VĂN CAO… ÂM NHẠC, TÌNH YÊU và KIẾP NGƯỜI !!!

Chuly sưu tầm

VĂN CAO… ÂM NHẠC, TÌNH YÊU và KIẾP NGƯỜI !!!

Tài hoa của nhạc sĩ Văn Cao thì đã để lại đến muôn đời. Còn nhân cách của ông, rất nhiều người thân, người bạn luôn ngợi ca, nhắc đến. Văn Cao có một tấm lòng hiền hậu, trong sáng, trong cách hành xử hằng ngày và nhất là trong tình yêu. Những mối tình đi qua đời ông đều đẹp rạng ngời bởi sự tinh khôi và cao thượng…
Thà từ bỏ tình yêu, không làm kẻ thứ ba…
Mối tình của Văn Cao với nột người con gái ở Hải Phòng có lẽ là mối tình đẹp đẽ để lại những ấn tượng sâu đậm nhất trong ông, thời ông còn chưa thành gia thất. Sau này, kể lại với con cái, Văn Cao không nhắc rõ tên nàng, chỉ nói cô ấy họ Hoàng. Trai tài, gái sắc, nhưng Văn Cao từ khi rung động đã biết mối tình của mình là vô vọng, bởi dù tình yêu có lớn đến đâu, cũng không thể vượt qua sự đường hoàng, trọng nghĩa tình, trọng đạo lý của người nhạc sĩ.

Nhạc sỹ Văn Cao và mối tình trọn đời của mình – bà Nghiêm Thúy Băng
Thiếu nữ họ Hoàng ấy, ban đầu là người mà cả hai người bạn thân của ông, nhạc sĩ Hoàng Quý và ca sĩ Kim Tiêu đều ôm mộng yêu thương. Một lần đến thăm người đẹp, họ dắt Văn Cao đi để ông “mục sở thị” cái sự đẹp đẽ duyên dáng của nàng. Ngờ đâu, lần gặp mặt ấy đã gieo vào lòng nhạc sĩ nỗi tương tư, thương nhớ và cả dằn vặt, day dứt. Về phần người thiếu nữ họ Hoàng, vốn đã từng cảm mến Văn Cao qua những nhạc phẩm lãng mạn, say đắm của ông, khi vừa gặp, chuyện trò cũng dành tình cảm đặc biệt cho nhạc sĩ. Nỗi éo le ấy chỉ mình Văn Cao cảm nhận được, chứ hai người bạn vẫn vô tư theo đuổi người trong mộng mà chẳng biết gì.
Giữa người con gái đẹp và nhạc sĩ Văn Cao vẫn luôn có một mối tâm giao, chia sẻ về thi, về họa (nhạc sĩ còn là người nổi tiếng văn hay và vẽ đẹp). Lần duy nhất họ bày tỏ sự gần gũi hơn những người bạn bình thường, đó là vào một trưa oi ả, thiếu nữ đến nhà Văn Cao chơi, thấy chàng họa sĩ đang vẽ tranh say sưa giữa tiết trời nóng bức, mổ hôi ra đầm đìa, liền ngồi quạt cho chàng vẽ. Chỉ duy nhất lúc ấy, nhạc sĩ không kiềm lòng được, đã nói một lời tỏ tình ý nhị rằng chỉ có một mơ ước giản đơn là có nàng bầu bạn bên cạnh, nấu những bữa cơm ấm, vá chiếc áo rách và quạt những lúc nóng trời, rồi chàng sẽ sáng tác và hát cho nàng nghe.

Chuyện chỉ đến ấy, rồi thôi, vì ca sĩ Kim Tiêu bạn Văn Cao đã quyết tâm đến với người đẹp. Văn Cao đành giấu chặt mối tình trong lòng, không dám làm gì, không dám nói vì sợ bạn buồn. Nhưng rốt cục, không phải Kim Tiêu mà nhạc sĩ Hoàng Quý mới là người có được người con gái ấy. Ca sĩ Kim Tiêu không đạt thành mộng ước vì bị gia đình người đẹp ngăn trở, còn Hoàng Quý, có được vợ đẹp, hiền hậu như ý nguyện, thì lại đoản mệnh, mất vì lao phổi chỉ sau đó vài năm.
Nỗi đau tan vỡ tình yêu, nỗi đau mất chồng, mất bạn đã khiến mỗi người rút về thế giới của riêng mình, cả ba bặt tin nhau từ đó.
Chỉ một người con gái, mà ba chàng nghệ sĩ phải say sưa, chao đảo. Cũng chỉ một người con gái ấy, mà có đến hai bài hát ra đời. Văn Cao, vẫn luôn lưu giữ bóng dáng người xưa qua Buồn tàn thu và Bến xuân.
Mối tình trọn đời
Số mệnh đã không cho Văn Cao và thiếu nữ họ Hoàng nên duyên, nhưng lại đem đến cho ông một “kho báu” khác. Nhắc đến cuộc đời nhạc sĩ, nhiều người vẫn nhắc đến bóng hồng phía sau ông, là chỗ dựa tinh thần, là niềm yêu thương ngọt ngào đã giúp nhạc sĩ thăng hoa trong những ca khúc bất hủ. Bà là Nghiêm Thúy Băng, vợ ông.
Đầu những năm 1940, gia đình bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những gia đình giàu có nhất thời bấy giờ. Ông Nghiêm Xuân Huyến cha bà là chủ nhà in Rạng Đông, đồng thời là chủ bút hai tờ báo Con ong và Bắc Kỳ thể thao với đường lối chống Tây.
Nhiều người kể lại, Nghiêm Thúy Băng hồi trẻ đúng nghĩa là tiểu thư “cành vàng lá ngọc”, ăn mặc sang trọng thanh tú, vẻ đẹp đài các rạng rỡ, đi đâu cũng có kẻ hầu người hạ vây quanh. Thoạt trông thì chẳng có gì tương đồng với anh nhạc sĩ mơ mộng Văn Cao cả. Thế mà duyên số đã se cho họ bên nhau.

Là con gái nhà in có tiếng, không phải kiểu tiểu thư khuê môn bất xuất, Nghiêm Thuý Băng được cha mẹ giao cho một tiệm sách nhỏ, cô đứng đấy làm công việc giao hàng cho khách in và bán sách, trong đó có cả nhạc của Văn Cao. Nghiêm Thuý Băng đến với Văn Cao từ những bài hát như thế, vì say mê nhạc mà đâm ra tương tư nhạc sĩ.
Ngay trước Cách mạng tháng Tám, nỗi đau đến với gia đình Nghiêm Thuý Băng khi cha bà vì không cộng tác với Nhật mà bị bắn chết. Sau cái chết này, gia cảnh bà đã không còn huy hoàng như xưa.
Thời trước khang chien, Văn Cao được tổ chức giao phụ trách in báo Độc Lập. Sau do, nhà in Độc Lập là nhà in của gia đình Thuý Băng , bao nhiêu tiền in đều ủng hộ cho chính quyền mới.Đây cũng là dịp Thuý Băng gặp được Văn Cao, chàng nhạc sĩ trong mộng, thông qua sự kết nối của một người bạn. Một năm tìm hiểu, họ thành thân, chàng hơn nàng 7 tuổi.
Chênh lệch tuổi tác, khác nhau về xuất thân, nhưng họ vẫn là một cặp vợ chồng hạnh phúc, sướng khổ có nhau. Lấy chồng, bà Thuý Băng đã nguyện “theo chồng”. Chồng đi kháng chiến, bà cũng lên chiến khu ở. Tiểu thư con nhà giàu mà mặc áo nhuộm, áo sòng, rồi tự chẻ củi, nấu nướng, gánh nước, rồi hoà bình về, vẫn phải buôn gánh bán bưng, không chuyện cực khổ nào mà không gánh vác vì gia đình.
Bà nguyện chăm sóc ông trọn vẹn, ông hầu như chẳng phải đụng tay vào việc nhà, bà dành hết, để ông toàn tâm cho sự nghiệp nghệ thuật. Bởi thế, không ngoa khi người ta nói những nhạc phẩm tuyệt vời của ông đều có bóng dáng của bà.
Con trai bà cũng từng nói, mẹ tôi là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời bố tôi.
Ông mất đi rồi, bà lủi thủi với hình bóng chồng, vẫn giữ vẹn nguyên những kỉ niệm đẹp đẽ về ông: “Cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có một ngày nào được sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh.
Có lẽ đó là một sứ mệnh ngẫu nhiên nếu không muốn nói là định mệnh. Tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình dành cho người chồng yêu quý có một sự nghiệp trong sáng tác, ngay cả những lúc sóng gió nhất trong cuộc đời, tôi vẫn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào.

Nhiều bạn bè nhận xét những người phụ nữ trong tranh của anh luôn có nét phảng phất hình ảnh của tôi… Con người anh trầm lặng, sự sống như lặn vào trong, rất khiêm tốn, không khoe khoang. Nhờ ảnh hưởng của tính cách ấy mà qua bao thăng trầm sóng gió, trải qua những gì đau đớn nhất của cuộc đời, tôi vẫn tự hào mình có nghị lực vượt qua…”.
(source from Nguyên Thảo’s blog)

Bài Liên Quan

Leave a Comment