Lê Bá Vận: Tết này, Tết Quang Trung, Tết Mậu Thân
Tác Giả: Bùi Thanh Hoa -04/02/2019
Nhân dân Việt Nam đón Tết Kỷ Hợi năm nay, ăn Tết tưng bừng, mọi năm đều vậy “Vui như Tết”.
Tết Nguyên Đán là lễ hội trọng đại và thiêng liêng nhất của dân tộc. Thờ cúng, sum họp, thăm viếng, chúc tụng, mừng tuổi, giải trí, hội hè… ngay cả trong những năm tháng thời chiến.
Trong suốt 4000 năm đón Tết cổ truyền, toàn dân Việt duy chỉ hai lần ăn Tết khác biệt, xảy ra cách nhau 3 lục thập hoa giáp, có tầm vóc lịch sử để tưởng niệm đời đời.
Đó là Tết “Đại phá quân Thanh” và Tết “Thảm sát Mậu Thân”.
”Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý”, trong hai lần đó Tết cổ truyền chịu biến động nặng.
I- Tết Mậu Thân – Kỷ Dậu 1788-89: Vua Quang Trung Đại Phá Quân Thanh.
Năm 1787 vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh.
Năm Mậu Thân 1788, 29 vạn quân Thanh ồ ạt tiến vào miền bắc nước ta. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc.
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với 200 voi chiến…
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Ông hạ lệnh cho quân sĩ ăn Tết Nguyên đán trước và tuyên bố đanh thép: Ngày mùng 7 Tết sẽ đánh vào Thăng Long mở tiệc ăn Tết khai hạ. Sau đó, 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long.
Đêm 30 tháng chạp Mậu Thân tức 25-1-1789: Quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đò Gián Khẩu (Sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đến đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hạ khí giới đầu hàng.
Sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với hơn 3 vạn quân đóng giữ. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Trưa ngày mùng 5 tết, Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc. Vua Quang Trung dẫn đầu đạo quân chiến thắng, tiến vào Thăng Long trước sự hân hoan đón chào của nhân dân. Nhà vua cho yết bảng an dân, cho quân Thanh ra hàng. Chiến dịch lịch sử đại phá 29 vạn quân Thanh diễn ra nhanh chóng và oanh liệt.
Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh chính yếu dựa vào yếu tố hành binh thần tốc.
II- Tết Mậu Thân 1968: Thảm sát tại Huế Tết Mậu Thân.
(Tiếng Anh: Hue massacre) là tên gọi một sự kiện trong Chiến tranh Việt Nam khi phát hiện nhiều ngôi mộ tập thể chôn tử thi trong chiến trận Huế.
Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp Tết Nguyên Đán, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam – trong đó có Sài Gòn và Huế. Sau các thành công quân sự ban đầu, họ bị đối phương áp đảo và đẩy lui khắp nơi, trừ Huế.
*Số liệu về các hố chôn tập thể:
Trong những tháng và những năm tiếp theo sau Trận Mậu Thân tại Huế, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968 và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhân bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh. Số liệu từ các nguồn khác nhau có sự không thống nhất.
Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống.
Các tử thi đào lên, dính chùm, bị trói thì chỉ có thể là kiệt tác của mấy ông Việt cộng.
*Chiến cuộc Cộng sản tráo trở hưu chiến, tổng tấn công bất ngờ khuya mồng một Tết Mậu Thân 1968 (đêm giao thừa theo lịch miền Bắc) mang nhiều tên, tùy theo cách gọi của mỗi bên:
1- Sự kiện/Chiến dịch/Chiến thắng Tết Mậu Thân. Tổng công kích, tổng khởi nghĩa/nổi dậy.
2- Biến cố/Sự cố Tết Mậu Thân 1968. Trận (đánh) Tết Mậu Thân 1968.
Chung quy thì danh xưng thích hợp nhất là: “Cuộc Thảm Sát Tết Mậu Thân 1968”.
Phản ánh sự tàn bạo nổi bật của CSVN, biến Tết cổ truyền thành các hố chôn tập thể.
Mỗi lần đón Tết luôn là dịp quý báu để nhân dân Việt Nam cùng nhau suy ngẫm, đối chiếu hai lần Tết lịch sử trọng đại của dân tộc, xét trắng đen, luận công tội:
1- Tết oai hùng Mậu Thân – Kỷ Dậu năm xưa 1788-89, ghi nhận chiến công oanh liệt của vua Quang Trung đánh đuổi quân Tàu xâm lược, bảo vệ độc lập, bảo toàn lãnh thổ.
2- Tết man rợ Mậu Thân năm ấy 1968 kinh hoàng, phơi bày bản chất và tội ác rùng rợn của Việt Cọng sát hại đồng bào, học tập Hồ Chí Minh đồ tể “cải cách ruộng đất 54”.
Ngày nay hình thành siêu tập đoàn băng đảng CSVN bức hiếp người, gặm nhấm, đục khoét tan hoang giang sơn gấm vóc tổ tiên để lại, Tàu rước nước dâng.
Quang Trung Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh. Kẻ đuổi, người rước!
Lê Bá Vận