MỘT QUYẾT ĐOÁN SÁNG SUỐT VÀ CẦN THIẾT.

MỘT QUYẾT ĐOÁN SÁNG SUỐT VÀ CẦN THIẾT.
Vuong Phamnhat, California, 12.22.2018.

Rất bất ngờ, Tổng Thống Donald Trump rút 2.000 binh sĩ Mỹ (toàn bộ số quân) ra khỏi Syria và Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng James Mattis từ chức vì không thể cản trở quyết định của Trump. Điều này là đương nhiên vì ông là một vị tướng cương trực. Can ngăn không được thì từ chức với danh dự một vị tướng. 
Phải nói rằng ở góc nhìn một vị tướng khác hẳn góc nhìn toàn cầu của Donald Trump. James N. Mattis là tướng Thủy quân lục chiến, từng là Tư lệnh Bộ tư lệnh Tác chiến Thống Nhất hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực Trung Đông, Đông Bắc châu Phi, và Trung Á. Ông đã từng chỉ huy Lực lượng quân viễn chinh I, Tư lệnh Trung ương Thủ quân lục chiến, và Sư đoàn thủy quân lục chiến 1 trong chiến tranh Iraq. Nói vậy để thấy rằng, hoạt động quen thuộc của James Mattis, không phải vùng biển châu Á và với Trung Cộng.
Việc Trump cho rút quân khỏi Syria, một vùng đủ các phe phái đánh lộn. Có thể nói, chiến tranh Syria là cuộc chiến giữa phe đối lập chống chế độ cha truyền con nối ở Damas; giữa chính phủ Syria chống thánh chiến ISIS, giữa các phe Hồi Giáo đối nghịch bắn nhau; giữa các sắc tộc dòng họ, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, giữa Iran và Israel và cuộc chiến chống Daech. Chẳng có phe nào đồng minh phe nào mà toàn tạm thời liên kết với những lời có cánh hứa hẹn để xin hỗ trợ từ Mỹ và EU, trừ đồng minh chí cốt giữa Israel và Mỹ. Việc rút quân của Tổng Thống Trump, dù quân số không bao nhiêu, khi Kháng Chiến Quân Kurk chưa đứng vững gây ra nhiều câu hỏi cho quốc tế. Như có ai đó coi là sự phản bội trước sự đe dọa của Nga, Iran và tổng thống độc tài của Syria, Bashar al-Assad. Mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt tổ chức khủng bố ISIS hay bảo vệ quân Kurk? Hành động rút quân của Trump có tăng thêm sự đe dọa của Iran với Do Thái? Có xung đột trong quan hệ giữa Mỹ và Nga, và giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ? Các vấn đề này cũng quan tâm nhưng trên bình diện toàn cầu, và với an ninh kinh tế của Mỹ, của cả thế giới, nó trở nên quá nhỏ bé mang tầm khu vực.
Trong bản báo cáo thường niên, Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action), thuộc CFR, đã liệt kê 30 điểm nóng đang tồn tại hoặc sắp xảy ra tại Mỹ hay trên thế giới, được cho là có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mục tiêu là giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cơ sở để đề ra cách thức ngăn chặn xung đột bùng nổ. Đứng đầu danh sách các nguy cơ hạng 1, được cho là tác động mạnh nhất đến Mỹ, là nguy cơ “Xung đột vũ trang bùng nổ do tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một hay nhiều nước Đông Nam Á cũng có yêu sách chủ quyền (Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam) hoặc là Đài Loan. 
Nếu điểm qua diễn tiến vừa qua, từ lúc Trump nắm quyền tổng thống, ông ta đã thực hiện các lời hứa với dân Mỹ, từ phục hồi cho nền kinh tế vĩ đại, ngăn chặn dân nhập cư, rút quân khỏi Syria và tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Quả là ông đã làm rất nhiều việc với tất cả bộ phận hỗ trợ cố vấn đều có quan điểm chung, nhưng tầm nhìn của tướng James Mattis chỉ nhìn thấy vùng Trung Đông, còn Trump nhìn cục diện toàn cầu. 
Thế giới này bình an, kinh tế Mỹ tiếp tục dẫn đầu, từ tài chính đến khoa học công nghệ giáo dục hay không, là phải tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, cái quái thai ma quỷ đã chui lên từ địa ngục. Hang ổ của loài quỷ này còn ở Trung Cộng. Chỉ khi nào Trung Cộng trở thành một quốc gia dân chủ, không cộng sản, thì thế giới mới an lành. Đứng trước vấn đề của Trung Cộng đang đe dọa hành tinh thì vấn đề của Syria trở nên chưa cần thiết dưới con mắt của Trump. Thực vậy, bắt đầu từ cuộc chiến thương mại áp thuế, và Tập Cận Bình đã hoãn binh trong 90 ngày. Hoãn binh, không phải là để thực hiện yêu cầu của Mỹ về thương mại công bằng, mà để chuẩn bị cho hành động khác. Bài diễn văn của ông Tập Cận Bình, 18/12/2018, tại lễ kỷ niệm 40 năm cải tổ và mở cửa nhấn mạnh là đưa Trung Quốc lên “một tầm cao mới” về cả chất lượng lẫn số lượng, khẳng định tính đúng đắn của cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Thậm chí, trong bài diễn văn, Tập Cận Bình tuyên bố: “Không một ai có quyền sai bảo nhân dân Trung Quốc phải hành xử như thế nào”. 
Việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính Huawei, vào ngày 01/12 theo yêu cầu của các công tố viên New York, vì bị cáo buộc liên quan trực tiếp đến việc tập đoàn này sử dụng công ty con không chính thức, che giấu các hoạt động làm ăn với Iran để lách lệnh cấm vận của Mỹ và EU; là một bước leo thang của xung đột Mỹ – Trung, không còn là xung đột thương mại, mà đã là cuộc chiến tranh tình báo liên quan đến quân sự. Tập đoàn Huawei, thực chất là công ty quân đội Trung Cộng. Tập đoàn này không lên sàn chứng khoán, hoạt động nhiều trong lãnh vực gián điệp với tham vọng thống trị công nghệ viễn thông của Trung Quốc. Đây là “sư đoàn mũi nhọn”, sau khi lũng đoạn thâu tóm các quốc gia chư hầu bằng cung cấp linh kiện viễn thông gián điệp; thì hiện nay đang tấn công vào các quốc gia dân chủ, điển hình là Mỹ. Với thế hệ thứ năm của công nghệ di động 5G, được cho là sẽ trở thành xương sống của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các nền kinh tế, một trong những lãnh vực mà Bắc Kinh có tham vọng đứng đầu thế giới thông qua kế hoạch \”Made in China 2025\” và với công nghệ 5G trong tay, có thể thao túng hệ thống thông tin quân sự Mỹ. 
Cho dù ở cách xa nước Mỹ hàng vạn cây số, nhưng mối đe dọa cho nước Mỹ, cho an ninh kinh tế Mỹ chỉ có thể đến từ Trung Cộng, từ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Biển Đông có thể trở thành một trong những cuộc khủng hoảng lớn – thậm chí một cuộc xung đột võ trang với đối thủ là Trung Quốc – mà chính quyền Donald Trump phải đối mặt trong năm 2019. Đây là thẩm định của giới chuyên gia đối ngoại Mỹ được nêu bật trong báo cáo của CFR, Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations).
Theo bản nghiên cứu, khả năng xảy ra một cuộc xung đột sẽ có tác động thuộc diện cao đối với Mỹ, có nghĩa là một tình huống đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, hoặc một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ, hoặc lợi ích chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ, và do đó có khả năng buộc Mỹ phải phản ứng mạnh bằng quân sự. Đặc biệt, dưới thời tổng thống Trump, Washington đã cho tiến hành tổng cộng 9 đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để thách th ức các yêu sách chủ quyền \”quá đáng và lếu láo\” của Trung Cộng, cả ở khu vực Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng nhiều tiền đồn mới, lẫn ở quần đảo Hoàng Sa, đã bị Bắc Kinh chiếm trọn từ năm 1974.
Mặc dù cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tránh một cuộc xung đột quân sự ở vùng biển Biển Đông. Thế nhưng, các chuyên gia Mỹ không loại trừ xung đột nổ ra.
Báo cáo đã CPA ghi nhận: “Chính quyền Donald Trump đến nay chưa phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nào, trong đó tổng thống phải đau đầu với quyết định khó khăn về việc có nên để Mỹ bắt đầu một chiến dịch can thiệp quân sự mới và tốn kém hay không… Tuy nhiên, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chính quyền Trump phải đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên”. Cho nên, từ báo cáo của CFR, về tranh chấp chủ quyền biển này, hiện nay đã bổ sung thêm, đã lồng ghép vào tranh chấp thương mại cùng với chiến tranh tình báo đã khai chiến.

Trong bối cảnh năm 2019 sắp đến, đúng là vai trò của tướng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng James Mattis đã không còn phù hợp. Chắc chắn, tướng Mattis hiểu rõ vai trò, khả năng của mình và ông hiểu rõ điều mà Trump cần là bộ trưởng quốc phòng am hiểu về biển và Trung Cộng, nên ông từ chức trong danh dự. Còn tổng thống Trump đang rất cần một vị bộ trưởng Quốc phòng khác có hiểu biết về vùng biển châu Á, vùng Đông Nam Á và kinh nghiệm chống loài ma quỷ chủ nghĩa cộng sản.

Cái gì đến sẽ phải đến và sẽ đến đúng lúc, đúng điều kiện hoàn cảnh phải như vậy.

Bài Liên Quan

Leave a Comment