Chuly sưu tầm.
Buồn không?
Có lẽ anh nói đúng, đàn ông chúng ta khổ thật. Tâm sự chất chứa hàng núi mà vẫn cố gắng làm ra vẻ cứng rắn đấy thôi. Chúng ta khóc, chỉ khóc trong lòng, khóc bằng những tiếng thở dài hay cái cười chua chát, chúng ta còn biết làm gì hơn? Đúng không anh?
Tôi xăn ống quần, lội nước. Tay quơ lưỡi hái, cắt cỏ. Ngọn cỏ xanh mượt, có lông tưa đâm vào tay ngưa ngứa. Con bò đứng cạnh chóc chóc lại \”ụm bò\” xong cúi đầu nhai cỏ. Chiều, nắng nhạt. Đàn chim én bay thành đàn hình cánh cung. Tôi cắt đầy bao tháo dây cột bò. Tôi bảo: Bò ơi, Về thôi không mẹ tao mắng.
Tôi bước lên đường đất. Trái, có con kênh đào chạy dài. Phải, có ruộng cỏ, xa, có ruộng lúa nước, xa nữa là chân trời với những áng mây sẫm dần. Một quãng, có cây ăn trái các loại. Dừa mọc thành hàng bên lối đi, bạch đàn xen kẻ. Tôi dẫn bò bước chậm rãi. Nhà tôi mái lá, vách ván, cửa tre, nền đất, rộng bảy thướt dài năm thướt. Giữa có treo một tấm tranh thờ đã cũ, gián nhện thưa thớt. Dưới có đặt bàn thờ bà Ngoại. Hai bên là hai bộ vạt. Có bàn dài tiếp khách. Tôi vừa cho bò vào chuồng. Mẹ tôi nói:
– Duy này, thằng Tiền qua kiếm con đấy.
– Làm gì mẹ?
– Máy cày nhà nó bị lún. Nó nói không biết nhờ ai.
Anh Tiền là hàng xóm của gia đình tôi. Cha Mẹ mất sớm. Anh ba mươi ba nhưng vẫn chưa có vợ. Nghe đâu hồi trước anh có yêu chị Thoa, con ông Duyện nhưng về sau cô đi lấy chồng. Có người nói anh đau buồn nên ở vậy, cũng có người nói anh chờ chị Thoa thôi chồng, không biết tin ai. Anh Tiền có cô em gái tên Xinh, người cao gầy, tóc dài, rất đẹp, đẹp thế nào thì tôi không tả được, mười tám tuổi, kém tôi hai tuổi, đang học ở Tỉnh – một tuần về một lần.
Thuở nhỏ, tôi thân với Xinh. Trên đường đi học về tôi thường đèo Xinh bằng xe đạp. Xinh nói: \”Anh Duy này\” cô ngừng một lát rồi lại tiếp: \”Bạn em nói\” lại ngừng: \”Bạn em, bạn em tụi nó chọc\”.
Tôi ừm. Tôi có tâm hồn nhạy cảm. Hay buồn và hay nghĩ vẫn vơ. Tôi nghĩ về những cuộc đời vô nghĩa, về những cái chết và một giấc ngủ mê. Tôi không thích thơ, cũng không yêu văn chương. Cô giáo tôi nói: \”Em đừng yêu văn, em viết tệ lắm\”. Tôi đáp: \”Dạ\”. Cô tôi lại nói: \”Đừng yêu văn, nó sẽ bóp nát tâm hồn em, em còn quá trẻ, đừng như tôi. Tôi cho em điểm mười, em hứa đi\”. Tôi đáp: \”Dạ\”. Cô thở dài: \”Em cũng ngốc như tôi, hãy nhớ, văn mà lề lối trước sau là cứng nhắc, là hình thức, hiểu không?\”. Những năm tháng tuổi thơ của tôi gắn liền với nhà trường và gắn liền với Xinh đại loại như thế.
Tôi rửa tay, giở lồng bàn thấy có cá bóng kho khô quẹt, tô nước cơm. Tôi ăn sáu chén thì đặt đủa lên trên nhà. Cha tôi đang nằm võng đu đưa, đang xem tivi. Ông hỏi: \”Đường mương dưới mấy líp xoài con vét xong chưa?\” Tôi đáp: \”Dạ rồi\”.
\”Vậy mai con qua phụ thằng Tiền khiêng cái máy cày.\”
Bốn giờ sáng gà gáy, tôi thức dậy nấu nước, châm trà. Mẹ tôi nói: \”Duy. Sẵn bắc nồi cơm\”. Tôi ngồi nhìn ánh lửa bập bùng cùng củi khô cháy lép bép. Tôi nghĩ đến mình, đến gia đình. Nhà chỉ có mình tôi, khi học hết lớp chín tôi xin nghỉ, ở nhà phụ chuyện vườn tược, đồng áng. Cha tôi đã ngoài năm mươi, mẹ cũng xấp xỉ. Hằng ngày, tôi vác cuốc ra đồng dưới cái nắng chang chang mới biết được vị đắng mồ hôi của người lao động. Đến khi thu hoạch, thương lái ép giá cắt cổ, mẹ tôi phải lom khom mót vườn ra chợ ngồi bán để gỡ gạc. Cuộc sống ở quê tuy nhàn nhưng khi lao động phải gấp hai, gấp ba người ở Thành. Lúc rảnh, Cha tôi vấn điếu thuốc rê, nói: \”Làm đi, rồi tao cưới cho con vợ, tao được ngồi xuôi, má mày có cháu ẵm bồng\”. – Nói rồi cha tôi cười khà khà.
Sáu giờ sáng ông vác cuốc, đi chân trần, tôi theo ông ra ruộng. Hai bên đường có vô số những giọt sương còn ngái ngủ trên rặng trâm bầu, ánh nắng xuyên qua vòm lá, qua làn sương bạc rọi xuống mặt đất nhợt nhạt. Những con chim sâu, chim chão chẹt ca hát và nhảy nhót. Nếu có ná thun, tôi đã cho chúng nhảy nhót trong nồi. Có dăm đứa học sinh đạp xe đèo nhau đi học, vừa đạp chúng vừa nói:
– \”Mày thuộc bài lịch sử chưa?\”
– Chưa, tao nhồi nhét cả đêm mà không zô.
– Ừ, anh tao bảo người ta xuyên tạc lịch sử. Học cho có học.
Đến ruộng. Cha tôi bảo: \”Mày tưới đám xoài rồi qua thằng Tiền. Tao tưới đám dưa hấu\”
Gần trưa việc đã hòm hòm, tôi đang ngồi dưới gốc một cây xoài. Anh Tiền lật đật đến cạnh tôi. Anh nói: \”Kiếm chú mày khó quá. Sang anh nhờ cái\”. Tôi đáp: \”Em chưa xong ở đây\”. Anh Tiền nói: \”Anh gấp lắm, không biết nhờ ai ngoài mày\”.
Tôi theo anh Tiền đi men trên đường nhỏ, bốn bề ruộng nước mênh mông. Đến nơi, thấy Xinh bận áo cánh sen trắng, quần bà ba đen, đội nón lá ngồi dưới gốc cây cỏ nước. Tôi không ngạc nhiên khi thấy Xinh ăn bận như thế. Cô vốn giản dị, điềm đạm, lại thích cái vẻ quê mùa vốn có, Cô nói: \”Mặc thế này thôi, đẹp hơn\” – Nói rồi nhoẻn miệng cười. Thời này hiếm ai ăn mặc như thế. Người ta cho là quê kệch, cù lần. Thường các cô cậu ất ơ theo lối thị thành, chạy đua với thời trang, không áo hở lưng, cũng quần ngắn. Xinh nhoẻ miệng cười, hỏi: \”Ủa. Có hai người hả?\”.
Anh Tiền đáp: \”Sức hai thằng bằng con trâu mộng\”. Máy lún sâu, chúng tôi loay hoay đến trưa thì xong, mình mẩy nhớp nháp bùn sình, đầu tóc rủ rượi. Xinh nói: \”Anh Duy, qua nhà em ăn cơm\”.
\”Tôi phải về.\”
Anh Tiền trầm mặt: \”Mày khinh nhà anh nghèo đúng không ?\”
Ba người đội nắng về nhà, nhà anh cũng từa tựa như nhà tôi. Có điều trước nhà trồng hàng dâu. Tôi tắm rửa xong thấp cho cha mẹ anh nén hương. Anh Tiền ngậm ngùi.
Xinh mần mò làm cơm dưới bếp, tôi hỏi: \”Ăn gì thế?\”. Xinh đưa bàn tay xinh xắn xắt thịt, không khéo bị dao cứa vào tay, ngón tay trắng ngần thon như ngọn bút máu loang đỏ. Cô tái mặt. Tôi vội cầm lấy đưa ngón tay cô vào miệng mình. Dòng máu dìu dịu, ấm nóng khiến tim tôi đập mạnh. Xinh nhìn tôi đỏ mặt, cô quay đi. Tay run run. Tôi xé vạc áo cầm máu.
Cô đáp lí nhí: \”Cảm ơn anh\” – Rồi rụt tay lại ngượng ngùng.
Anh Tiền ở đâu đi lại, anh hỏi: \”Tụi mầy làm gì đó?\”
Chúng tôi giật mình, lúng túng.
Lát sau. Xinh dọn cơm trên bàn tròn ở nhà dưới, gọi: \”Hai trâu mộng ăn cơm.\”
Cơm có canh rau má nấu với tôm khô, thịt heo kho và một chão nhỏ kho quẹt. Anh Tiền nói: \”Kho quẹt gần như lớn lên cùng anh\”
Tôi cười: \”Quê mà, ai chẳng thế\”.
\”Ừ, vậy mà có người đi vài năm đã chê đấy.\”
Tôi đáp: \”Tre chưa ra đầu ngõ đã mất gốc\”.
Tôi hỏi: \”Xinh ra trường định học gì?\”
Xinh đáp: \”Học kế toán\”.
Anh Tiền nói: \”Đàn bà thông minh khó lấy chồng\”
Tôi đáp: \”Con gái không học sao này dễ bị lừa\”.
Anh Tiền nói: \”Cái đó chưa chắc\”. Tôi cười: \”Có cái gì chắc 100% đâu ?\”
Có đấy: \”Người ta biết chắc mình sẽ chết\”.
Xinh lại nói: \”Em thích thơ\”
Tôi hỏi: \”Thơ gì?\”
Xinh Đáp: \”Thơ Tình\” Ai cô đơn thơ đối thơ tình, gửi lòng mình vào tim tương tác\”
Anh Tiền nói: \”Mơ mộng lắm đi. Văn thơ nó hại người\”.
Xinh hỏi: \”Tại sao?\”
Anh Tiền đáp: \”Mày nâng bát cơm bằng sức lao động hay trí tưởng tượng? Không phải nhà thơ thì đừng cho thơ. Vả lại mày phải mổ xẻ tâm hồn, chiêm nghiệm buồn đau của cuộc đời mới có thơ, có văn hay. Đấy không phải là chuyện phiếm. Như vậy nhà văn buộc phải thành một trí thức, một học giả. Mà theo tao, thơ phù phiếm hơn thế. Dù cách này, hay cách khác thì đó là nghề tự sát. Tiếng tăm càng lớn càng bi hài trăm bề, mà không có tiếng thì thiên hạ cười\” Thiên hạ bây giờ ngộ lắm, cái giống gì bắt bẻ cũng được.\”
Xinh lại nói: \”Người ở Tỉnh cũng ngộ lắm\”
Ngộ thế nào ?
– Họ yêu nhau, họ nói: \”Này tó, tao yêu mày\”
Anh Tiền nói: \”Nói năng nhố nhăng\”
Tôi đứng dậy. Anh Tiền hỏi, không ăn nữa à?
– \”Không. Những sáu chén rồi\”. Anh cũng đứng lên, đi ra đằng trước ngồi rót trà. Dác trưa, nắng ngoài trời như nung, trong nhà hơi đất ẩm thấp, trước có mấy gốc dâu che lộng mái hiên nên gió thổi vào rất mát.
Anh Tiền nói: \”Quê mình khác xưa lắm\”
Tôi đáp: \”Ừ! Người ta không thân thiện nữa\”
\”Tao thấy tức cười, họ ghét nhau đến từ cọng rau, trái xoài.\”
Tôi cười: \”Tiền cả mà anh\”
Anh Tiền chua chát, ngâm: \”Thế nhân lừa lộc đời mang trá. Kết cục chung quy một chữ tiền\”
Tôi hỏi: \”Sao anh không lấy vợ?\”
Anh Tiền cười. Xinh dưới nhà đi lên ngồi trên bộ dạt cạnh đó. Xinh nói: \”Có chứ, nhưng người ta lấy chồng rồi\”
– \”Ừ, lấy chồng rồi\”. Anh cười lại chua chát: \”Cô ta nói yêu thì có yêu nhưng hai đứa nghèo. Lấy về lận đận con cái thôi cũng khổ\”.
Xinh hỏi: \”Anh Duy bao giờ có vợ?\”.
\”Tôi không biết\”
Tôi về đến nhà đã gần bốn giờ chiều. Cha đang đưa võng kẻo kẹt. Mẹ tôi ngồi trên dạt vá áo.
Bà hỏi: \”Xong chưa ?\”
– \”Dạ Rồi\”.
\”Con Xinh hôm nay về nhà à?\”
\”Dạ\”
\”Mày thích nó không?\”
\”Không biết\”
Hai mươi năm tết nhà tôi thu hoạch dưa hấu. Lái buôn vào mua, phán cộc lốc: \”Năm triệu ruộng này, bán không?\”
Cha tôi hỏi: \”Không lên được à?\”
\”Không, bán không?\”
Ông thở dài: \”Bán thì bán\”
Xinh và mẹ tôi cắt dưa bỏ vào bao, mỗi bao nặng hơn 20kg. Anh Tiền phụ tôi vác dưa ra xe, đoạn đường ngót một trăm mét. Đến tận xế trưa Tôi mệt lã người, mồ hôi nhễ nhại. Anh Tiền bảo: \”Làm nông dân khổ như trâu\” Mà cái lũ lái buôn cũng đểu. Lên Thành Phố bán lại gấp đôi, gấp ba là thường. Người Thành Phố coi vậy mà khờ\”.
Tôi đáp: \”Họ không khờ, tại họ không biết\”
Anh Tiền bảo: \”Rồi mày sẽ khổ, đến mắng người cũng sợ họ buồn\”
Một tối trời có trăng, tôi đi câu ếch. Đặt câu xong tôi nằm ở một bãi đất bằng cách nhà Anh Tiền mấy thửa ruộng, tay gác dưới đầu. Hương cỏ đồng nội xồng xộc vào hai cánh mũi. Tiếng dế, tiếng ểnh ương ca hát khắp nơi, chúng ca hát kiểu dế, kêu ễnh ương! Tôi dõi mắt nhìn lên mặt trăng đang lơ lửng. Những áng mây mờ trôi là đà. Tôi nghĩ đến Xinh, Xinh có đang ngắm trăng không?
– \”Trăng đẹp quá\”. Có tiếng người nói tôi giật nảy mình, nhỏm dậy. Xinh xoã tóc dài vẫn áo cánh sen, quần bà ba đen, nhoẻn miệng cười. Xinh thánh thiện và thoát tục. Đôi mắt đen to tròn như hai vì sao nhấp nháy nhìn tôi.
Tôi hỏi: \”Xinh làm gì ở đây?\”
Cô gục đầu xuống như thẹn thùng, nói khẽ:
\”Xinh ở trong nhà thấy anh Duy nên đi theo\”. Nói rồi cô khép nép ngồi xuống.
Tôi nhìn Xinh đăm đăm rất lâu, Xinh im lặng hai tay mân mê tà áo, mái tóc xoã dài dưới trăng càng làm con người cô huyễn hoặc.
Tôi nói: Xinh về đi thôi.
Xinh quay qua nhìn vào mắt tôi, ánh mắt mơ hồ, thất vọng, như có ngấn nước mắt.
Có tiếng Anh Tiền gọi vọng: \”Xinh ơi! Đi đâu thế?\”
Xinh tái mặt, cô đứng dậy quay đi, được hai bước lại quay ngoắt lại, lưng hướng về phía ánh trăng. Vẫn đôi mắt ưu buồn. Cô cắn môi. Niếu tôi không nhận ra từ sớm thì Xinh đúng là Hằng Nga. Liệu Hằng Nga có đẹp như Xinh lúc nầy không? Có bút mực nào tả được Hằng Nga không ? Không dám chắc.
Xinh lên tiếng: \”Anh Duy!\” Đôi mắt tha thiết. Rồi lại thở dài không nói gì thêm, lần này, cô bước đi thoăn thoắt. Tôi nhìn theo bóng Xinh mà bâng khuâng, ngơ ngẩn.
Một tháng sau, anh Tiền gặp tôi, anh nói: \”Duy này, con Xinh định lấy chồng\”.
Tôi hỏi: \”Lấy ai ?\”
Anh Tiền buồn rầu nhìn tôi: \”Lấy thằng con ông Huyện, trên Tỉnh.\”
Tôi đáp: \”Ừ\”
Anh Tiền lại nói: \”Nó bảo yêu mầy, nhưng nó sợ nghèo, nghèo khổ lắm! Nó nghèo từ nhỏ nên nó không muốn nghèo hết đời.\”
Tôi đáp: \”Ừ\”
\”Nó nói chuyện hệt như cô ấy, cô ta cũng sợ nghèo\”
Tôi nói: \”Phụ nữ cần một chỗ dựa vững chắc\”.
Anh Tiền đáp: \”Vậy thì khổ là khổ tụi mình\”.
Đêm tôi lại cấm câu, nằm trên bãi đất bằng mặc cho ánh trăng vằng vặc rọi xuống lòng tôi. Tiếng dế đồng róng riết một cách hoang dại, thê lương. Dường như chúng cũng đang rầu rĩ, nỉ non vì người mình yêu đi lấy chồng.
Anh Tiền ơi! Có lẽ anh nói đúng, đàn ông chúng ta khổ thật. Tâm sự chất chứa hàng núi mà vẫn cố gắng làm ra vẻ cứng rắn đấy thôi. Chúng ta khóc, chỉ khóc trong lòng, khóc bằng những tiếng thở dài hay cái cười chua chát, chúng ta còn biết làm gì hơn? Đúng không anh?
Ngày đám cưới Xinh, xe ô tô đến rước dâu chạy thành hàng trên đường đất qua chỗ tôi cắt cỏ. Nhà Anh Tiền rộn ràng hẳn. Ngôi nhà lá được trang hoàng lộng lẫy lắm, mẹ tôi nói thế. Rồi bà lại bảo: \”Mày thương nó không?\”
Tôi không đáp.
Bà lại hỏi: Buồn không?
Buồn.
Chiều, xe đưa dâu về Tỉnh, Chạy trên đường bụi bay mù mịt. Xinh duyên dáng, đằm thắm, xinh đẹp ngồi trong mặt cho cảnh vật xung quanh lướt qua.
Tôi xăn ống quần, lội nước. Tay quơ lưỡi liềm, cắt cỏ. Từng nhát liềm như cứa vào tim. Con bò đứng cạnh cuối đầu nhai cỏ. Chiều nắng nhạt. Đàn chim én bay thành đàn hình cánh cung. Tôi tháo dây, bảo: Bò ơi, Về thôi không mẹ tao mắng.