Tù lương tâm Nguyễn Văn Hóa được đề cử Giải Tự Do Báo chí Thế giới 2019

Tù lương tâm Nguyễn Văn Hóa được đề cử Giải Tự Do Báo chí Thế giới 2019

.

\"\"
Nhà báo Nguyễn Văn Hóa trước Tòa án Nhân dân ở Hà Tĩnh. Ảnh của Vietnam News Agency chụp ngày 27/11/2017. AFP PHOTO / Vietnam News Agency

Freedom Now, một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, hôm 18/1/2019 loan báo đề cử nhà báo Nguyễn Văn Hóa, hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam, cho Giải Tự Do Báo chí Thế giới Guillermo Cano của UNESCO. Giải thưởng hàng năm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc-UNESCO, được trao cho một cá nhân hoặc tổ chức có những đóng góp đặc biệt để bảo vệ và cổ suý tự do báo chí trên thế giới.

Nhấn mạnh rằng Freedom Now lấy làm tự hào khi đề cử nhà báo Nguyễn Văn Hóa, Giám đốc điều hành của Freedom Now, Maran Turner, phát biểu:

“Nguyễn Văn Hóa đã thể hiện lòng can trường ngoại hạng trong khi tác nghiệp. Thật là một vinh dự đối với tổ chức chúng tôi được đề cử anh cho giải thưởng danh giá này.”

Bà Turner nói Freedom Now quan ngại sâu sắc về những hành động đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với nhà báo Nguyễn Văn Hóa. Bà nói:

“Anh Nguyễn xứng đáng được ca ngợi về những việc làm của mình, nêu bật các mối đe dọa đối với môi trường và những thất bại của chính quyền Việt Nam, không bảo vệ các cộng đồng của mình. Chúng tôi hy vọng UNESCO sẽ vinh danh chàng thanh niên đặc biệt dũng cảm này.”

\"Protest
Biểu tình chống Formosa ở Đài Loan

Trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hóa là một cộng tác viên của chương trình Việt-ngữ Đài Á Châu Tự do, từng quay phim và đưa tin về các cuộc biểu tình của ngư dân miền Trung, phản đối thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra, làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung vào tháng Tư năm 2016.

Những bài báo nói lên sự thật về thảm họa Formosa, sự phẫn nộ của dân chúng và phản ứng yếu ớt của chính quyền Việt Nam trước thảm họa, đăng tải trên đài Á Châu Tự do và truyền thông hải ngoại, đã khiến nhà báo vướng vào vòng lao tù.“Nguyễn Văn Hóa đã thể hiện lòng can trường ngoại hạng trong khi tác nghiệp.Giám đốc điều hành của Freedom Now, Maran Turner

Thoạt tiên bị cáo buộc tội sở hữu ma túy, đầu năm 2017 anh Hóa bị buộc tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Tới tháng Tư năm 2017, tội này được chuyển thành tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Phiên xét xử khởi sự vào tháng 11/2017 chỉ kéo dài vỏn vẹn 2 tiếng rưỡi dồng hồ. Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù giam theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự.

Tháng 10/2018, trong một bức thư gửi về gia đình, anh Hóa nói anh đã bị hành hạ và ngược đãi ở trong tù. Luật sư Hà Huy Sơn, người bảo vệ cho anh Hóa, nói anh bị tra tấn, bức cung để buộc phải đưa ra những lời khai chống lại một số nhà hoạt động không có liên hệ gì với anh, trong đó có nhà hoạt động cho môi trường Lê Đình Lượng.

Vào tháng 8/2018, Tổ chức Bảo vệ các Ký giả (CPJ) lên án những hành động tra tấn, bức cung nhà báo Nguyễn Văn Hóa, và kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ngưng đánh đập và sách nhiễu các nhà báo.

Giải Tự Do Báo chí Thế giới của UNESCO được đặt tên Guillermo Cano, theo nhà báo Colombia bị ám sát ở Bogota vào năm 1986. Đây là một giải thưởng thường niên được lập ra vào năm 1997 để vinh danh một cá nhân hay tổ chức có những đóng góp đặc biệt để cổ suý tự do báo chí trên thế giới, bất chấp hiểm nguy.

Trong số những nhân vật từng nhận giải thưởng cao quý này, có phóng viên nhiếp ảnh người Ai Cập, Mahmoud Abu Zeid, nhà báo Khadija Ismayilova của Azerbaijan, nhà xuất bản người Ethiopia Reeyot Alemu, và Anna Politkovskaya, nhà đấu tranh nhân quyền người Nga.

Nguồn: VOA

Bài Liên Quan

Leave a Comment