Diễn tiến ngày 30 tháng 4 năm 2975 tại Dinh Độc Lập

Diễn tiến ngày 30 tháng 4 năm 2975 tại Dinh Độc Lập

\"\"/

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) – Vào ngày 30-4-1975, từ tờ mờ sáng tại các nơi chung quanh Sài Gòn và Biên Hòa, một số đơn vị VNCH: Sư đoàn 5 Bộ binh, Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân… Tại mặt trận vòng đai thành phố Sài Gòn, Quân nhân VNCH, vẫn còn nhiều người kiên cường ở lại, từ tướng lãnh đến sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ của nhiều đơn vị, giữ vững tay súng, can trường tử chiến với Cộng quân trong giờ phút bi hùng của lịch sử. Từ lúc bình minh, thiếu tướng Lâm Văn Phát là Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh, ông liền gọi điện thoại liên lạc với chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần là sĩ quan cao cấp nhất của Không quân lúc đó. Tướng Phát yêu cầu tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngã tư Bảy Hiền đến Hóc Môn.
Từ nửa đêm đến trưa ngày 30-4-1975, các cửa ngõ đi vào thủ đô Sài Gòn, Quân đội Quốc gia, những người lính: Nhảy Dù, Biệt cách Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân, Thiết giáp, Sư đoàn Bộ binh… đã can trường đánh trận cuối cùng rất quyết liệt trước giờ kết thúc bi hùng cuộc chiến. Quân đội VNCH đã gây cho Cộng quân thiệt hại nặng nề: 32 chiến xa và 30 quân xa bị bắn cháy. Cả 1,000 Cộng quân đã đền tội tại trận, khi đánh chiếm Sài Gòn.
Vòng đai bộ Tổng tham mưu, vào sáng ngày 30 tháng 4, Chiến đoàn Biệt cách Nhảy Dù phòng ngự. Chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù là thiếu tá Phạm Châu Tài, đã điều quân chận địch từ 8 giờ sáng. Biệt cách Nhảy Dù đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và đang xung trận cố đánh bật địch ra khỏi trận địa thì nghe tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vào buổi trưa. Trong lúc Biệt cách Nhảy Dù đang hỗn chiến lại nghe thông báo Quân lực VNCH ngưng chiến, thiếu tá Tài tức tối xin liên lạc trực tiếp với tổng thống Minh. Tổng thống Minh nói: 
– Các em chuẩn bị bàn giao đi!
Thiếu tá Tài ngạc nhiên và sửng sốt: 
– Bàn giao là như thế nào thưa “Tổng thống”, như vậy có nghĩa là đầu hàng phải không?! 
– Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng của họ đang tiến vào Dinh Độc Lập.
– Nếu xe tăng của Cộng quân tiến vào Dinh Độc Lập, Biệt cách Nhảy Dù chúng tôi sẽ đến cứu “Tổng thống”. “Tổng thống” phải chịu trách nhiệm trước 2000 cảm tử quân đang tử chiến để đánh bật Cộng quân đang tiến chiếm xung quanh vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. 
Tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh trả lời: 
– Tùy các anh em.
Hỡi ôi! Quân lực VNCH can trường là thế đấy nhưng miền Nam lại thiếu phương tiện để chiến đấu mà đành đoạn ngậm ngùi kết thúc cuộc chiến đầy bi hùng và tức tối?!
Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng Cộng quân mang số 390 do Vũ Đăng Toàn là chính trị viên đại đội, đã chỉ huy xe tăng húc sập cổng chính Dinh Độc Lập. 

\"\"/

Toàn kể rằng: “Tôi thấy anh Bùi Quang Thận là đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe tăng số 843, cầm cờ chạy vào Dinh để cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Khi chúng tôi vừa vào tầng 1 của Dinh đã gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh đang bàn bạc với tổng thống Dương Văn Minh. Lúc đấy, tôi thấy ông Hạnh mặc quân phục, đội mũ hơi lệch, đeo quân hàm chuẩn tướng. Anh Bùi Quang Thận xông vào Dinh Độc Lập thì anh lao đầu vào cửa kính, bị ngã bật ra phía sau, có lẽ do ở ngoài Bắc Việt không có loại kính trong suốt này. Sau đó, khi được Đại tá Chiêm của VNCH mời vào dinh, anh Thận cũng không dám leo lên thang máy. Anh Bùi Quang Thận nhìn thang máy giống như cái hòm biết chuyển động, anh lo ngại lỡ bước vào đấy nó nhốt mình luôn thì biết bao giờ mới ra được! Sau khi nghe ông Đại tá giải thích, anh Thận bắt ông Đại tá vào trước, anh vào sau!” 
Trời ơi! Kẻ ăn lông ở lỗ mà đi “giải phóng” nơi đã có đời sống văn minh?! Thật là: 
Buồn thay, man sợ đảo điên
“Lọc lừa giải phóng” ngửa nghiêng nước nhà
Khi toán Cộng quân vào trong Dinh Độc Lập, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng” các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa để chờ cấp chỉ huy của Việt cộng đến, còn Bùi Quang Thận thì cố tranh cắm “Cờ giải phóng” trước tiên trên nóc Dinh Độc Lập. 

\"\"/

Liền sau đấy, có một toán Cộng quân khác do viên sĩ quan Bắc Việt là trung tá Bùi Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, khi Tùng vào dinh Độc Lập, tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh thấy viên sĩ quan Cộng quân đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Bắc Việt nên ông Minh tưởng Tùng là tướng lãnh cao cấp của Cộng quân, liền nói: “Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.” 
Viên sĩ quan Bắc Việt này lại dùng từ \”mày tao\”, điệu bộ rất hách dịch: “Mày dám nói trao quyền hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và đứa bù nhìn. Mày có quyền gì để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây. Ngoài ra, tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ, tao cấm mày không được ngồi xuống!” 
Nhóm Bùi Tùng loay hoay soạn thảo bản văn để buộc ông Minh đọc kêu gọi Quân đội VNCH đầu hàng. Liền sau đấy, trung đoàn phó trung đoàn 66 Cộng sản Bắc Việt là đại úy Phạm Xuân Thệ và một số sĩ quan Cộng quân lao chiếc xe Jeep thẳng vào sân Dinh Dộc Lập. Thệ và một số cán bộ, Bộ đội áp giải ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep đến Đài phát thanh Sài Gòn. Ông Dương Văn Minh bị buộc phải đọc bản văn do Việt cộng đã viết sẵn: 
“Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.” 
Riêng cựu Tổng thống VNCH Trần Văn Hương không đành đoạn bỏ nước ra đi! Trong ngày 29 tháng 4 năm 1975, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người Việt tỵ nạn, Đại sứ Martin đã đến gặp cụ Trần Văn Hương là cựu Tổng Thống VNCH, tại Phủ Phó Tổng thống lần chót, cùng đến đấy còn có một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp, Đại sứ Martin nói: “Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm, nhân danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng thống rời khỏi nước Việt Nam. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm đời sống của Ngài xứng đáng với cương vị một cựu Tổng thống cho đến ngày Ngài qua đời.” Cụ Hương điềm tĩnh, từ tốn và thẳng thắn: “Thưa Ngài Đại Sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Cuộc diện ra nông nỗi này, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát là ở lại nước tôi. Tôi cũng biết rằng Cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhằn sẽ trút lên đầu dân chúng miền Nam Việt Nam. Tôi là người đã từng lãnh đạo đồng bào tôi, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào về nỗi đau thương tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.”Khi nghe câu: “Les États Unis ont aussi leur part de responsibilités” (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), Đại Sứ Martin giựt mình nhìn trân trân Cụ Hương.
Đến ngày 8-3-2015, Đài RFA đã phổ biến bài viết: “Hồi Ức 30/4 của người Việt tại Đông Âu” nếu ai copy tên của bài viết này rồi click vào Google sẽ xem và nghe đầy đủ. Bài viết này của nhà báo Bắc Việt là Trần Quang Thành từng có mặt với Trần Văn Trà và Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập ngày 1 tháng 5 năm 1975. Trong bài viết này, ông Thành viết: “…Nhìn lại 40 năm cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước nhưng thực tế nó lại là một cuộc chiến về ý thức hệ của những người Cộng sản lừa dối nhân dân ta, thực tế nó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới. Họ kích động tinh thần dân tộc của người dân miền Bắc là: Miền Bắc là tiền đồn phía Đông Nam Á của phe Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực chất bây giờ chúng ta mới hiểu đây là một cuộc chiến của những người Cộng sản Việt Nam tay sai cho 2 nước Cộng sản là Nga sô và Trung cộng để mà thực hiện ý thức hệ Cộng sản bành trướng trên toàn thế giới chứ không phải là một cuộc chiến tranh vệ quốc như họ từng tuyên truyền là chống Mỹ xâm lược. Tôi thấy đó là một sự lừa dối và phản bội.” Thật vậy, ý kiến của Trần Quang Thành đúng như lời tuyên bố của tổng bí thư Lê Duẩn: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên xô và Trung quốc!” 
24-4-2019 

\"\"/

Nguyễn Lộc Yêndanlambaovn.blogspot.com

Bài Liên Quan

Leave a Comment