Sơ lược lịch sử phát triển Hàng không mẫu hạm nguyên tử
Những con tàu sân bay hạt nhân lớn trên thế giới hầu hết thuộc biên chế Hải quân Mỹ và lịch sử phát triển của chúng sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ.
Tàu sân bay có thể coi là căn cứ không quân của Hải quân Mỹ trên biển. Với khả năng chuyên chở số lượng lớn máy bay, tàu sân bay có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh hàng hải và hỗ trợ đất liền.
Mỗi chiếc tàu sân bay đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm cả vũ khí. Sàn tàu đủ rộng để giúp máy bay chiến đấu có thể cất và hạ cánh an toàn. Nhờ sự xuất hiện của tàu sân bay mà Mỹ có thể triển hoạt động máy bay do thám hoặc thực hiện sứ mệnh quốc tế ở khắp nơi trên thế giới.
Sự ra đời của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân giải quyết được hàng loạt các vấn đề trước đây của tàu chạy bằng tua-bin khí và dầu diesel + điện, đó là duy trì khả năng hoạt động lâu dài trước khi tiếp nhiên liệu.
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng có tuổi thọ cao hơn và có nhiều không gian hoạt động vì không cần quá nhiều khoang chứa nhiên liệu. Các lò phản ứng hạt nhân trong tàu sẽ tạo ra hơi nước áp lực cao, giúp xoay bốn trục cánh quạt để đẩy tàu di chuyển về trước.
Vào những năm 1940, dưới sự chỉ đạo của Đô đốc Hải quân Mỹ, Hyman G Rickover, các nhà sản xuất tàu quân sự đã bắt đầu thiết kế, phát triển và thử nghiệm công nghệ hạt nhân. Sự thành công của dự án này đã mở đường cho cuộc cách mạng tàu chiến và sự ra đời của tàu ngầm và tàu sân bay hạt nhân sau này.
Tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Mỹ là USS Enterprise (CVN-65) hay còn gọi là Big E. Bên cạnh là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên, Big E còn được biết đến là tàu hải quân dài nhất thế giới từng được chế tạo với chiều dài lên tới 342 mét. Nó đủ lớn để chứa một phi hành đoàn khoảng 4600 người và đủ lớn để chứa tới 90 máy bay.
Tàu sân bay USS Enterprise.
Ban đầu Hải quân Mỹ tính sẽ chế tạo thêm 5 tàu sân bay cỡ lớn giống như Enterprise. Tuy nhiên chi phí chế tạo lúc đó ước tính lên tới 451,3 triệu USD, một con số quá lớn nên kế hoạch đã buộc phải hủy bỏ.
Tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise lần đầu hạ thủy vào ngày 24/9/1960 và được đưa vào biên chế vào cuối tháng 11/1962. Con tàu này đã phục vụ trong Hải quân Mỹ được hơn 51 năm, lâu hơn hầu hết tàu sân bay khác của Mỹ.
Sau khi ngừng hoạt động vào năm 2012, tàu sân bay lớp Nimitz (CVN-68-CVN77) chạy bằng năng lượng hạt nhân đã dần thay thế cho Big E trong lực lượng tàu sân bay hiện đại của Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay lớp Nimitz hoạt động từ ngày 3/5/1975 và kể từ đó đã phục vụ cho nhiều chiến dịch như Eagle’s Claw (Móng vuốt đại bàng), chiến tranh Vùng vịnh hay chiến dịch Southern Watch.
Tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ gồm 10 tàu và tất cả đều đang phục vụ trong biên chế của Hải quân Mỹ. Mỗi con tàu có chiều dài trung bình 333 mét và lực giãn nước khoảng 100 ngàn tấn.
Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz có thể di chuyển 90 ngày mà không cần tiếp tế. Chúng là những con tàu chiến lớn nhất trên thế giới hiện nay. Giá trị của đội tàu sân bay Nimitz rơi vào khoảng 8,3 tỷ USD.
Tàu sân bay USS Nimitz.
Tàu sân bay Ronald Reagan thuộc lớp Nimitz.
Vốn dĩ tàu sân bay lớp Nimitz được tạo ra nhằm phục vụ chiến tranh Việt Nam. Nó có khả năng chịu được thiệt hại gấp 3 lần tàu sân bay lớp Essex của Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Nhưng dù sở hữu những tính năng hiện đại thì tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz vẫn gặp vài điểm hạn chế. Do đó quân đội Mỹ đã quyết định khởi động chương trình chế tạo tàu sân bay mới mang tên Gerald R.Ford (CVN-78).
Tàu sân bay lớp Gerald R.Ford mới thuộc nhóm siêu mẫu hạm của hải quân và được đặt tên theo tổng thống thứ 38 của Mỹ. Tàu lần đầu được chế tạo vào cuối năm 2009, hạ thủy vào tháng 10/2013 và bắt đầu vận hành vào tháng 7/2017.
Thoạt nhìn tàu sân bay hạt nhân lớp Gerald R.Ford có thân tàu tương tự Nimitz nhưng có bổ sung các công nghệ mới. Tàu có chiều dài 337 mét, có thể chứa tới 75 máy bay và và khoảng 2600 thủy thủ đoàn. Gerald R.Ford sẽ thay thế cho tàu sân bay USS Enterprise đã dừng phục vụ sau 51 năm trong biên chế.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
Về phía Hải quân Pháp, Charles De Gaulle là chiếc tàu hạt nhân đầu tiên và thuộc quyền sở hữu của Pháp.
Thân tàu Charles De Gaulle lần đầu được chế tạo vào tháng 4/1989. Nó được hạ thủy vào tháng 5/1994 và trở thành con tàu lớn nhất từng được hạ thủy ở Tây Âu. Sau khi bị thiếu vốn, dự án chế tạo con tàu dần hồi sinh và bắt đầu vận hành từ ngày 18/5/2001.
Tàu sân bay hạt nhân Charles De Gaulle của Hải quân Pháp.
Hiện tại có khoảng 41 tàu sân bay đang được 13 lực lượng hải quân trên khắp thế giới sử dụng. Nhưng tính đến nay chỉ có Hải quân Pháp và Mỹ đã chế tạo thành công tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Mời bạn đọc chiêm ngưỡng một số bức ảnh về các đội tàu sân bay trên thế giới:
USS Enterpirse (trái) là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên và Charles de Gaulle (phải) đang di chuyển trên biển Địa Trung Hải vào ngày 16/5/2001.
Một đội tàu gồm 3 tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay Ark Royal của Anh đang cho máy bay cất cánh vào năm 1939.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến hành kiểm tra bánh lái vào tháng 10/2007.
USS George H.W. Bush (CVN 77) là siêu tàu sân bay lớp Nimitz thứ 10 và cuối cùng của Mỹ.
USS Harry Truman cùng với tàu bệnh viện USNS Spica (T-AFS-9).
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bên cạnh một vụ nổ thử nghiệm.
Liêu Ninh là tàu sân bay Type 001 đầu tiên được đưa vào biên chế của Lực lượng hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN 72).
Tàu sân bay USS Carl Vinson đi vào Trân Châu Cảng cùng tàu chiến USS Missouri.
Tàu sân bay USS George Washington khi di chuyển đến vùng biển Yokosuka, Nhật Bản.
Thủy quân lục chiến Mỹ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) khi đi qua Trân Châu Cảng ở Hawaii vào ngày 28/6/2010.