Mỹ đánh thuế thép Formosa từ Việt Nam 250%: Bài học và cái chết ngành thép Việt Nam.
“Formosa có thể gặp khó khăn sau lệnh áp thuế của Mỹ, nhưng sự khống chế ngành thép và uy lực của Formosa sẽ còn hiện hữu lâu dài ở Việt Nam. Chuyện ngành thép Việt Nam vốn đã yếu thế bị “vạ lây” bởi lệnh áp thuế của Mỹ là đương nhiên. Nhưng giải pháp để tháo gỡ cũng không thể có khi Formosa còn đó với hơn nửa thế kỷ trên giấy tờ và còn dài hơn nữa vì không có giải pháp với cái vòi bạch tuộc của nó đã hình thành.”
Vừa có thông tin chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ đánh thuế tới 256% đối với thép Trung quốc sản xuất tại Việt Nam. Đây là ví dụ rõ nét trả lời cho câu hỏi “Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam” mà bấy lâu nay nhiều người vẫn đưa ra những ý kiến mang tính cá nhân.
Riêng với ngành thép Việt Nam kể từ khi lập nên chế độ đi theo chủ nghĩa cộng sản năm 1945 đến nay. Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên từ vị trí đúng đầu ngành sản xuất thép ở khu vực với sự giúp đỡ của Liên-Xô, ngày nay trở thành 1 trong những dự án chục ngàn tỷ đắp chiếu vì thua lỗ triền miên bởi tham nhũng và gần đây là lý do có bàn tay của Trung quốc nhúng vào qua dự án nâng cấp thiết bị mở rộng sản xuất.
Nằm ở ngay vùng mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á, Khu gang thép Thái Nguyên tưởng chừng như không có đối thủ nào khả dĩ cạnh tranh được bởi quá nhiều lợi thế. Trong vòng tay bảo hộ nhà nước mang tên “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Khu gang thép Thái Nguyên cuối củng chỉ mang lại những tài sản kếch xù cho những lãnh đạo đã thay đổi nhau đục khoét đến thua lỗ như hôm nay. Những người công nhân của “con chim đầu đàn ngành công nghiệp nặng” ngày nào đến giờ vẫn loay hoay với sinh kế, nghèo khó như hệ lụy chung của tất cả những người công nhân trên đất nước này. Khoản tiền 20% lương bị giữ lại để “phát triển công ty”, những cổ phiếu trong tay công nhân viên khi bán ra với chiêu bài “làm chủ doanh nghiệp”, tất cả về không khi một số ít người dược mua lại với giá chỉ bằng 20%-30% nguyên giá mua, có người bỏ vì không biết tìm ai, mua bán thế nào.v.v.
Để dễ bề tham nhũng, tư túi, nhân cơ hội chuyển sang thời kỳ mở cửa; từ là đơn vị độc quyền khai thác, là chủ sở hữu các mỏ sắt trong khu vực, nhà máy Thép Thái Nguyên chuyển sang mua quặng từ doanh nghiệp ngoài. Hình thành vòng quay: Quặng khai thác từ mỏ, qua tay doanh nghiệp ngoài để trở lại cung cấp cho chính chủ để “kinh doanh”. Phía sau đó là gì thì ai cũng có thể hiểu và kết quả Khu gang thép Thái Nguyên mất dần thị trường ra sao thì đương nhiên và đã quá rõ ràng. Khoảng trống thị trường béo bở ngành thép là động cơ đầu tiên để Fomorsa Hà Tĩnh đẻ ra dự án tỷ đô, phía sau đó ẩn chứa ý đồ chiến lược lớn hơn, thâm độc chính là “thép Trung quốc từ Việt Nam” mà chính quyền Mỹ vừa quyết định áp thuế 250% để trừng phạt. Chính Formosa đã khiến cho cả xã hội rối loạn, bất ổn sau vụ xả thải đầu độc môi trường biển, giờ đây sẽ chính Formosa kết liễu số phận ngành thép Việt Nam khi cái vòi bạch tuộc của nó đã cắm sâu vào cả chính trị lẫn nền kinh tế đến mức không thể cắt bỏ. Nhiều khả năng kịch bản khoản nợ Trung quốc tại nhà máy thép Thái Nguyên sẽ qua vài bước vòng vèo để chuyển về Formosa khi nguồn vốn cho cả hai đều có chung nguồn xuất phát từ Trung quốc. Formosa có thể gặp khó khăn sau lệnh áp thuế của Mỹ, nhưng sự khống chế ngành thép và uy lực của Formosa sẽ còn hiện hữu lâu dài ở Việt Nam. Chuyện ngành thép Việt Nam vốn đã yếu thế bị “vạ lây” bởi lệnh áp thuế của Mỹ là đương nhiên. Nhưng giải pháp để tháo gỡ cũng không thể có khi Formosa còn đó với hơn nửa thế kỷ trên giấy tờ và còn dài hơn nữa vì không có giải pháp với cái vòi bạch tuộc của nó đã hình thành.
Lệnh áp thuế 250% thép Trung quốc từ Việt Nam chỉ là bắt đầu cho một ngành, tương lai gần là hầu hết các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam sẽ phải trả giá bởi tác động tương tự. con đường phát triển Việt Nam sẽ tăm tối hơn nhiều những gì có thể tưởng tượng khi mà chính quyền vẫn được điều hành bởi bộ máy yếu kém năng lực kỹ trị và tham nhũng tràn lan như hiện nay.