PHÒNG TUYẾN PHAN RANG NHỮNG NGÀY MÁU LỬA THÁNG 4/1975

Tran HungFollow2 hrs

\"\"
\"\"
\"\"
\"\"
\"\"
\"\"
\"\"
\"\"

1. Lược sử Ninh Thuận:

Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ thuộc miền duyên hải ở phía Nam Trung Phần Việt Nam.

– Lịch sử: Tỉnh Ninh Thuận trước có tên là Phan Rang do tiếng Chàm Panduranga (Padarang) đọc trại ra.
– Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang, ở cây số 1,557.
– Vị trí, ranh giới: Đông giáp biển Đông Hải, Tây giáp tỉnh Tuyên Đức, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp đặc khu Cam Ranh.
– Khoảng cách từ Phan Rang: Về phía Đông sát bờ biển Đông Hải, cách Đà Lạt 107 cây số về hướng Tây. Cách Phan Thiết 145 cây số về hướng Nam, cách Nha Trang 106 cây số về hướng Bắc, cách Cam Ranh 50 cây số cùng về hướng Bắc.
-Diện tích: Toàn tỉnh vào năm 1961 là 3,500 cây số vuông.
– Các quận: Tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, Bửu Sơn, An Phước, Du Long và Sông Pha. Ninh Thuận thuộc miền Duyên Hải, Trung phần Việt Nam, trực thuộc Quân Đoàn II, QK 2.

2. Quê hương của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu:

Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 24/12/1924 tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
– Học sinh trường Nam Tiểu Học Phan Rang.
– Học Trung Học Pélérin Huế, Kỹ Thuật Lê Bá Cang Sài Gòn.
– Sinh viên trường Hàng hải Thương Thuyền.
– Theo học Khóa 1 Bảo Đại, về sau đổi Phan Bội Châu Trường Võ Bị Huế (tiền thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam).
– Tốt nghiệp mang cấp hiệu Thiếu Úy Hiện Dịch Thực Thụ.
– Ngày 02/11/1963 vinh thăng Thiếu Tướng.
– Ngày 010/1/1965 vinh thăng Trung Tướng Nhiệm Chức.
– Ngày 19/6/1965, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
– Ngày 31/10/1967, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm kỳ 1.
– Ngày 31/10/1971 đến 1975, Tổng Thống nhiệm kỳ 2.

Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Mai Anh, ái nữ của cụ Phạm Đình Thưởng, quê ở Mỹ Tho. Ông bà sinh hạ được 4 người con gồm 2 trai và 2 gái. Ông từ trần hồi 10 giờ 20 ngày 29 Tháng Chín, 2001, tại thành phố Boston, Massachusettes, Mỹ. Hưởng thọ 78 tuổi.

3. Chân mạng Đế vương – Những điềm báo trước – Vận nước suy vong:

Trước ngày Việt Nam Cộng Hòa bị mất nước, có hai hiện tượng không lành về vận nước xảy ra tại quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận là nơi sanh quán của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

3.1. Hòn đá Dao đối diện làng Tri Thủy ngã:

Chiều ngày 09/8/1974, trời mưa tầm tã, gió lớn, sấm sét nổ chớp liên hồi suốt đêm. Sáng ra dân chúng Phan Rang được tin chấn động là hòn đá Dao (hình thanh long đao) trước chùa Thánh, núi Đá Chồng đã ngã lúc 17 giờ hôm qua.

Trên núi Đá Chồng năm 1972, cụ Ngô Khắc Kỉnh (thân sinh ông Ngô Khắc Tỉnh, Bộ Trưởng Giáo Dục), Chủ Tịch Hội Khổng Học Ninh Thuận quyên tiền xây dựng đền Khổng Tử. Trên núi Đá Chồng có hòn Đá Dao đối diện với bên kia sông là làng Tri Thủy, quê hương cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, có hòn đá mặt quỷ nhìn qua đá Dao.
Dân địa phương tin vào phong thủy nên có câu “thanh long đao trấn mặt quỷ.” Ngày xưa có nhà địa lý nói tại đất này về sau phát vị vua. Khi đá Dao ngã quỷ sẽ lộng hành, nhà vua sẽ sụp đổ.

3.2. Bầy sâu màu xanh di chuyển về hướng làng Tri Thủy:

Đêm 19/02/1975, tại đoạn đường Ba Tháp, Cà Rài, gần cầu Lăng Ông có một bầy sâu màu xanh, mỗi con bằng ngón tay út bò từ núi phía Tây Bắc phi trường Thành Sơn, sắp hàng di chuyển băng ngang qua quốc lộ số 1A.

Trong ngày đầu bầy sâu xuất hiện, Đại Tá Trần Văn Tự – tỉnh trưởng, ông Ngô Khắc Kỉnh, ông Biện Lý Lưu Hoàng, Trung Tá Trần Đình Giao (Không Quân Phan Rang), Đốc Sự Lê Tấn Nhiểu – phó tỉnh trưởng Hành Chánh và ông Năm Tôn (anh rể ông Tám Thiệu) có mặt tại cầu Lăng Ông để quan sát. Sau khi nhìn bầy sâu, ông Ngô Khắc Kỉnh lắc đầu rồi nói với mọi người “vận nước hết rồi!” Quay qua Đại Tá Tự ông nói đại tá giúp giải quyết việc này. Cứ 6 giờ di chuyển đến 18 giờ gom lại từng cụm, sâu màu xanh di chuyển về núi Cà Đú hướng đến làng Tri Thủy, khu Đầm Nại, đi đến đâu phá hoại mùa màng đến đó. Đại Tá Trần Văn Tự, chỉ thị Ty Nông Nghiệp mang thuốc rầy xịt nhưng không hiệu quả. Sau đó Thiếu Tá Bùi Sơn Hải, Tham Mưu Phó Tiếp Vận Tiểu Khu đem dầu gazoil đốt nhưng chỉ chết một ít. Cuối cùng phải nhờ Không Quân ở phi trường Thành Sơn dùng dầu cặn rải đốt, sâu chết rất nhiều, hết đốt sâu tiếp tục bò đi. Qua ba ngày đêm tự nhiên biến mất. Ông Năm Tôn, anh rể ông Tám Thiệu lo sợ mời thầy về làm lễ cầu an nơi nhà thờ tổ đường ông Tám Thiệu.

Hai sự kiện trên xảy ra trên quê hương của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Lúc bấy giờ báo chí phổ biến nhiều người biết. Phải chăng đây là điềm báo trước sự sụp đổ của chế độ. Sự chết chóc về sau của dân chúng hướng về biển cả đi tìm tự do. Dân chúng miền Nam nghe tin này hoang mang vô cùng.

3.3. Máy bay hãng hàng không Việt Nam bị không tặc Việt cộng cho nổ rớt trên không phận Phan Rang:

Vào lúc 14 giờ 12 ngày 15/9/1974, chiếc máy bay Boeing 727-121C-XV-NJC mang tên Phượng Hoàng của hãng hàng không Việt Nam chở khách từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Khi vào không phận Phan Rang, máy bay bị không tặc Việt cộng cho nổ và rớt ngoài vòng đai phi trường Thành Sơn, Trung Tá Nguyễn Thanh Lịch (quê Bến Tranh, Mỹ Tho) làm phi công chính cùng 75 hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn. Đây là sự kiện đáng buồn đã xảy ra nơi địa phận Quận Bửu Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

4. Phan Rang tử thủ và thất thủ:

Đêm 31/3/1975 sang ngày 01/4/1975 là đêm – ngày kinh hoàng nhất tại thị xã Phan Rang. Thị xã Phan Rang hẹp, chỉ có đại lộ Thống Nhất nối với quốc lộ 1A từ Bắc vào và trong Nam ra, chạy qua giữa thị xã. Tại Khu Tam Giác là Ngã Tư đường nối từ Đà Lạt xuống theo quốc lộ 27 và đường xuống biển Ninh Chử cắt với Quốc Lộ 1A.

Vào những ngày cuối Tháng Ba, 1975, trên quốc lộ 1A có rất nhiều xe cộ từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Đình rồi Nha Trang… xuôi Nam. Đủ loại xe cộ chất đầy đồ đạc. Các ông bà già, phụ nữ, trẻ con cùng binh sĩ rã ngũ và công chức bỏ nhiệm sở. Đoàn xe nối đuôi nhau chạy qua thành phố Phan Rang, gây ra cảnh kẹt xe kéo dài, rất ngột ngạt bởi khói xe, hơi người,… hòa cùng cái nắng như Rang của xứ Phan này.

Ngày 02/4/1975, cộng quân đã quận lỵ Khánh Dương rồi xuôi theo đèo Phượng Hoàng tiến xuống Ninh Hòa, thheo đường số 21, tiến xuống giải phóng thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh.

Tuy nhiên, khi cộng quân tiến vào Du Long của tỉnh Ninh Thuận thì bị cầm chân tại đây đến 14 ngày sau mới chiếm được thị xã Phan Rang khi các lực lượng của VNCH rút đi về tử thủ ở Xuân Lộc. Trong quảng thời gian tử thủ ở Phan Rang, đặc biệt ở vòng tuyến Du Long, cộng quân đã bị thiệt hại nặng nề khi vấp phải lực lượng sau:

Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh tình nguyện làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III và Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang. Bộ Chỉ Huy đóng trong phi trường Thành Sơn.Lực lượng thuộc quyền Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh mặt trận Phan Rang gồm có:

– Sư Đoàn 6 Không Quân, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang làm Tư Lệnh. Sư Đoàn gồm có 3 Phi Đoàn A-37: 524, 534, 548, 1 Phi Đội A-1, 2 Phi Đội tản thương 259B và 259C, 2 Phi Đoàn trực thăng 229 và 235.
– Lữ Đoàn 3 Dù, Trung Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng gồm có Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và Tiểu Đoàn 5 rút về Saigon ngày 13/4/1975 và thay thế bằng Liên Đoàn 3/BĐQ.
– Lữ Đoàn 2 Dù (do Đại Tá Nguyên Thu Lương, Lữ Đoàn Trưởng ra thay) gồm 3 Tiểu Đoàn 3, 7 và 11. 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh, các Đại Đội Trinh Sát Công Binh, Quân Y, Truyền Tin, yểm trợ tiếp vận.
– Trung Đoàn 4, 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt làm tư lệnh.
– Liên Đoàn 3 BĐQ với 3 Tiểu Đoàn 31, 36 và 52 do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, liên đoàn trưởng.
– Tiểu Khu Ninh Thuận với các Chiến Đoàn, Tiểu Đoàn ĐPQ, các Đại Đội biệt lập, NQ Pháo Binh Diện Địa, Chi Đội Cơ Giới Nhân Dân Tự Vệ và Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia do Đại Tá Trần Văn Tự, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng chỉ huy. Đến ngày 9/4/1975, do Đại Tá Trương Đăng Liêm thay thế.
– Lực lượng Hải Quân gồm có: Duyên Đoàn 27 Hải Quân tại Ninh Chử, 2 khu trục hạm, 1 giang pháo hạm, 1 hải vận hạm và một số tàu yểm trợ.

Tại Du Long phía Bắc thị xã Phan Rang, vào ngày 08/4/1975 Tiểu Đoàn 11 Biệt cách dù đã bắt sống 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần của cộng quân cùng một số quân lính Việt cộng tại đây. Ngoài sự đánh trả cộng quân một cách quyết liệt của các binh chủng trên thì điều cần phải được ca ngợi đó là tinh thần chiến đấu anh dũng của lực lượng Địa phương quân do Thiếu tá Trần Văn Kia cùng với người thượng ở làng Bà Râu, Suối Đá, Kiền Kiền,… đã góp phần tiêu diệt, ghìm chân cộng quân suốt nửa tháng trời.

Phan Rang, Ninh Thuận là cái nôi Diệt cộng – chống cộng, là vùng đất địa linh nhân kiệt ở Phương Nam. Vì vậy cho nên tà quyền cộng sản luôn tìm mọi cách trù ếm, trấn yểm và trù dập nơi đây hòng triệt tiêu địa linh – nhân kiệt ở vùng đất này./.

Tran Hung.

Bài Khác

Leave a Comment