Chuly sưu tầm
Cám Ơn Nền Giáo Dục VNCH
Tác Giả: Vi Anh
Ngày 18 tháng 9 năm 2018, trên trang mạng tiếng Việt của Đài RFA của Mỹ, có một bài viết của Anh Nguyễn Ngọc Già, tựa đề “Tôi biết ơn nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa”, có “Hình minh họa. Sinh viên mặc áo dài trên đường phố Sài Gòn”.
Vì chân lý lịch sử, vì chân thiện mỹ, vì quyền lợi hiểu biết của lớp trẻ Việt trong ngoài nước, vì quyền được thông tri của khán thính giả, vì kính phục lòng can đảm công dân chánh trực của Anh Già. Vì khi đưa bài này lên RFA, Anh có thể bị CS trù dập sau khi nhà cầm quyền CSVN đọc bài viết của Anh, dù Đài Á châu Tự do với sự dè dặt tránh đụng chạm chánh trị không cần thiết với CSVN, có câu thòng “Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.”
Người viết bài phân tích này xin phép liệt kê những ưu điểm chánh của nền giáo dục VNCH mà Anh Già đã trưng dẫn rất chi tiết và minh hoạ. Rằng “Trước 1975, bậc tiểu học và cả trung học hầu như chỉ có bộ sách giáo khoa cũ. Nó được \”truyền lại\” cho đàn em. Đặc biệt, những gia đình nghèo càng coi trọng \”của gia truyền\” này, bởi lý do đơn giản: Tiết kiệm. Đứa học trò nhà nào nghèo quá, có quyền mượn ở thư viện trường. Nhưng làm dơ, rách thì phải đền.
“Đồng phục? Nhà trường chỉ bán \”phù hiệu\”, mua mấy cái cũng được, về tự may vào áo, phía bên trái ngực trên. Quần áo thì phụ huynh tự lo cho con em mình, với duy nhất yêu cầu (hầu hết là) \”áo trắng, quần xanh đen\”. Đứa học trò nào nghèo quá, được quyền \”thừa hưởng\” quần áo cũ của \”tiền bối\” với duy nhất một yêu cầu: thay phù hiệu. Nếu học đúng trường mà anh chị từng học, khỏi thay, cứ y như vậy, bận đi học.
“Thế hệ chúng tôi không được dạy những cái gọi là \”cải cách\”. Không biết cách đánh vần \”cờ lờ mờ vờ\” hay \”vờ tờ vờ,\” v.v… Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đọc thông viết thạo. Môn Văn Chương, \”điểm tám\” trở thành tuyệt đối. Hy hữu lắm mới có đứa đạt \”điểm chín\”, lúc đó phải nói, bài văn vô cùng độc đáo.
“Chúng tôi cũng không phải \”học thêm, học bớt\”. Hồi xưa chỉ có \”học phụ đạo\” – lớp học cho những đứa học trò nào vì bận phụ giúp gia đình hay học yếu quá, theo không kịp bạn bè. Thầy – Cô thấy thương, tự mở lớp giúp tụi nó. Không tốn tiền bạc gì hết.
“Tiếng Việt vốn \”đơn âm\”, nên chúng tôi không được dạy \”tách tiếng\” với những \”tròn tròn vuông vuông tam giác\”. Tiếng Anh vì là \”đa âm\”, nên Thầy – Cô nào cũng dạy \”phải ráng nối âm (linking sound) nha em\”. Ví dụ \”the voice of freedom\” phải nối âm \”c\” vào âm \”of\” hoặc giả, không được phép đọc \”bờ-ra-xin\” để chỉ nước Ba Tây. Thầy – Cô dạy tiếng Anh (hay tiếng Pháp) không bao giờ mắng học trò bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh là \”con vật này hay con thú kia\”. Thầy – Cô dạy các môn khác cũng như vậy.’.. Ngoài xe cộ \”chạy đầy đường\”, trước 1975, Sài Gòn vô cùng hiếm thấy các loại \”giáo sư – tiến sĩ\”.
“Mặc dù thời xưa ở miền Nam Việt Nam, ai cũng biết là đa đảng, nhưng nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa không đào tạo \”giáo sư – tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng\”.
“Chính khách thời bấy giờ cạnh tranh gay gắt không thua gì các nước dân chủ bây giờ. Nền chính trị lúc đó, quả xác đáng gọi là \”chính trường\” như người miền Nam cũng thường gọi: thương trường, vận động trường, kịch trường, phim trường v.v… – nơi phải diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt của những tài năng trên các lãnh vực – biểu hiện của tự do đích thực.”
Không phải chỉ có Anh Già biết ơn nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa, mà tiêu biểu một người Việt chánh trực đều biết ơn nền giáo dục VNCH.
Người viết bài phân tích này năm nay đã ngoài 80, xin phép lấy thí dụ cá nhân để chứng minh ưu điểm của nền giáo dục VNCH đã giúp một học trò nghèo ra sao. Người học trò nghèo ở Miền Tây này được hưởng ân đức của nền giáo dục VN nói chung với tình yêu quê hương, tôn sư trọng đạo, tuân thủ công dân giáo dục, nghe quốc ca, chào quốc kỳ là đứng ngiêm chào kính hồn thiêng sông núi, anh linh tử sĩ.
Nhớ hồi ở lớp Ba (Cours Élémentaire) Ông Hiệu Trưởng Mã sanh Long dẫn một số học sinh nghèo, giỏi ở Quận Cái Răng ra Cần thơ thi bằng Sơ học Yếu Lược, ai có điểm cao được học bổng toàn phần là 150$. Thời đi xe hành khách từ Cái răng ra Cantho chỉ tốn 1$, 150$ là rất lớn và quí. Người học trò nghèo này nhớ lần đầu tiên, tháng đầu tiên được Ông Phán của Toà Tỉnh Trưởng Cần thơ phát cho 150$ học bổng, với lời khuyến khích, người học trò nghèo cúi đầu cám ơn, rưng rưng nước mắt.
150$ lúc bấy giờ lớn lắm đối với một học sinh sơ học sắp lên tiểu học, vì một gói xôi dẻo, ngọt, béo cơm dừa nạo chỉ có 3 cắc thôi. Người học trò nghèo này đi ngang xe hủ tiếu góc đường Delanoue ở Cần thơ, thấy xe hủ tiếu thịt heo treo trong tủ kiến, mùi nước lèo thơm phực lan toả ra, mấy thầy công chức và thương gia húp xì xụp, làm cho học trò nghèo này thèm chảy nước miếng, nhưng không dám ăn, dù trong túi ghim kim tây kỹ lưỡng có số tiền mua 150 tô hủ tiếu. Vì nhớ lời Thầy Mã sanh Long dặn số tiền này Nhà Nước giúp cho mấy em học lên tiểu học để vào trung học. Và đúng như lời quí thầy Long, Nguyên và học trò đa số là nghèo ráng học thi vào College Cần thơ, sau đổi lại thành Phan thanh Giản một chí sĩ ra làm quan đã uống thuốc độc tự tử cho tròn khí tiết khi quân Pháp chiếm được thành nhưng Ông không giao thành. Như sau này các vị tướng Việt Nam Cộng Hoà đã hấp thụ được tinh hoa của nền giáo dục VN Cộng hoà, trong đó có Tướng Lê văn Hưng lúc nhỏ học Trường Phan thanh Giản thà chết chớ không bàn giao thành cho quân địch.
Sau này người học trò nghèo ở Cái răng học và đậu Tú Tài 1 Pháp ở Cần thơ, không có tiền lên Saigon học thi Tú Tài 2 nên thi vào Sư Phạm Cấp tốc để có trợ cấp giáo sinh lấy tiền trả học phí hàm thụ Tú Tài 2, lấy bài học và gởi bài làm từ bên Pháp.
VNCH đãi ngộ rất tốt đối với nhà giáo. Giáo viên tiểu học có Tú Tài 2 cho chuyển ngạch Giáo sư Đệ Nhứt cấp sau khi thi khả năng hành nghề trung học. Lấy thêm 1 chứng chỉ cử nhân, cho thăng 1 trật. Đủ 3 chứng chỉ Cử nhân coi như có bằng Cử nhân, cho chuyến ngạch lên Giáo sư Đệ Nhị Cấp là ngạch cao nhứt của ngành sư phạm Trung Học. Thời đầu của VNCH, cử nhân chỉ có 3 chứng chỉ như lúc còn ở ngoài Hà nội, sau này mới thêm chứng chỉ thứ tư đế nâng kiến thức và giá trị của Cử Nhân của VNCH.
Trừ những ngành khoa học thực nghiệm sinh viên phải học ở trường, các ngành khoa học xã hội nhân văn, như Văn Khoa, Luật Khoa có thể ghi danh, lấy bài ở trường về tự học, nên công nhân, công chức thường tự học và xin làm thí sinh tự do khi đi thi. Các Bộ, Nha, và Quân Đội cho thí sinh gốc công chức, quân nhân, công nhân tư học nghỉ phép, đi thi được ăn lương, đậu thì được chuyển ngạch, thăng trật. Sự sáng suốt, viễn kiến đầu tư của ngành đại học luật, văn khoa VN rất sâu sắc trong việc nâng cao dân trí và dọn đường cho VNCH tiến lên chế đô dân chủ pháp trị, chánh quyền tam lập. Danh từ luật pháp và hành chánh bằng tiếng Việt hai trường đã Việt hoá không sót một chữ nào.
Nghĩa vụ quân sự bó buộc, đồng đều đối với công dân. Người có bằng tú tài hay đại học, công chức cũng phải thi hành quân dịch như công dân, công nhân hay nông dân. Người học trò nghèo này, lúc bấy giờ là một giáo sư trung học đệ nhị cấp sau khi ra quân trường Sĩ quan Trừ bị Thủ đức về Cantho làm công tác tâm lý chiến và dân sự vụ cho Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật. Sau đó về Vĩnh Long ra ứng cử, đắc cử vào Hạ Nghị Viện VNCH.
Ơn nghĩa của thầy cô đã dạy học, của nền giáo dục quốc gia đối với người học trò nghèo này như trời cao biển rộng, đất dày. Nên khi đất nước nhà bị CS tạm chiếm, cùng với hàng triệu quân dân cán chính VNCH di tản bằng nhiều cách ra hải ngoại. Những ảnh hưởng của nền giáo dục quốc gia, dựa trên các đức tính nhân bản, khoa học, dân tộc, khai phóng của thời kỳ Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn khắc cốt ghi xương.
Cũng như quân dân cán chính VNCH dù di tản cách xa nước nhà nữa vòng Trái Đất, suốt 43 năm vận động tranh đấu, chiến đấu cho niềm tin và giá trị VNCH mà VNCH đã phát huy từ những tinh hoa trong dòng lịch sử VN.
Bà con trong nước cũng thế, dù phải sống trong gọng kềm CS, một chủ nghĩa ngoại lai, mấy người CS vong bản, vọng ngoại du nhập từ Nga, Tàu CS vào VN, người Việt Quốc gia còn kẹt trong nước, như Anh Nguyễn Ngọc Già đang sống trong gọng kềm CS vẫn can đảm và thành khẩn tin tưởng và nói, “Tôi biết ơn nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa”./.(VA)
Vi Anh.