\”An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ\” của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam.

\"\"

\”An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ\” của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam.

– Tàu Cæsar và 2 chiếc tàu khác nhổ neo đi Trung Quốc đã tránh xa hướng Đông mà tiếp tục theo dọc theo phía Nam Pulo Condore, đó có thể là tuyến đi tốt nhất, vì như vậy sẽ tránh được bãi đá ngàm rộng lớn của quần đảo Hoàng Sa (to avoid the large sholes of Pracel) (p.11).

– Bãi đá ngầm Pracels thật nguy hiểm… Gàn vịnh Tonquin, đã có rất nhiều những hòn đảo nhỏ, mà tôi sẽ nói thêm dưới đây. Ngoài khơi Vịnh hình như đã bị chắn bởi bãi đá ngầm Pracel rộng lớn trải dọc dài ra trước mặt vịnh, tuy nhiên đã để chửa ra hai tuyến đường biển rộng, ở mỗi bên một tuyến, vì thế tàu thuyền có thể đi qua lại theo tuyến bên này hoặc bên kia. Vì vậy, ngay những tàu thuyền đi từ eo Malacca hay Siam đến Trung Quốc vẫn có thể đi lại dễ dàng theo phía bên trong hoặc bên ngoài bãi đá ngầm.

– Rời khỏi vịnh Tonquin, tàu chúng tôi chuyển xa về phía Nam, và đã thấy bãi đá ngầm Pracels ở mạn tàu bên trái, cũng như bờ biển của xứ Đàng Trong, Champa và Cambodia ở mạn tàu bên phải… (p.75).

Chuyến hành trình cuối cùng của các nhà thám hiểm thương nhân giáo sĩ phương Tây đi đến vùng Hoàng Sa vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII mà chúng ta được biết, là hai chuyến đi của tàu Pháp Amphritite thuộc công ty Trung Hoa (Compagie de la Chine) vào những năm 1698-1701 dưới thời Luis XIV.

Trong bộ thư của các giáo sĩ từ phương Đông gửi về: “Lettres esdifiantes et cusieuses…” (Paris, 1838-1843, tr.3-48), được Jean Yves Claeys tríc lại trong bài báo “Journal de voyage aux Paracels” (Indochine, No 45, 1941) có ghi lại đoạn nhật ký sau đây của các giáo sĩ trên chiếc tàu Amphritite khi qua Hoàng Sa (Amphritite sau này sẽ được đặt tên cho một nhóm đảo phía đông của Hoàng sa, còn gọi là nhóm An Vĩnh).

“Người ta cho tàu nhổ neo, gió rất tốt. Và sau đó một thời gian đi đến nhóm đá Paracels. Paracels là một quần đảo thuộc về đế quốc Annam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần xảy ra các nạn đắm tàu ở đó. Nó trải dọc theo bờ biển xứ Đàng Trong. Tàu Amphritite lần đầu tiên du hành đến Trung Quốc đã tí nữa thì bị đắm. Có chỗ lôi đi chỉ có 4,5 sải nước. Nếu thoát được nguy hiểm ở đây thì như có một phép lạ. Bị đắm tàu trên những tảng đá khủng khiếp đó hoặc bị lạc mất không còn tí nguồn dự trữ nào thì hầu như cũng như nhau mà thôi…”.

Đó là những điều ghi chép lại của các giáo sĩ trong chuyến đi của tàu Amphritite qua Hoàng Sa năm 1701. Còn cuốn nhật ký hành trình của tàu Amphritite khi qua Hoàng Sa lần thứ nhất (1698) thì chúng ta có thể tìm thấy được trong cuốn sách của tác giả Cl.Madrolle, nhan đề “Les premiers voyages franÇais à la Chine-La Compagnie de la Chine, 1698-1701” (Paris 1901), có in kèm theo mấy tấm bản đồ vùng Biển Đông của P.Goss, Blaeu, Thorton và Grenier.

Trong lời giới thiệu khảo chứng, Cl.Madrolle đã nói về quần đảo Pracel như sau:

“Những tàu thuyền đi theo những tuyến đường đã định, vì theo người ta nói, một dải đá ngầm đã bao phủ con đường trực tiếp từ đảo Maurice trên Ấn Độ Dương, làm cho các tàu thuyền phải đi né vào bở biển phía Đông đảo Madagascar, trong khi ở giữa khơi Biển Đông, quần đảo Paracels (Paracel), từ rất lâu đã không được xác định rõ, bắt buộc các tàu thuyền phải chấp nhận tuyến đường dọc theo bờ biển xứ Đàng Trong”.

Và sau đây là nguyên văn đoạn nhật ký hành trình của chiếc tàu Amphritite khi đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa vào năm 1698:

– “Ngày 15-9-1698, vào lúc 2 giờ, con tàu được lái theo hướng Đông Bắc vì không phải dễ dàng gì cho những hoa tiêu của chúng tôi khi đi quá gần phần dưới của đảo Pracel. Quần đảo Pracel là một vùng biển có đá gập gềnh trải dài có đến hàng trăm dặm từ Bắc chí Nam. Khi trời hửng sáng, chúng tôi bắt đầu lái tàu theo ¼ hướng Đông Bắc để tránh dải cát này, đến giữa trưa vĩ độ chỉ 12 độ 4 phút(1). Dòng chảy nước biển theo hướng Đông – Đông Bắc, và ngày hôm đó, con tàu của chúng tôi đã phải trải qua nhiều quãng nguy hiểm ở mạn tàu bên phải. [Cl. Madrolle ghi chú: Những đảo nhỏ – đá ngầm và dải cát của quần đảo Paracels là thuộc loại kiến tạo san hô].

– “Ngày 29, khi trời hửng sáng, chúng tôi trông thấy tọa độ hai hay ba hòn đảo thấp chung quanh sóng vỗ trên những tảng đá lập lờ, cách chúng tôi chừng 3 dặm rưỡi. Các hoa tiêu người Anh của tôi đã bối rối khi nhìn thấy những hòn đảo này mà họ chưa hề biết và cũng không có dấu vết trên các tấm bản đồ. Vì ngày hôm trước chúng tôi không quan sát kỹ, nên lúc đầu họ nghĩ rằng đây là những hòn đảo ở mạn đông nam đảo Hải Nam, và rằng luồng nước biển đã đưa chúng tôi dạt lên phía Bắc. Nhưng ngày hôm sau, chúng tôi quan sát thì thấy rằng chúng tôi đã bị nhầm, vì vào giữa trưa, chúng tôi vẫn còn ở vĩ độ 16º27’ Bắc, như vậy chúng tôi vẫn đang ở đối diện với một vài hòn đảo nhỏ mà người ta đã không chú ý đến thuộc mỏm của quần đảo Hoàng Sa (Pracels).

Bài Liên Quan

Leave a Comment