Vì sao bờ sông Cửu Long sạt lở, nuốt nhà?
.
Việc xây đập thủy điện ở thượng nguồn và tình trạng khai thác cát quá mức ở đáy sông Mekong đang khiến đất ở dọc hệ thống sông, nơi gần cửa biển, bị chìm xuống với tốc độ 2 cm mỗi năm, các chuyên gia và giới chức nói.
Sông Mekong, dài 4.350km, chảy từ bình nguyên Tây Tạng của Trung Quốc dọc xuống biên giới các nước Myanmar, Lào, Thái Lan, qua Campuchia rồi đổ vào Việt Nam, nơi sông được gọi là Cửu Long.
Sông là nguồn sống, đem lại phù sa màu mỡ và nguồn cá cho các cộng đồng dân cư dọc sông từ hàng ngàn năm nay.
Tại Việt Nam, giới chức địa phương vùng đang chật vật đối phó với tốc độ xói mòn, sạt lở nhanh chóng, vốn đang đe dọa tới nhà cửa, sinh mạng của người dân.
Các chuyên gia nói việc chặn dòng xây đập ở thượng nguồn khiến phần trầm tích quan trọng bị đọng lại ở các hồ chứa. Đây vốn là phần vô cùng cần thiết, tác động tới dòng chảy của sông Mekong.
Thêm vào đó, tình trạng khai thác cát bừa bãi để phục vụ ngành xây dựng vốn phát triển rất nhanh chóng tại Việt Nam, càng làm dòng chảy bị tác động.
Tuy nhiên, để tạo được thay đổi hay để kiểm soát được hai vấn đề trên, là điều khó khăn.
Ông Đào Trọng Tứ, Giám đốc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam nói rằng việc các nước khác xây đập thủy điện ở thượng nguồn là điều Việt Nam khó ngăn cản, chỉ có thể tìm các hợp tác để hạn chế tác động tiêu cực mà thôi.
Vấn đề bắt đầu từ việc Trung Quốc xây các nhà máy thủy điện đầu tiên ở thượng nguồn sông Mekong, một số chuyên gia nói.
Việc này khiến Lào, Campuchia và Thái Lan trở thành nguồn cung cấp phù sa chính khi sông chảy tới Việt Nam
Nhưng việc khai thác cát tại Campuchia đã bùng nổ từ hơn 10 năm qua, một phần do nhu cầu lớn từ Singapore, mua cát để bồi đắp đất, lấn biển.
Tình trạng này nghiêm trọng tới mức trong năm 2017, Phnom Penh đã quyết định cấm vĩnh viễn việc xuất khẩu cát của Campuchia.
Nguồn: BBC