Đệ Nhất Phu Nhân : NGUYỄN THỊ MAI ANH.
Ở Làng Tri Thủy, quận Ninh Chữ, tỉnh Phan Rang, quê TT Thiệu, có nhà cha mẹ ông. Nơi đó, có một hòn đá rất to dựng đứng, hình y chang lưỡi kiếm, theo phong thủy tượng trưng cho Tướng Quan võ Đà Lạt THIỆU. Đối diện là ngọn núi thấp có hình dạng sần sùi, xấu xí, so sánh như là mặt con quỷ trấn ngay lưỡi kiếm.
Vô tình hay cố ý, tin hay không tin, địa hình này lại xui khiến cho đất nước ta như thế nào, tự Quý Làng suy nghĩ và trả lời lấy ???
Địa linh này đã sinh ra hai Tướng nổi tiếng (THIỆU) bên nây, và một Tướng bên kia chiến tuyến (xin lỗi: không biết tên), theo lời dân địa phương nói.
Bà Nguyễn Thị Mai Anh là Phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bà là Đệ Nhứt Phu Nhân của chính thể Đệ Nhị Cộng hòa (1967 – 1975), đôi khi được gọi là Bà Nguyễn Văn Thiệu, đặc biệt là trong truyền thông Tây phương. Ông bà thành hôn năm 1951.
Bà sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong một gia đình có mười anh chị em. Xuất thân trong một gia đình Công giáo toàn tòng ở Mỹ Tho, nhưng do truyền thống Đông phương, bà chịu ảnh hưởng khá lớn nề nếp, gia phong phong kiến, nhất là trong cách đối nhân xử thế.
Tuổi hoa niên, bà cùng người em gái Tám Hảo
thường xuyên lên Sài Gòn để học tập và thăm thân nhân. Do gia đình quen biết với Dược sĩ Huỳnh Văn Xuân, làm việc ở Viện bào chế Trang Hai, hai chị em bà được giới thiệu làm Trình dược viên tại Viện bào chế Roussell.
Chính ông Huỳnh Văn Xuân làm mai mối cho Nguyễn Văn Thiệu (bấy giờ mang cấp bậc Trung úy Hiện Dịch) quen Mai Anh. Mặt khác, cậu của Mai Anh là Tướng Đặng Văn Quang cũng là bạn đồng khóa Trường Võ bị Đà Lạt với ông Thiệu, nên mối tình nhanh chóng được xúc tiến hôn nhân, dù có đôi chút trở ngại vì Mai Anh là tín đồ Công giáo. Ông bà chính thức làm Lễ cưới vào năm 1951. Sau này, vào năm 1958, ông Thiệu mới rửa tội theo Công giáo.
Trong những năm chồng mình đạt đến đỉnh cao quyền lực, không như Đệ Nhứt Phu Nhân Trần Lệ Xuân,bà hoàn toàn không can dự vào chính trường, mà đi nhiều vào các hoạt động xã hội hơn.
Với cương vị là Phu Nhân của Tổng thống chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Văn Thiệu, sau nhiều năm hoạt động xã hội, cảm thông với sự thiếu thốn các Cơ sở điều trị của dân chúng khi đau ốm. Bà Nguyễn Thị Mai Anh là người lên ý tưởng, khởi xướng thành lập một bệnh viện phục vụ người dân ngay tại “thủ đô” của miền Nam lúc bấy giờ:
Bệnh viện Vì Dân, nơi ngã tư Bảy Hiền, theo lời của giới bình dân Sài Gòn lúc bấy giờ thường hay kêu đó là bệnh viện bà Thiệu, được xây dựng do bà vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm: Thân hào Nhân sĩ, Thương gia, Kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là: Không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bịnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn hết.
Lễ đặt viên đá đầu tiên đã cử hành ngày 17-8-1970. Nhờ sự tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà Hảo tâm, các Cơ quan Từ thiện trong nước và ngoại quốc, các Cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn, nên việc xây cất và trang bị tiến triển nhanh chóng.
Ngày 4-9-1971, bệnh viện Vì Dân đã khánh thành, và điều hành ngay các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm, và Quang tuyến X…
Đích thân Bà Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu trong buổi lễ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người cắt băng khánh thành.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, do những áp lực từ chiến trường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức trên truyền hình, rồi rời Việt Nam, với tư cách Đặc sứ Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc phúng điếu Tưởng Giới Thạch – đêm 25 tháng 4. Lúc đầu cả gia đình sang sống tại Đài Loan, nơi trước đó ông Nguyễn Văn Kiểu, anh ông Thiệu làm Đại sứ.
Sau khi con trai thứ hai, Nguyễn Văn Lộc sang Anh Quốc học, thì cả nhà lại sang London định cư, và sống ở đó 15 năm, cho đến khi mấy người con sang Mỹ tiếp tục sự học, thì cả nhà cũng đến định cư tại Boston năm 1985, và bà Mai Anh nói rằng: Sẽ ở tại đó luôn cho gần con cái.
Ông bà có 3 người con là:
* Nguyễn Thị Tuấn Anh (Trưởng nữ)
* Nguyễn Quang Lộc (Trưởng nam)
* Nguyễn Thiệu Long (Thứ nam)
Ngày 29 tháng 9 năm 2001, ông Thiệu từ trần tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center, tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà. Hưởng thọ 78 tuổi, được an táng tại Boston.
Hiện tại bà vẫn sống ở nơi này. “Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả ông bà, và mang tro cốt của ổng [chồng, Nguyễn Văn Thiệu] về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: “ Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi ”, bà nói như vậy về ước vọng của bà như một phụ nữ Việt bình thường không quên ơn Tổ tiên dòng họ.
Một người từng phục vụ trong Dinh Độc Lập dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận xét: \”Tôi luôn luôn giữ lòng quý mến đối với Tổng thống Phu Nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, bà Thiệu là hình ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang, hơn là một vị Đệ Nhất Phu Nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế, và nhung lụa giàu sang.
Bà là điển hình của mẫu người phụ nữ lớn lên trong gia đình được hấp thụ trọn vẹn một nền giáo dục Khổng Mạnh (tuy bà là người Công giáo), mà chúng ta thường thấy trong xã hội miền Nam thời thập niên 40.
Bà Thiệu luôn luôn tỏa ra sự trong sáng và vui tươi. Bà không bao giờ câu nệ về cách ứng xử của nhân viên thuộc cấp. Mỗi lần gặp mặt, bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức khỏe chúng tôi trước, không kịp để chúng tôi chào bà.
Điều đặc biệt là bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện gì có liên hệ đến việc làm của ông Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần duy nhứt tôi nghe bà than phiền với ông Thiệu, bằng lời lẽ rất ôn tồn về một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống, trong lúc tôi đang đứng bên cạnh.”
Trước năm 75 người dân Sài Gòn còn đồn đãi nhau về những chuyện buôn lậu tham những bên cạnh chuyện ông Thiệu có liên hệ tình cảm với một vài Ca sĩ, và cả với một chủ nhà hàng ăn bên ngoài Sài Gòn. “Tất cả cũng chỉ là những tin đồn, không ai biết thực hư ra sao,” theo lời một nhân vật thân cận trong chính quyền trước đây không muốn nêu danh tính.
”Bà Thiệu là một người đứng cạnh chồng, một người chỉ biết lo cho gia đình, không phải người của quần chúng đâu !.”
Người này còn công nhận bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu vênh váo của một người có quyền thế. Thỉnh thoảng và cũng rất ít, bà xuất hiện đi ủy lạo cho Thương bệnh binh, và chưa hề tuyên bố một điều gì.
Vào năm 1972, một người Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên bà Nguyễn Thị Mai Anh đặt cho một giống Lan: Brassolaeliocattleya Mai Anh, cùng dịp này còn có bà Đinh Thúy Yến (Phu nhân Thủ tướng Trần thiện Khiệm) Brassolaeliocatteya Dinh Thuy Yen