Những diễn biến chính của Cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989

Những diễn biến chính của Cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989

\"Người
Image captionNgười biểu tình ngồi trước mặt các binh lính canh gác ở đại lộ Tràng An hôm 1/6/1989

Điều gì đã khiến xảy ra vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989?

Ngày 15 tháng 4, 1989, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang đã qua đời vì một cơn đau tim. Được biết đến là một nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách dân chủ, một số lượng lớn người dân Bắc Kinh và sinh viên đại học đã tổ chức một lễ tang lớn cho ông.

Từ tang lễ đó, hàng trăm ngàn sinh viên và người dân đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn để biểu tình thúc đẩy cải cách dân chủ.

Chính xác thì những gì đã xảy ra vào mùa xuân 30 năm trước? Làm thế nào mà cái chết của Hồ Diệu Bang lại dần dần trở thành một phong trào biểu tình đòi tự do dân chủ kết thúc một cách đẫm máu?

Đây là những diễn biến chính của Phong trào Sinh viên năm 1989 sau được biết đến nhiều hơn với tên Cuộc Thảm sát Thiên An Môn.

Diễn biến nổi bật của Phong trào Sinh viên năm 1989

Hồ Diệu Bang qua đời

Ngày 15 Tháng Tư

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Hồ Diệu Bang, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc, qua đời ở tuổi 73 vì bệnh tim. Nhiều sinh viên đại học bắt đầu tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ lòng thương tiếc và sự không hài lòng trước tốc độ cải cách chậm chạp của Trung Quốc.

Hồ Diệu Bang, được coi là một nhà cải cách trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, được giới trí thức và sinh viên quý trọng, nhưng ông đã bị buộc phải từ chức năm 1987.

Các cuộc biểu tình lan rộng

Từ 17 đến 21 Tháng Tư

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Số người tập trung tại Bắc Kinh đã tăng lên hàng ngàn vào ngày 17/4. Sinh viên từ Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân ngồi trước Đại lễ đường Nhân dân. Họ ở đó để đệ trình kiến nghị lên chính phủ để yêu cầu đánh giá lại ông Hồ Diệu Bang và thúc giục chính phủ đẩy nhanh tiến độ cải cách dân chủ. Các cuộc biểu tình dần lan sang các thành phố khác trên cả nước.

Đến ngày 19/4, một cuộc biểu tình ngồi xuống được tổ chức trước Tân Hoa Môn, cổng chính của trụ sở chính phủ trung ương.

Lễ tang Hồ Diệu Bang

Ngày 22 Tháng Tư

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Bắc Kinh tổ chức một lễ tang cấp nhà nước cho Hồ Diệu Bang. Các sinh viên vượt qua hàng rào phong tỏa Quảng trường Thiên An Môn, cố gắng đệ đơn kiến nghị và yêu cầu một cuộc họp với Lý Bằng, thủ tướng khi đó của Trung Quốc, nhưng bị từ chối.

Các cuộc biểu tình lớn cũng nổ ra ở Tây An và thành phố Trường Sa, ở Hồ Nam trước khi chuyển thành bạo loạn.

Thành lập Hội Sinh viên

Ngày 23 Tháng Tư

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Sinh viên từ hơn 20 trường đại học ở Bắc Kinh tuyên bố thành lập một hiệp hội sinh viên tạm thời, bắt đầu một cuộc đình công vô thời hạn chống lại sự kiểm soát tin tức của chính phủ.

Bài xã luận gay gắt

Ngày 26 Tháng Tư

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀNHẬT BÁO NHÂN DÂN

Tờ báo nhà nước, Nhân dân Nhật báo, xuất bản một bài xã luận có tựa đề \’Sự cần thiết cho một lập trường rõ ràng chống lại tình trạng hỗn loạn\’, cáo buộc \”Có rất ít người có động cơ thầm kín\” đang lợi dụng sinh viên để gây hỗn loạn.

Bài xã luận đã gọi phong trào của sinh viên là \”sự hỗn loạn \” và \”một âm mưu có kế hoạch\”. Bài xã luận khiến những người biểu tình tức giận và càng thêm nhiều người tham gia vào các cuộc biểu tình.

Sinh viên yêu cầu đối thoại

Từ ngày 27 đến 29 Tháng Tư

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Hội Sinh viên đưa ra \”ba yêu cầu\” và \”bảy cuộc đối thoại\” yêu cầu các nhà chức trách \”công khai thừa nhận hội sinh viên là một tổ chức hợp pháp\” và \”rút lại bài xã luận ngày 26 Tháng 4\”.

Yuan Mu, khi đó là Phát ngôn viên của Hội đồng Nhà nước và một số quan chức chính phủ khác đã tổ chức một cuộc đối thoại mở với 45 sinh viên từ 16 trường đại học ở Bắc Kinh, nhưng lãnh đạo sinh viên Vương Đan (Wang Dan) và Ngô Nhĩ Khai Hy tuyên bố rằng không công nhận cuộc đối thoại đó.

Bài phát biểu hòa giải của Tổng bí thư

Ngày 3 và 4 Tháng Năm

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Thêm nhiều sinh viên tham gia các cuộc biểu tình trước lễ kỷ niệm 70 năm của Phong trào Ngũ Tứ (phong trào sinh viên kháng nghị Hòa ước Versailles và 21 điều của Nhật Bản vào 4/5/1919). Triệu Tử Dương, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó được coi là một nhà cải cách cải mở, ủng hộ đối thoại với sinh viên.

Ông đã có hai bài phát biểu bày tỏ sự cảm thông với sinh viên, nói rằng nó \”hợp lý\” khi sinh viên quan tâm đến vấn đề tham nhũng.

Các sinh viên đại học đã diễu hành đến quảng trường Thiên An Môn vào thứ Năm để công bố \”Bản Tuyên ngôn Ngũ Tứ Mới\”, kêu gọi thực thi dân chủ. Ngoài Bắc Kinh, sinh viên ở Thượng Hải, Nam Kinh và Quảng Châu cũng xuống đường, kêu gọi chính phủ nói chuyện với sinh viên.

Tuyệt thực

Ngày 13 Tháng Năm

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Mặc dù tình hình đã dịu bớt, một số nhà lãnh đạo sinh viên có ảnh hưởng vẫn kêu gọi các hành động cực đoan hơn để tiếp tục các cuộc biểu tình.

Hàng trăm sinh viên, do lãnh đạo sinh viên Sài Linh (Chai Linhg) dẫn đầu, bắt đầu một cuộc tuyệt thực vô thời hạn tại Quảng trường Thiên An Môn chỉ hai ngày trước chuyến thăm của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tới Trung Quốc.

Một chuyến thăm xấu hổ

Ngày 15 và 16 Tháng Năm

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Mikhail Gorbachev đến Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh Xô-Trung đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ xung đột giữa hai nước. Chuyến thăm của ông dự kiến chính thức chấm dứt sự thù địch kéo dài ba thập kỷ. Nhưng vì các sinh viên đang chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn nên lễ đón phải diễn ra tại sân bay Bắc Kinh. Điều này dường như là một sự xấu hổ lớn cho giới cầm quyền.

Sau cuộc họp, Triệu Tử Dương nói với truyền thông quốc tế rằng tất cả các vấn đề quan trọng ở Trung Quốc \”cần [Đặng Tiểu Bình] quyết định\”.

Thủ tướng hội đàm với lãnh đạo sinh viên

Ngày 18 Tháng năm

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Lý Bằng, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó được coi là một người cứng rắn, đã gặp Vương Đan, Ngô Nhĩ Khai Hy và các đại diện sinh viên khác trong Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 18/5. Ông Lý yêu cầu các sinh viên ngừng tuyệt thực và không tụ tập tại quảng trường.

Nhưng các sinh viên yêu cầu chính quyền phải thay đổi cách diễn đạt trong bài xã luận của Nhân dân Nhật báo và thừa nhận rằng phong trào sinh viên là một \”phong trào yêu nước dân chủ\”. Cả hai bên đã không thể đi đến một thỏa thuận.

Triệu Tử Dương gặp sinh viên

Ngày 19 Tháng Năm

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Triệu Tử Dương hứa với các sinh viên rằng \”Đảng và chính phủ sẽ không bao giờ tìm cách trả thù\” và kêu gọi sinh viên ngừng tuyệt thực vào ngày 17/5. Nhưng các sinh viên từ chối. Khi các cuộc biểu tình leo thang, Triệu Tử Dương đã đến thăm các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn và cũng kêu gọi chấm dứt tuyệt thực. Ông đi cùng với Ôn Gia Bảo, người sau này trở thành Thủ tướng Trung Quốc. \”Chúng tôi ở đây, nhưng đã quá muộn,\” ông Triệu nói với đám đông.

Đây là lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của Triệu Tử Dương.

Quân đội xuất hiện

Ngày 20 Tháng Năm

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố thiết quân luật và một lượng lớn binh sĩ đã được điều động đến Bắc Kinh. Tuy nhiên, rất đông dân chúng bao vây các xe tăng, nhiều người dựng rào chắn trên đường phố.

Căng thẳng leo thang

Ngày 24 Tháng Năm đến 1 tháng Sáu

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Các cuộc biểu tình kéo dài sang tuần tiếp theo. Sự bất đồng ngày càng tăng giữa các sinh viên về việc có nên tiếp tục chiếm lĩnh quảng trường hay nên rời đi. Chính quyền Trung Quốc đang xem xét triển khai quân sự để dẹp người biểu tình và chấm dứt tình trạng hỗn loạn ở thủ đô.

\”Tuyên ngôn tuyệt thực\”

Ngày 2 Tháng Sáu

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Giảng viên Đại học Sư phạm Bắc Kinh Lưu Hiểu Ba, ca sĩ nổi tiếng Đài Loan Hầu Đức Kiến, và hai người nổi tiếng khác tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn để ủng hộ cuộc biểu tình của sinh viên. Họ tuyên bố \”Tuyên ngôn Tuyệt thực ngày 2/6\” và sẽ kéo dài 72 giờ.

Trong lúc đó, lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản tán thành quyết định chấm dứt \”bạo loạn phản cách mạng\” bằng vũ lực.

Đêm đẫm máu

Ngày 3 Tháng Sáu

Vào buổi tối, một lượng lớn binh sĩ Quân đội Nhân dân Trung Hoa (PLA) với xe tăng và xe bọc thép bắt đầu tấn công người biểu tình. Một số quân lính nổ súng bằng đạn thật, giết chết và làm bị thương nhiều người dân không vũ trang. Một số binh lính cũng bị người biểu tình tấn công.

Sốc và tức giận

Ngày 4 Tháng Sáu

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Sau một đêm đẫm máu, Quảng trường Thiên An Môn đã được dọn sạch. Tiếng súng vẫn văng vẳng đâu đó ở Bắc Kinh cả ngày. Các cuộc biểu tình rầm rộ thể hiện sự đồng lòng với các sinh viên nổ ra ở nhiều thành phố như Hồng Kông và Ma Cao.

Cho đến nay, vẫn chưa rõ bao nhiêu người đã chết vì chính phủ Trung Quốc từ chối cung cấp tài liệu thông tin liên quan đến vụ việc.

Cuộc di tản

Ngày 13 Tháng Sáu

\"\"/
BẢN QUYỀN HÌNH ẢNH THUỘC VỀGETTY IMAGES

Chính phủ Trung Quốc công bố danh sách 21 nhà lãnh đạo sinh viên bị truy nã. Nhiều nhà lãnh đạo sinh viên phải sống lưu vong thông qua một chiến dịch giải cứu đặc biệt ở Hồng Kông, được gọi là Chiến dịch Chim Vàng.

Sau sự kiện ngày 4/6/1989, các quan chức Trung Quốc đã mô tả nó như là một \”cuộc bạo loạn phản cách mạng\” và do đó đã bắt giữ và đàn áp những người liên quan đến phong trào. Nhiều lãnh đạo sinh viên phải di tản lưu vong sang các nước phương Tây.

Sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc đối với phong trào sinh viên đã bị nhiều nước trên thế giới chỉ trích. Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ đã quyết định áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ truyền thông báo chí, không cho phép đưa tin về sự kiện này. Sách giáo khoa cũng không hề đề cập.

Bài Liên Quan

Leave a Comment