Tàu hải quân TQ chở đại bác có thể bắn đạn siêu âm

Tàu hải quân Trung Cộng chở đại bác có thể bắn đạn siêu âm

.

\"\"
Một khẩu súng đại bác thuộc loại railgun 072II được nhìn thấy trên một tàu chiến của Trung Cộng.

BẮC KINH – Thế hệ kế tiếp của chiến tranh hải quân đã đến sớm hơn dự đoán. Giới quan sát tình hình quân sự thế giới đã nhìn thấy một chiếc chiến hạm hải quân Trung Cộng trên biển có chuyên chở một thứ vũ khí dường như là một súng đại bác điện từ (railgun).

Một tấm ảnh được chụp và đăng bởi Haohan-Red Shark (Cá Mập Đỏ Hảo Hớn), một người dùng Weibo (và là blogger quốc phòng nổi tiếng tại Trung Quốc) cho thấy tàu đổ bộ xe tăng Haiyangshan (Hải Giang Sơn), Loại 072II thuộc đẳng cấp Yuting, với một khẩu súng điện từ cỡ lớn gắn trên mũi tàu.

So với loại đại bác thông thường dùng thuốc súng để bắn đạn – một lối thực hành được sử dụng rộng rãi từ thể kỷ 16 – một khẩu đại bác điện từ dùng mạch điện công suất cao để bắn một viên đạn dọc theo hai đường rầy, khai hỏa với tốc độ siêu âm Mach 5 hoặc cao hơn (gấp năm lần tốc độ âm thanh).

Mặc dù từ năm 2005 Hoa Kỳ đã nghiên cứu khả năng đại bác điện từ, nhưng Trung Quốc lại đi bước trước. Những nguồn tin nặc danh đã xác nhận với đài CNBC tại Hoa Kỳ về sự hiện hữu của thứ vũ khí này vào năm 2011.

Từ đó giới truyền thông Trung Quốc dần dần gia tăng những bản tin về sự phát triển của công nghệ này. Trong tháng Ba, báo Global Times cho biết rằng Zhang Xiao, một phụ tá nghiên cứu tại Đại Học Kỹ Thuật của quân đội Trung Cộng (PLA) đã loan báo rằng nhóm nghiên cứu của bà đã có công đưa ra “hệ thống cung cấp hỏa lực nhiều lần lớn nhất thế giới\”.

Vụ nhìn thấy chiếc tàu chở loại súng đó đường như xảy ra trước ngày tình báo Hoa Kỳ ước tính rằng đến năm 2025 thì Trung Quốc mới chế được loại súng điện từ này.

Tiến sĩ Malcolm Davis, một phân tích gia cao cấp tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc, nói với đài ABC tại Úc rằng công nghệ này sẽ đưa đến một “không gian chiến đấu trong bán cầu.”

Tiến sĩ Davis nói, “Điều này sẽ cho thấy những kẻ hiếu chiến có thể tấn công lẫn nhau ở những khoảng cách xa hàng trăm cây số. Điều này về căn bản sẽ là, thay đổi bản chất của những vụ đụng trận, vì người ta có thể có những kẻ địch có thể thực hiện những trận đánh chính xác từ xa, với số tiền ít hơn nhiều.”

So với đại bác hải quân thông thường, súng điện từ không bắn chất nổ ra xung quanh, khiến cho các chiến hạm trở nên an toàn hơn cho những người ở trên tàu, và đại bác hải quân sẽ rẻ hơn để mua cho quân đội.

Ông nói, “Nếu bạn nghĩ lại về trận đánh thời Đệ Nhị Thế Chiến, giữa chiến hạm Bismarck của Đức và HMS Hood, tàu Hood bị chìm trong vòng mấy phút vì người Đức đánh vào gần các ổ đạn.”

Việc phát triển công nghệ này bởi cácg cường quốc đã diễn ra chậm chạp, vì cần phải có những dòng điện lớn hết sức để cung cấp năng lượng cho súng railgun – khoảng một triệu amp – và điều đó ảnh hưởng đến việc thiết kế nòng súng trên thực tế.

Trong những cuộc bắn thử nghiệm súng điện từ trước đây của Mỹ, nòng súng bị tan chảy trong khi bắn, và việc nghiên cứu hiện thời xoay quanh việc làm cho các đường rầy nguội lại, để duy trì mức năng lượng cao nơi mỗi phát bắn.

Kể từ năm 2011, các nghiên cứu gia Trung Cộng đã thử nhiều loại súng bắn ở khoảng cách xa hơn.

Một tường trình của tình báo Mỹ cho biết, thứ vũ khí này của Trung Cộng có thể tấn công cách xa 200 cây số, với vận tốc đạn bay 2.5 cây số một giây (9,000 cây số một giờ – lớn hơn Mach 7).

Mặc dù việc phát triển loại súng này của Mỹ vẫn được giữ bí mật, Sở Nghiên Cứu Hải Quân Hoa Kỳ (ONR) đã cung cấp $48.3 triệu cho các hệ thống BAE, để thử nghiệm giai đoạn 2 trong chương trình railgun của họ vào năm 2013.

Giai đoạn này sẽ mở ra việc phát triển loại súng điện từ bắn nhiều phát cùng một lúc, cùng với việc phát triển Hyper Velocity Projectile (HVP), trong đó các hỏa tiễn được bắn đi ở tốc độ siêu âm. Công nghệ này đã được Nga thử nghiệm thành công trong tháng 12 vừa qua.

Trung Cộng không xa lạ với những cuộc thí nghiệm về công nghệ điện từ. Họ đã tạo ra một đường xa lộ đầu tiên trên thế giới, hai bên đường có vật liệu chạy bằng năng lượng mặt trời để sạc lại những chiếc xe đang di chuyển.

Vào ngày thứ Năm, 27  tháng 12, xa lộ năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới được mở ra cho công chúng tại tỉnh Sơn Đông ở miền đông Trung Hoa. Con đường dài 2 cây số đó có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng, và trực tiếp chuyển nó vào lưới điện. Xa lộ đó cũng có thể sạc điện cho loại xe chạy bằng điện. 

Đây là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Bắc Kinh, nhằm đưa Trung Quốc ra khỏi vai trò chỉ là nơi sản xuất hàng hóa cho thế giới, để trở thành một nền sản xuất tân tiến, với khoảng $300 tỷ Mỹ kim được đầu tư vào kế hoạch “Made in China 2025.”

Nước này đã sản xuất nhiều máy điện thoại thông minh của thế giới. Khi trọng lượng kinh tế của Trung Quốc chuyển sang việc tiêu thụ trong nước, thì nỗ lực của họ nhằm đẩy nhanh những bước tiến bộ công nghệ nối tiếp theo bước chân của các siêu cường trước đây như Mỹ và Anh.

Điều đi kèm với việc trở thành một siêu cường là khả năng quân sự mà Trung Cộng không giấu giếm.

Tiến sĩ Davis nhận xết, “Việc phát triển nhanh chóng của Hải Quân Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp quản vụ trí Hải Quân Hoa Kỳ ở Á Châu-Thái Bình Dương, nếu không phải tương đượng, vào thập niên năm 2030.

“Vì vậy thập niên 2020 có nguy cơ thực sự xảy ra đụng độ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Tập Cận Bình nói rằng ông sẽ không dung thứ cho nền độc lập của Đài Loan, và họ không sẵn sàng rời khỏi Biển Đông. Đó là hai xung khắc với Mỹ.”

Nguồn: Viễn Đông

Bài Liên Quan

Leave a Comment