Triết lý sống của người Do Thái: Cho đi chính là hạnh phúc.

Chuly sưu tầm

Triết lý sống của người Do Thái: Cho đi chính là hạnh phúc.

Cuộc đời có những điều rất kỳ lạ, khi chúng ta làm điều tốt thì trong lòng cảm thấy vui vẻ, làm điều xấu thì lại thấy bất an. Đây dường như là một lời nhắc nhở, sinh mệnh đời người chính là để làm điều tốt…

Cho đi mới là hạnh phúc, cũng là một loại biết ơn.

Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể giúp đỡ người khác, mới có thể cho đi. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta không có những thứ vật chất ấy, chúng ta vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.

Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp là chúng ta đã có thể chuyển một người buồn thành một người vui vẻ. Thậm chí chỉ bằng những cử chỉ nhỏ ấy, chúng ta đã có thể cảm hóa được một người ác thành người lương thiện hơn.

Tại một số nơi trên thế giới, người ta không chỉ cho đi một cách tự nguyện mà nó còn được xem là một “nguyên tắc ngầm” để quy định mọi người.

Câu chuyện của người Do Thái

Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ.

Họ cho rằng, chính là Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay.

Họ làm như vậy vừa là để báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây.

Hoa màu là bản thân mình trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ, sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một loại cảm ơn, một loại hạnh phúc và càng là một loại đạo đức tốt đẹp của con người thế gian.

Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện.

Người Do Thái cho rằng sống với cảm giác sung túc khiến họ giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Và từ xưa đến nay, người Do Thái vẫn luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này.

Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì mỗi người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ, ít nhất là tổ tiên ông bà họ đã trải qua. Nếu không có sự rộng lượng từ những người hàng xóm, những người lạ mặt, và Chúa Trời thì không ai có thể tồn tại được.

Vì thế, họ quan niệm rằng, cho đi đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời dạy của vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói:

“Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả”.

Thiên đường hay địa ngục nằm ở chính cái tâm của mỗi người.

Đôi khi, hạnh phúc không chỉ là nhận được, hạnh phúc còn là những gì bạn cho đi

Có một câu chuyện như thế này. Một người đàn ông tốt bụng không may qua đời, sau khi chết, ông lên đến Thiên đường và gặp Thánh Peter trước cửa.

Thánh Peter vui vẻ chào đón:

“Chào ông! Ông có thể bước qua cánh cửa này ngay bây giờ. Tuy nhiên, vì ông đã sống một cuộc đời rất tốt đẹp, nên trước khi đến với Thiên đường, ông có thể đi thăm thú Địa ngục nếu ông muốn”.

Người đàn ông rất tò mò, nghĩ thầm tại sao không, và từ từ bước những bậc cầu thang đầu tiên dẫn xuống Địa ngục.

Đằng sau cánh cửa, ông nhìn thấy rất nhiều người đang ngồi quanh một chiếc bàn với những món ăn hấp dẫn, ngon mắt. Nhưng lạ một nỗi, tất cả mọi người đều rất buồn và đau khổ; bởi vì họ phải sử dụng những chiếc dao và dĩa rất dài, đến nỗi họ loay hoay không biết làm thế nào để đưa thức ăn vào miệng. Họ chỉ biết ngồi nhìn và khóc lóc.

Người đàn ông quay trở lại Thiên đường, hỏi thánh Peter:

“Thưa ngài, tôi rất vui được đến với Thiên đường. Ở dưới kia thật sự là một sự trừng phạt khủng khiếp”.

Thánh Peter đáp:

“Chào mừng ông”, rồi để người đàn ông bước qua cánh cổng Thiên đường.

Khi đặt chân đến Thiên đường, người đàn ông rất ngạc nhiên. Vẫn là khung cảnh y như dưới Địa ngục: những con người với những chiếc dĩa dài vướng víu trên một bàn ăn thịnh soạn. Nhưng có một điều khác là, thay vì khóc than như ở dưới Địa ngục, họ vui vẻ đút cho nhau ăn.

“Nếm thử món này đi”, “Món này nữa”, “Ngón quá”, họ cười vang…

Cho đi là một loại khoái hoạt, vui vẻ. Bởi vì cho đi không phải là hoàn toàn mất đi, mà là một loại thu hoạch cao thượng. Cho đi là một loại hạnh phúc, bởi vì cho đi càng có thể khiến tâm linh mình tốt đẹp. Nếu có thể, hãy nguyện ý cho đi nhiều hơn!

Bài Liên Quan

Leave a Comment