấp, quan trọng và quyền lực của Bộ được xem là bất khả xâm phạm này, thậm chí có cả người từng được phong là anh hùng như tướng Phan Văn Vĩnh.

Hành vi vi phạm pháp luật của các tướng ngành công an được Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng Cộng sản Việt Nam xác định là đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và ngành Công an, gây nhiều bức xúc trong xã hội nên cần phải xem xét và thi hành kỷ luật.

Dư luận xôn xao cho rằng, Bộ Công an từ lâu được xem là lá chắn bảo về chế độ và là thành trì vững chắc không thể xâm phạm nhưng đến nay lại tiến hành bắt giữ truy tố hàng loạt các tướng quan trọng của Bộ, cũng như công khai trên khắp các phương tiện truyền thông báo chí.

Luật sư Phạm Công Út, người bị xóa tên khỏi đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 3 vừa qua vì những lên tiếng bảo vệ người dân, chia sẻ với chúng tôi rằng có thể chính phủ Việt Nam đang muốn lấy lại niềm tin của người dân trong nước và đối tác quốc tế nên đã khởi động nguồn máy gọi là trừng phạt để lấy lại niềm tin đó.

“Các cơ quan tư pháp đang lấy lại niềm tin người dân trong nước về ba chữ lẽ công bằng, trước đây ba chữ này gọi là phù phiếm xa hoa nhưng nay đã nằm trong bộ luật tố tụng. Thì hiện nay cơ quan tư pháp đang dần soi tới những người có chức có vị rất là cao trong xã hội. Đây là một chuyện chưa bao giờ có mà nếu có cũng chỉ lác đác vài người rồi chìm đi. Truyền thông hồi xưa không được như bây giờ, hiện nay bắt một vị tướng công an, … không còn đặc cách thông tin cá nhân của họ mà đưa toàn bộ lên mạng như vậy dư luận cho rằng phe này đánh phe kia. Thực tế nói về tham nhũng thì bất kỳ phe nào cũng có tham nhũng chứ không có phe trong sạch và phe tham nhũng.”

Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động và blogger tại Hà Nội nói rằng anh không ngạc nhiên về việc này, bởi vì theo anh đây cũng chỉ là việc thanh trừng nội bộ để củng cố quyền lực.

“Bởi vì như các bạn đã biết tại VN cái sự nắm quyền của đảng cầm quyền thì có rất nhiều nhân vật chính trị từ thời ông Ba Dũng (tức nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), đến ông Nguyễn Phú Trọng thì các lực lượng nồng cốt, dựa cột bảo vệ chế độ nhưng thật chất là bảo về những người lãnh đạo cao cấp là lực lượng công an. Nhưng có một sự sung khắt rất lớn trong chính trị VN giữa các nhân vật thời kỳ trước và thời kỳ bây giờ nên việc người ta thanh trừng, thay máu các lực lượng ngành công an trong các vị trí quan trọng. Tại VN thì hệ thống công an cũng phải tuân theo luật công an nhân dân rồi các luật khác của nhà nước nhưng họ lại hành sử rất là vô luật.”

Đồng ý với quan điểm này, nhà báo Lê Trung Khoa hiện đang sống tại Đức nói với chúng tôi rằng đây cũng chỉ là phần tảng băng nổi và chìm trong cả hệ thống chính trị của Việt Nam mà nó đã lộn xộn rất lâu rồi nên bây giờ nếu không xử lý thì cả chế độ có nguy cơ sụp đổ nên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang cố gắng làm điều này. Nhưng anh cho biết thêm:

“Theo tôi việc ông Trọng làm chỉ là giải quyết phần gọn thôi chứ chưa phải gốc, bởi vì cái gốc là cái sinh ra tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhiều vấn đề khác. Đó là khi nhà nước pháp quyền không được tôn trọng, đảng quyền cao hơn pháp quyền. Những việc làm như vậy theo tôi thì cũng chỉ là mị dân thôi để mọi người thấy là họ làm nhưng mà xét cho cùng các vi tướng đó bị xét rất là nhẹ so với tội mà họ đã phạm phải. Còn người dân phạm tội nhẹ hơn nhưng vẫn bị phạt với mức án tương tự thì tôi tin chắc đây là mị dân thôi.”

Việc các tướng cấp cao của Bộ Công an bị truy tố, xét xử, để lộ ra nhiều sai phạm được xem là rất lớn, dẫn đến nhiều hoang mang trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, việc thay máu hàng loạt các cán bộ cấp cao vi phạm như vậy có làm ngành Công an được trong sạch hơn hay không?

Một số các luật sư, nhà báo và giới hoạt động mà đài Á Châu Tự Do tiếp xúc đều khẳng định rằng điều này chắc chắn không.

\"Ảnh
Ảnh minh họa. AFP

Luật sư Phạm Công Út cho biết, trong kinh doanh, khi lợi nhuận tăng lên nhiều lần thì người ta đã sẵn sàng chết vì nó, nhưng tại Việt Nam khi nắm giữ quyền lực trong tay thì sẽ mang về siêu lợi nhuận nên họ sẵn sàng bất chấp mọi thứ. Ông nói:

“Chính vì vậy họ tự tin và xem thường pháp luật. Tôi thấy bây giờ có sự thay đổi nhỏ vì họ chưa đánh vô được lòng tham của con người khi nắm quyền lực họ sẽ bất chấp. Bây giờ có triệt tiêu 15 tướng này đi nữa thì cũng sẽ có hàng chục tướng khác người ta vẫn tiếp tục công việc tìm kiếm siêu lợi nhuận bằng quyền lực.”

Anh Nguyễn Lân Thắng khẳng định với chúng tôi rằng việc trong sạch ngành công an hay không hãy nhìn vào sự việc xảy ra trong ngành này từ trước đến nay, nó đã xảy ra rất lâu rồi nhưng đến nay mới bị công luận khui ra, do đó mục tiêu chính cũng chỉ là đấu đá quyền lực thôi, chứ có thay cả chục tướng khác cũng sẽ tiếp tục như vậy.

“Tôi chắc chắn rằng tất cả những người trong ngành họ đều biết cả nhưng mà tại sao các vấn đề vi phạm tệ hại như thế lại không được phanh phui ra nên đây thật chất là sự tranh giành và đấu đá nội bộ, quyền lực. Người ta có câu là quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối. Nên họ mà giành được quyền lực rồi thì họ sẽ tiếp tục tha hóa.”

Đồng thuận với quan điểm của blogger Nguyễn Lân Thắng, nhà báo Lê Trung Khoa còn chia sẻ thêm rằng, Việt Nam hiện nay dù chỉ có một đảng là Đảng Cộng Sản, tuy nhiên trong nội bộ Đảng cũng chia ra nhiều hướng khác nhau, người muốn cải tổ, muốn giữ nguyên hoặc bảo thủ nhưng tất cả phe phái đó ngoài tư tưởng về chính trị thì tất cả vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc cải tổ bộ máy hay cắt giảm các tổng cục như hiện nay đang làm cũng không thể làm cho bộ máy công an trở nên trong sạch hơn.

Vào ngày 2/4/2018 báo chí Việt Nam đưa tin Bộ Công an sẽ bị xóa bỏ tất cả sáu tổng cục đang có, hạ cấp các bộ tư lệnh, giảm biên chế triệt để và cho rằng việc giải thể nhằm sắp xếp lại bộ máy của ngành công an sẽ tác động trực tiếp đến hàng chục sĩ quan cấp tướng trong ngành.

Trước đó, vào ngày 21/9/2016 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị chỉ định tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương và đây cũng là lần đầu tiên việc này diễn ra trong các nhiệm kỳ. Ngoài ra, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng là người đã hô hào chống tham nhũng từ hồi năm 2016 cho đến này.

Nguồn: RFA

Bài Liên Quan

Leave a Comment