Hằng Nga 4 đáp thành công xuống phần tối của Mặt Trăng
..
Hằng Nga 4, do tên lửa Trường Chinh (Long March 3B) mang theo rời trung tâm phóng vệ tinh của Trung Quốc hôm 10/12/2018.
Tàu thăm dò đã đáp xuống Mặt Trăng lúc 10 giờ 26, giờ Bắc Kinh (02:26 GMT), ngày 3/1/2019, theo báo chí Trung Quốc.
Đây là sự kiện được coi như thành tựu to lớn trong thám hiểm không gian vũ trụ.
Chừng 28 trường đại học Trung Quốc đã hợp tác trong công trình nghiên cứu và các thí nghiệm mà Hằng Nga 4 sẽ thực hiện.
Trung Quốc có tham vọng lập trạm không gian trên khoảng không vũ trụ.
Hố thiên thạch Von Kármán, nơi Hằng Nga 4 đáp xuống, được các nhà khoa học quan tâm vì là vũng cổ nhất và to nhất trên Mặt Trăng – nằm ở Lưu vực Nam Cực-Aitken.
Hố thiên thạch này có thể được hình thành bởi tác động va đập từ một thiên thạch khổng lồ hàng tỷ năm trước.
Tàu Hằng Nga 4 sẽ còn nghiên cứu địa chất của khu vực này và thành phần của đá và đất.
Theo biên tập viên khoa học của BBC News, Paul Rincon, việc nghiên cứu vùng tối của Mặt Trăng có ý nghĩa lớn cho khoa học thế giới.
Do hiện tượng \”thủy triều\”, con người chỉ thấy một mặt của Mặt Trăng từ Trái Đất.
Lý do là Mặt Trăng chỉ xoay trên trục của chính nó cũng như hoàn thành một vòng quanh quỹ đạo của trái đất.
Mặc dù thường được gọi là \”mặt tối\”, phía bên này của Mặt Trăng cũng được Mặt Trời chiếu sáng và cũng có các chu kỳ giống như phía mặt gần hơn.
\”Tối\” trong bối cảnh này có nghĩa là \”không được nhìn thấy\”.
Mặt phía xa của Mặt Trăng trông khá khác với mặt gần – vốn quen thuộc hơn. Nó có lớp vỏ dày hơn, lâu đời hơn và có nhiều hố thiên thạch hơn.
Trước đây, tàu Hằng Nga 3 của Trung Quốc đã đáp xuống vùng sáng của Mặt Trăng.
Trên Mặt Trăng còn có một vài \”vùng trũng\” – \”biển\” tối được tạo ra bởi dòng dung nham – có thể thấy rõ ở phía bề mặt gần hơn hơn của Mặt Trăng.
Nguồn: BBC