\’Thị trưởng trọn đời\’ dựng bảo tàng cẩm thạch ở California
Anne Burke-BBC
Khoảng 30 năm trước, Jacques-André Istel quay sang vợ, Felicia Lee, và nói: \”Chúng mình sẽ ở giữa sa mạc và suy nghĩ xem sẽ làm việc gì.\”
Đó không phải là một lời đề xuất hấp dẫn gì, nhưng khi đó Lee đã quá quen với những kế hoạch khinh suất của chồng.
Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới
Bộ tộc \’Hoa Nhân\’ đội vòng kết hoa Ả Rập Xê-út
Thứ \’nước thần\’ giải say rượu ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nơi khỉ ho cò gáy
Vào năm 1971, trong một hành động cực kỳ liều lĩnh với bản thân và người vợ sắp cưới của mình khi đó, Istel đã đưa hai vợ chồng ông bay vòng quanh thế giới trong một chiếc máy bay nhỏ, hai động cơ vốn còn lâu mới ngầu bằng một chiếc xe Chevrolet.
Trước đó, ông đã dành tâm sức để thuyết phục mọi người nhảy ra khỏi máy bay: vào những năm 1950, sau khi trở về nhà từ Chiến tranh Triều Tiên, nơi ông phục vụ trong lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ, Istel đã phát minh ra thiết bị và kỹ thuật nhảy dù để giúp cho những người bình thường có thể nhảy ra khỏi máy bay ở độ cao 2.500 bộ và hạ cánh như thể rơi xuống từ kệ sách cao có 4 bộ.
Chẳng lâu sau, hàng ngàn người Mỹ đã thích thú với con sốt trò chơi mới: dù lượn.
Lee là phóng viên của tờ Sports Illustrated – bà đã gặp ông Istel, vào lúc đó được biết đến như là \’cha đẻ môn nhảy dù thể thao Mỹ\’, trong một cuộc phỏng vấn cho một bài viết trên tạp chí. Bản thân bà cũng có máu phiêu lưu. \”Nếu tôi nói với bà ấy là ngày ai chúng ta sẽ đi sao Hỏa, bà ấy sẽ nói là \’Cần thu xếp hành trang gì?\’ Istel nói.
Và thế là vào những năm 1980, hai vợ chồng họ chuyển đến phía đông nam xa xôi của bang California, nằm cách Yuma, bang Arizona khoảng một vài dặm từ xa lộ liên bang số 8 đi vào.
Ở chỗ đó, Istel đã mua được một mảnh đất rộng 2.600 mẫu từ mấy chục năm trước đó.
Diên vĩ, hương thơm hiếm nhất thế giới
Làng nổi trên Biển Hồ ở Campuchia
Thú ăn đêm không thể bỏ qua ở Đài Loan
Bên cạnh tầng ngậm nước tốt, mảnh đất nằm trên sa mạc Sonora này không có gì hay để mà chào mời cả. Nhưng \’chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi yêu nơi này – sự yên bình, xinh đẹp,\’ Istel nói.
Xung quanh không có gì nhiều ngoài một bãi đậu xe cho xe RV (nhà ở lưu động dùng để đi du lịch) và những đụn cát cao không ngờ, nơi ẩn dật ngoài sa mạc của hai vợ chồng ở một nơi gần như là khỉ ho cò gáy.
Do đó cũng không có gì lạ, ít nhất là trong trí tưởng tượng cuồng nhiệt của Istel, khi ông ấy muốn làm cho nơi này trở nên sầm uất hơn.
Vào năm 1985, nhà tiên phong môn nhảy dù sinh ra ở Pháp này đã vận động Hội đồng Các giám sát viên Hạt Imperial tuyên bố một điểm trong khu đất của ông là \’Trung tâm Thế giới Chính thức\’ (có lẽ là quá táo bạo nhưng không phải là không chính xác bởi vì bất cứ nơi nào trên bề mặt Trái Đất cũng có thể là trung tâm).
Tượng đài vĩnh cửu
Một địa điểm có tầm quan trọng như thế cần phải có một thị trấn riêng.
Vào năm sau, Istel sáng lập thị trấn Felicity mà giờ đây có 15 cư dân và biển chỉ đường cao tốc riêng.
Không gặp bất cứ chống đối nào, Istel được bầu làm thị trưởng trong cùng năm – và rõ ràng sẽ là thị trưởng suốt đời.
Nhưng nhiêu đó chưa phải là xong với cõi Bồng lai trên sa mạc của ông. Ông có ý tưởng dựng một tượng đài bằng đá granite trên đó có khắc những chữ vinh danh những con người và địa danh quan trọng trong cuộc đời ông – những đồng đội nhảy dù, những ngôi trường ông đã học (Đại học Princeton University ở New Jersey), và gia đình ông, vốn đã chạy khỏi nước Pháp đến định cư ở New York trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Thị trấn Pháp nơi người ta thả chai rượu xuống biển
Để trở thành công dân danh dự của Newfoundland, Canada
Schengen, ngôi làng nhỏ và tấm thị thực đi khắp châu Âu
Cha ông, ông André, từng là cố vấn của tướng Charles de Gaulle, và mẹ ông, bà Yvonne, là một chí nguyện viên thời chiến.
Nhưng Istel không muốn làm tượng đài cho có. Nó phải tráng lệ và, quan trọng hơn, nó phải là một công trình tồn tại thật lâu dài trong tương lai.
Ông thuê các kiến trúc sư cấu trúc và họ đã nghĩ ra thiết kế về một tam giác dài bằng đá granite mà có thể tồn tại đến 6.000 năm – \’chưa đến mức đến khi Trái Đất nổ tung\’, Istel nói.
Tượng đài tam giác này được dựng lên vào năm 1991, nó dài 100 bộ, cao 4,5 bộ và trên mặt có 60 phiến đá granite đỏ được mài bóng. Độ bền của công trình là nhờ vào phần lõi bên trong: xi măng gia cố bằng thép đánh chìm vào trong rãnh sâu 3 bộ.
Istel sau đó quyết định rằng ông sẽ xây thêm một tượng đài khác để vinh danh những lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã chiến đấu và hy sinh trong Chiến tranh Triều Tiên.
Sau đó, lại có tiếp một tượng đài thứ ba, thứ tư và thứ năm.
Ngày nay, 20 tượng đài bằng đá granite, được sắp xếp ở những góc nghệ thuật trên khắp sa mạc, gộp chung lại làm thành Bảo tàng Lịch sử bằng đá Granite – một kiểu như ngân hàng kiến thức ngoài trời cho mọi lứa tuổi.
Một du khách đã viết trên trang du lịch TripAdvisor như thế này: bảo tàng này là nơi \’người Hỏa tinh sau này sẽ đến tìm hiểu về nhân loại\’.
Kiến thức bách khoa
Istel đã khắc lên những tam giác bằng đá với những kết tinh cô đọng về phần lớn những gì chúng ta biết về thế giới, từ vụ nổ Big Bang cho đến cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Du khách – có hàng ngàn người đến thăm mỗi năm – có thể tìm hiểu về Hindu giáo, vụ phun trào Vesuvius, bộ tộc Zapotecs ở miền trung Mexico, Phật giáo, Chúa Giê-su ra đời, Atilla chúa tể người Hun, tiên đề Pythagore, hành vi của hải ly, triết học Hy Lạp, diễn văn Gettysburg, đổ bộ lên Mặt Trăng và những vụ khủng bố trong thời hiện đại.
Mặc dù xuất thân từ trường đại học danh giá, Istel tin tưởng mạnh mẽ rằng những kiến thức tự học \’có lẽ là phương thức giáo dục tốt nhất\’. Ý tưởng đằng sau những dòng mô tả lịch sử ngắn gọn này là chỉ cung cấp vừa đủ thông tin để kích thích sự tìm hiểu của người đọc. Phần lớn các chủ đề, thậm chí cả vấn đề lớn – tối đa chỉ được miêu tả trong vài trăm chữ.
Ethiopia, nơi con người lần đầu biết đến cà phê
Quốc gia mới ra đời từ một trò đùa
Thú vui lấy ráy tai thư giãn ở Thành Đô, TQ
Bà Lee đảm đương phần lớn các việc nghiên cứu và dựa trên những nhà xuất bản danh tiếng như Oxford, Britannica và Larousse. Istel viết phần nội dung, sau đó ông và Lee xem đi xem lại từng câu chữ trước khi chốt lại bản cuối cùng. Một bài viết có tựa đề \’Thời đại thú vị\’ phải trải qua 59 bản nháp. Một khi nội dung đã sẵn sàng, các thợ khắc chữ chuyên nghiệp bắt đầu làm việc, thường là họ làm việc cật lực dưới ánh đèn dưới bầu trời đêm để tránh cái nóng tàn bạo của sa mạc.
Đi cùng với nội dung, các thợ khắc cũng khắc những hình ảnh minh họa lên những phiến đá cứng.
Bảo tàng không thể trình bày tất cả mọi thứ, cho nên \’anh phải chọn lựa những chủ đề hấp dẫn,\’ Istel nói.
Ông thường gộp những nội dung liên quan dưới một chủ đề.
Bộ quy tắc Hammurabi và Mười Điều Răn cùng nằm trong mục \’Những Quan niệm đầu tiên về luật pháp\’. Quan niệm của nước Mỹ về \’Vận mệnh Hiển nhiên\’ (ý nói về công cuộc mở mang lãnh thổ của người Mỹ) được trình bày trên một phiến đá có chủ đề \’Khai phá và Mở rộng\’ cùng với những chuyến thám hiểm của Meriwether Lewis và William Clark.
Một số chủ đề bản thân Istel có sự quan tâm đặc biệt – nhảy dù được dành cho rất nhiều đất – trong khi các chủ đề khác là sự gợi ý của người khác. Bà Lee đã nảy ra ý tưởng trình bày về chủ đề \’Những huy hiệu của nước Mỹ\’.
Trào phúng và không ăn nhập
Một số nội dung miêu tả mang tính trào phúng.
Chẳng hạn như vào năm 1809, Tổng thống Mỹ James Madison đề xuất thành lập vị trí Bộ trưởng Bia. Hamburger chiếm gần 60% tổng số tất cả các bánh kẹp thịt được tiêu thụ. Con gấu xám trên lá cờ tiểu bang có tên là \’Cộng hòa Gấu\’ của tiểu bang California \’trông giống lợn hơn là gấu\’. Một chàng cao bồi Viễn Tây điển hình \’thường cách quán bar hay người phụ nữ gần nhất hàng trăm dặm\’. Nút tắt âm của TV mà Istel xem là \’một trong những phát minh vĩ đại nhất thế giới\’ cũng được đề cập đến.
Gặp \’người Samari nhân lành\’ của Kinh Thánh
Những nữ chiến binh Amazon không biết sợ
Hong Kong, nơi Đông – Tây hội ngộ
Istel hướng đến sự khách quan và là một người khá khắt khe về tính chính xác. Nhưng do ngay cả một số nguồn khả tín nhất cũng còn không đồng ý về một số điểm, đó là một thách thức khó khăn. \”Câu trả lời là: anh phải làm tốt nhất trong khả năng của mình,\” Istel nói.
Mùa hoạt động chính thức của bảo tàng là vào những tháng mát mẻ. Từ sau Lễ Tạ Ơn (ngày thứ Năm thứ tư của tháng 11) cho đến hết tháng Ba, du khách có thể tham gia vào những tua tham quan 15 phút do một vị giáo sư tình nguyện hướng dẫn, xem một đoạn băng ngắn về bảo tàng và ăn cái gì đấy tại nhà hàng nhỏ.
Vào những ngày còn lại trong năm, bảo tàng cũng mở cửa nhưng chỉ dành cho những du khách tự đi không có hướng dẫn.
Mảnh đất của Istel cũng được điểm xuyết bằng những tác phẩm nghệ thuật dường như chẳng ăn nhập với thứ gì cả nhưng lại tạo ra sự vui nhộn.
Một đoạn dài 25 bộ của chiếc cầu thang gốc hình xoắn ốc của Tháp Eiffel vươn lên không ăn nhập gì vào bầu trời sa mạc. Một bản sao điêu khắc bằng đồng của \’Cánh tay Thượng đế\’ của họa sỹ Michelangelo, được lấy ra từ bức vẽ trên trần của Nhà nguyện Chapel ở Vatican, làm thành một chiếc đồng hồ mặt trời.
Ngoài ra cũng có một kim tự tháp rỗng bằng đá granite hồng cao 21 bộ mà bên trong có một tấm bảng kim loại đánh dấu điểm trung tâm thế giới.
Với mức phí là 2 đô la ngoài mức vé vào cửa bảo tàng thông thường là 3 đô la một người, du khách sẽ được cấp giấy chứng nhận là đã đứng ở ngay điểm trung tâm thế giới.
Vẫn tiếp tục được mở rộng
Thành phần cao nhất và ấn tượng nhất ở khu bảo tàng này là một nhà nguyện nhỏ màu trắng tọa lạc trên một ngọn đồi cao 35 bộ rất nên thơ.
Istel không phải là người thật sự tin vào tôn giáo, nhưng ông nghĩ rằng đặt vào đấy một nhà nguyện là phù hợp không vì lý do nào khác hơn là \’để giữ cho chúng ta cư xử cho đúng đắn.\’
Istel và Lee sống bên cạnh bảo tàng trong một ngôi nhà dễ thương, tràn ngập ánh sáng với những chiếc cửa sổ lớn nhìn ra những ngọn núi màu sô cô la.
Trong nhà có một thư viện chất đầy những quyển sách bọc da và một cây đàn dương cầm để cho bà Lee chơi. Istel mời khách những thức uống sủi bọt – rượu nếu họ thích – trong những chiếc cốc pha lê.
Istel lên kế hoạch cho bảo tàng và tất cả những thứ xung quanh. Tuy nhiên, khi giờ đây ông đã gần 90 – ông không có kế hoạch hoạt động chậm lại.
Bảo tàng này còn lâu mới hoàn tất. Hàng chục những phiến đá granite còn trống đang chờ đợi nội dung và hình ảnh minh họa. Ngoài ra cũng có một biển chỉ đường cao tốc sẽ được dựng lên và công việc không bao giờ ngừng nghỉ là theo dõi hết những nhận xét trên mạng. Istel phản hồi từng lời nhận xét – thậm chí những nhận xét hẹp hòi nhất – với sự lịch thiệp không bao giờ cạn.
Nếu cư dân của các hành tinh khác một ngày nào đó thật sự đến thăm bảo tàng, Istel cũng không có gì là quá ngạc nhiên.
Ông tin rằng một ngày nào đó con người sẽ lên sinh sống trên những hành tinh khác và cuối cùng là các vì sao, do đó không phải là không có khả năng một lúc nào đó họ sẽ về lại Trái Đất.
Một phiến đá granite có khắc một dấu hỏi lớn bên cạnh dòng chữ sau:
\”Cầu mong cho những hậu duệ nhiều đời sau, có lẽ đang ở rất xa Trái Đất, hãy nhìn nhận lịch sử chung của chúng ta với sự hiểu biết và thiện ý.\”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.