21 bức ảnh \”bóc trần\” góc tối mà TQ muốn che giấu và sự biến mất bí ẩn của nhiếp ảnh gia
Qi Guihua, người đang được chồng bế, đã đổ bệnh sau khi từ Bắc Kinh về quê ăn tết. Qi mất chỉ 2 tiếng sau khi bức ảnh này được chụp. Ảnh: Lu Guang
Theo Bored Panda, ảnh của Lu Guang hé lộ những khía cạnh của Trung Quốc mà chính phủ nước này không muốn thế giới nhìn thấy.
Sự biến mất đột ngột của nhiếp ảnh gia
Lu Guang là một nhiếp ảnh gia người Trung Quốc, từng đạt nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh. Kể từ khi trở thành nhiếp ảnh gia tự do năm 1993, Lu Guang đã phát triển nhiều dự án tài liệu ở Trung Quốc, tập trung vào những vấn đề nổi cộm nhất về xã hội, y tế và môi trường mà Trung Quốc hiện đang phải đối mặt.
Các tác phẩm nhiếp ảnh của ông kể câu chuyện của những người thợ đào vàng, khai khoáng, dịch SARS, người nghiện ma túy dọc biên giới, làng AIDS và tác động của ngành công nghiệp tới môi trường.
Năm 2005, Lu Guang trở thành nhiếp ảnh gia Trung Quốc đầu tiên được Bộ Ngoại giao Mỹ mời với tư cách một học giả.
Theo Bored Panda, ảnh của Lu Guang hé lộ những khía cạnh của Trung Quốc mà chính phủ nước này không muốn đề cập tới: Những đối tượng nghiện ma túy, bệnh nhân HIV, các vấn đề môi trường…vv. Tuy nhiên lần này, nhiếp ảnh gia từng đạt giải thưởng lại trở thành trung tâm của câu chuyện. Vợ của Lu, Xu Xiaoli, cho biết, bà đã bặt tin chồng từ ngày 3/11.
Phóng viên ảnh Lu Guang đang tác nghiệp.
Ngày 23/10, Lu bay tới Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương, nơi ông dự tính tham gia một số sự kiện về nhiếp ảnh. Sau đó, ông sẽ bay tới Tứ Xuyên để gặp một người bạn tên Chen và góp mặt trong một sự kiện từ thiện. Tuy nhiên, ông Chen không thể tìm và liên lạc được với nhiếp ảnh gia.
Nhiếp ảnh gia Lu Guang. Ảnh: Xiaoli
Khi ông Chen hỏi bà Xiaoli xem ông Lu ở đâu thì bà không biết. Sau khi tìm hiểu tình hình, bà Xu đã liên lạc với vợ của người đã mời ông Lu tới Tân Cương và biết tin rằng, cả ông Lu và người tổ chức sự kiện đều bị an ninh dẫn đi. Các quan chức địa phương từ tỉnh Chiết Giang, quê nhà của ông Lu, sau đó đã xác nhận thông tin này.
\”Ông ấy đã mất tích hơn 20 ngày rồi\”, vợ ông Lu nói, \”Là người thân gần gũi nhất trong gia đình của ông ấy nhưng tôi không nhận được bất cứ thông báo bắt giữ nào cả\”.
\”Tôi đã nhiều lần liên lạc với cảnh sát Tân Cương nhưng không được. Đây là lễ kỷ niệm 20 năm ngày cưới của chúng tôi. Chúng tôi nên ăn mừng với nhau. Tôi chỉ có thể hy vọng anh ấy sẽ trở về an toàn\”.
Theo BBC, Tân Cương đang được thắt chặt an ninh với hoạt động do thám và cảnh sát dày đặc, nhằm đối phó với cái mà họ mô tả là tình trạng cực đoan ngày càng gia tăng trong cộng đồng Hồi giáo người Duy Ngô Nhĩ.
Những bức ảnh Trung Quốc không muốn thế giới nhìn thấy
\”Thực tế ở Trung Quốc là bạn không bao giờ biết liệu mình có sắp gặp rắc rối không bởi luật lệ không được viết ra rõ ràng\”, ông Lu nói trong một cuộc phỏng vấn hồi năm ngoái
Nhiếp ảnh gia Lu Guang đã giành chiến thắng trong cuộc thi World Press Photo 2004 với tác phẩm ghi lại hình ảnh của \”các ngôi làng AIDS\”, nơi 678 người bị nhiễm HIV sau khi bán máu, trong đó 200 người đã tử vong.
Công nhân tại thành phố Ô Hải, khu tự trị Nội Mông. Ảnh: Lu Guang
Ảnh: Lu Guang
Bé Xu Li, 11 tuổi, được chẩn đoán mắc ung thư xương. Ảnh: Lu Guang
Trẻ em cũng sống trong các khu công nghiệp. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã tiêu tốn nhiều năng lượng và sản sinh ra ô nhiễm. Ảnh: Lu Guang
Ngày 16/7/2010, đường ống dẫn dầu Newport của Vịnh Đại Liên bị nổ, trút rất nhiều dầu xuống biển. Các tàu đánh cá được cử đi dọn dẹp tới 8.150 lần. Ảnh: Lu Guang
Ảnh: Lu Guang
Một người phụ nữ bế đứa cháu bệnh tật của mình cầu xin trời đất. Ảnh: Lu Guang
Trẻ mồ côi tật nguyền được các nông dân thiện tâm nhận nuôi. Ảnh: Lu Guang
Các em bé bị bại não đang ăn sữa bột trên giường. Ảnh: Lu Guang
Ngôi chùa hơn 200 năm tuổi, nơi nghiên cứu các bài thuốc Mông Cổ, bị ô nhiễm trầm trọng bởi hoạt động của các nhà máy xung quanh, nên hiện giờ có rất ít khách hành hương tới đó. Ảnh: Lu Guang
Nhiều nhà máy đã phải chuyển từ miền Đông tới các khu vực miền Trung và miền Tây Trung Quốc. Công nhân làm việc trong làn bụi. Ảnh: Lu Guang
Nhà máy thép Boutou đổ chất thải xuống đập chứa quặng đuôi. Ảnh: Lu Guang
Ảnh: Lu Guang
Khu công nghiệp hóa chất Yanwei Port ở thành phố Liên Vân Cảng đổ chất thải ra biển. Ảnh: Lu Guang
Tại thị trấn chuyên sản xuất đồ jeans Xintang, Quảng Đông, công nhân phải đi lấy đá để mài quần áo denim mỗi sáng. Ảnh: Lu Guang
Hoạt động khai thác than đã để lại \”những vết sẹo\” trên thảo nguyên Hulun Buir, khu tự trị Nội Mông. Ảnh: Lu Guang
Một phụ nữ chăm sóc cho người chồng sắp qua đời. Ảnh: Lu Guang
Qi Guihua, người đang được chồng bế, đã đổ bệnh sau khi từ Bắc Kinh về quê ăn tết. Qi mất chỉ 2 tiếng sau khi bức ảnh này được chụp. Ảnh: Lu Guang
Những gia đình như gia đình này đã bán gần như mọi thứ đáng giá trong nhà để lo chi phí y tế. Ảnh: Lu Guang
Một thiếu nữ ủ ấm tay trong mùa đông. Cha em bị nhiễm HIV và vẫn phải chăm sóc cho 5 đứa con, cùng cha mẹ già. Ảnh: Lu Guang
Hai cô gái chuẩn bị tang lễ cho người em trai 6 tuổi, tử vong do AIDS. Ảnh: Lu Guang