Vì sao rút quân khỏi Syri là một quyết định hợp lý của ông Trump?

KAMI –

Vì sao rút quân khỏi Syri là một quyết định hợp lý của ông Trump?

.

\"\"
Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump gặp các quân nhân tại phòng ăn trong chuyến thăm không báo trước tới căn cứ không quân Al Asad, phía tây Iraq hôm 26/12. Ảnh: New York Times.

Một số người cho rằng, cử tri Mỹ đã chọn nhầm Tổng thống Mỹ Donald Trump vì ông Trump thường xuyên có các quyết định được coi là \”điên rồ\” đã phá hoại vị thế cường quốc của Hoa Kỳ hay các giá trị dân chủ. Thậm chí còn có người chỉ trích gay gắt ông Trump đang trở thành một nhà độc tài v.v…

Ông Phạm Đình Trọng chỉ trích về quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Syria của Donald Trump  đã cho rằng, \”Nếu chủ nghĩa cộng sản là một quái thai của lịch sử loài người, là một tai họa của văn minh trái đất thì tổng thống đương nhiệm Donald Trump của nước Mỹ cũng là một dạng quái thai của nền chính trị Mỹ.\”

Tôi không nghĩ thế, vì tôi tin rằng với một thể chế chính trị có thể được coi là tốt nhất thế giới và một hệ thống \”check and balance\” hoàn chỉnh cũng như hiệu quả của Hoa Kỳ hiện tại, chắc chắn sẽ không cho phép Donald Trump vượt quá giới hạn để làm những điều vu cáo xằng bậy như thế. Hơn nữa, tất cả các quyết định táo bạo trong thời gian 2 năm đầu của Trump không ngoài mục đích, phục vụ phương châm cũng như chính sách \”Make America Great Again\” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại).

Từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 đến nay, Trung Cận Đông (Trung Đông) luôn là điểm nóng của chính trị thế giới và liên tiếp xảy ra các cuộc xung đột giữa các bên. Với đặc thù các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của Hồi giáo, đó là dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra giữa các quốc gia trong thế giới Hồi giáo. Cụ thể là sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Mà đứng sau các thế lực chính trị ở các quốc gia tại Trung Đông từ trước đến nay không ai khác là 2 cường quốc Nga và Mỹ. Lý do chính là liên quan đến vấn đề dầu lửa, nguồn nguyên liệu quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc.

Vị trí địa chính trị của Trung Đông, có phần quan trọng trong sự kết nối kinh tế Đông – Tây. Ngày xưa người ta đã con đường tơ lụa và ngày nay là âm mưu \”nhất đới, nhất lộ\” trong tham vọng thống trị thế giới của người Trung Quốc. Đồng thời với tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh, dầu lửa trở thành vấn đề sống còn với nền kinh tế Trung Quốc, đó là lý do chính khiến sự can dự của Trung Quốc trong vấn đề Trung Đông ngày càng gia tăng.

Có ý kiến cho rằng, với các kỹ nghệ mới người Mỹ đã khai thác dầu đá phiến đã khiến sản lượng dầu lửa tăng vọt. Do vậy người Mỹ có thể điều tiết giá dầu lửa trên thị trường mà không nhất thiết phải can thiệp sâu vào Trung Đông như trước đây. Đó cũng là một trong những lý do có thể đi đến quyết định rút quân khỏi Syria của Donal Trump.

Trong bàn cờ Syria lâu nay có sự can dự sâu của Nga, Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ mà còn phải kể đến một đồng minh thân cận của Hoa kỳ là Israel. Trong lúc vai trò của người Mỹ tại Syria ngày một suy giảm, khi những lực lượng được Mỹ hậu thuẫn tại Syria trong môt thời gian dài hoàn toàn không thực hiện được mong muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad thân Nga của người Mỹ.

Giới chức quân sự Mỹ cho rằng, nếu tiếp tục sự hiện diện quân sự tại Syria của Mỹ tất yếu sẽ dẫn đến va chạm quân sự với Nga, và điều đó sẽ khiến cuộc chiến leo thang, mất kiểm soát.

Có lẽ bài học chiến tranh Việt Nam phần nào cũng tác động đến quyết định rút quân khỏi Syria của Donald Trump, họ không thể sa lầy vào một cuộc chiến mà không thể xác định được hồi kết. Nghĩa là nước Mỹ chỉ rút quân khỏi Syria để không phải đổ máu một cách vô ích, chứ họ không bao giờ người Mỹ chịu rút chân khỏi Trung Cận Đông. Tuyên bố Mỹ rút 7000 trên 14.000 lính ra khỏi Afganistan được cho là một tin giả được rò rỉ một cách có chủ ý. Quan trọng hơn, quyết định táo bạo này còn nhằm để chia rẽ một quan hệ giữa 2 cường quốc là Nga và Trung Quốc, đang ra sức xâu xé và tranh giành ảnh huởng ở khu vực này. Rất có thể, Nga sẽ ngưng ủng hộ Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Đài Loan…

Về lý do quyết định rút quân khỏi Syria, ông Trump nói rằng, \”Tại sao chúng ta chiến đấu cho kẻ thù của chúng ta là Syria, bằng cách ở lại và giết ISIS cho họ, và cho Nga, cho Iran và những người dân địa phương khác? Đã đến lúc tập trung vào đất nước của chúng ta và đưa người trẻ của chúng ta trở về nước là nơi của họ thuộc về!\”. Song ông Trump nói rằng Hoa Kỳ vẫn có thể sử dụng Iraq làm căn cứ tiền phương nếu \”chúng tôi muốn làm gì đó ở Syria\”. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã có chuyến thăm Giáng sinh không báo trước tới quân đội Mỹ ở Iraq. Theo phát ngôn viên của Tòa Bạch ốc cho biết, vợ chồng Tổng thống Donald Trump tới đã Iraq \”vào đêm Giáng sinh muộn\”, với mục đích để cảm ơn quân đội Mỹ vì \”sự phục vụ, thành công và sự hy sinh của họ\” đã cho thấy điều đó.

Có thể hiểu rằng, quyết định rút quân khỏi Syria của Mỹ đã trút thêm gánh nặng cho Nga trong việc đối phó với những nhóm \”sư tử và chó sói\” ở Syria nói riêng và Trung Đông nói chung. Điều đó phần nào cũng làm giảm nguy cơ của nước Nga đối với EU hiện nay. Trong lúc Gấu Nga không còn ghê gớm như Liên xô cũ trước đây và Liên Minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thừa khả năng phòng thủ và làm đối trọng với Nga.

Người ta cho rằng, Mỹ rút quân khỏi Syria là họ \”nhường rừng cho sư tử và chó sói\”. Ngay sau khi có quyết định rút quân của Syria, lập tức lãnh đạo người thiểu số Kurd, vốn kiểm soát phần lớn khu vực phía Bắc Syria, kêu gọi Nga và đồng minh của họ ở Damascus hãy gửi quân đến biên giới để ngăn không để cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ – một quốc gia không phải đồng minh của Hoa Kỳ xâm nhập là một ví dụ. Hành động này đã buộc người Nga phải phân tâm và khả năng rất cao người Trung Quốc sẽ bị sa vào trong cái bẫy này.

Khác với người tiền nhiệm, Donald Trump sớm phát hiện ra hiểm họa hay nguy cơ của Trung Quốc trong một tương lai không xa. Đó là giấc mộng Trung Hoa của họ Tập sẽ thành hiện thực vào năm 2025, khi đó Trung Quốc sẽ độc chiếm ảnh hưởng toàn bộ 68 quốc gia trong vành đai kinh tế \”nhất đới, nhất lộ\”. Do đó, mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của ông Trump là kìm hãm và làm cho Trung Quốc suy yếu. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc trước đây hay luật về Tây Tạng mới đây không nằm ngoài lý do đó.

Lời kêu gọi của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trum khi phát biểu tại diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ngày 25/9/2018 khi kêu gọi toàn TG hợp sức để tiêu diệt Chủ Nghĩa Xã Hội, một cách gián tiếp tuyên chiến với Trung Quốc. Chính vì thế việc quyết định rút quân tại Syria của Tổng thống Trump cũng không ngoài mục đích hút Trung Quốc vào cuộc chiến này, đồng thời để người Mỹ có thể rảnh tay để xử lý các vấn đề ở các điểm nóng khác trên thế giới như Hoa Đông, Đài Loan hay Biển Đông v.v… Hành động của phía Hoa Kỳ mới nhất là kêu gọi các đồng minh của họ tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông đã cho thấy điều đó.

Mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển, giải quyết các mâu thuẫn một cách tốt nhất để hoàn thiện là điều tốt nhất cho một sự phát triển năng động mang tính tiến bộ. Những quyết định bất thường trái với thông lệ của Tổng thống Mỹ Donald Trump và phản ứng chung của các chính khách hoặc dư luận xã hội cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó.

Nguồn: Kami\’s Blog / RFA

Bài Liên Quan

Leave a Comment